Người biết nói lời có đức xử sự có tình cả đời hưởng phúc

Người biết nói lời có đức xử sự có tình, nói năng chừng mực vui đùa đúng độ là những người có giáo dưỡng tốt, tâm tính tốt. Những người như vậy không chỉ hưởng phúc lâu dài mà còn đạt thành công lớn.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lời nói cử chủ của một người sẽ phản ánh được sự giáo dưỡng và tố chất của người đó như thế nào. Dù bề ngoài của họ có được bao bọc ra sao thì thông qua lời nói, cử chỉ những thứ từ sâu thẳm trong tâm họ vẫn sẽ bộc lộ rõ ràng. Friedrich cũng từng nói rằng: “Phán đoán một người nào đó dĩ nhiên không thể xem những tuyên bố của họ mà phải nhìn hành động của họ. Không thể nhìn họ tự xưng như thế nào mà phải xem họ làm những gì và thực tế là người như thế nào”. Người biết nói lời có đức xử sự có tình cả đời hưởng phúc, còn người biết nói năng chừng mực vui đùa đúng độ sẽ đạt thành công lớn. Muốn thành công và sống hạnh phúc lâu dài phải biết đâu là chừng mực của đối nhân xử thế.

Người biết nói năng chừng mực vui đùa đúng độ sẽ đạt thành công lớn

Cổ nhân có câu “Một lời nói tốt ấm ba đông”. Có thể nói, biểu đạt ngôn ngữ cũng là một môn nghệ thuật. Ở đời, ai cũng có lòng tự trọng và sự kiêu ngạo của riêng mình, vì thế đừng mang cá tính của mình để thử thách giới hạn của người khác. Học cách tôn trọng, khiến người khác cảm thấy thoải mái khi giao tiếp mới là tố chất tối cao của một người.

Nguoi-biet-noi-loi-co-duc-xu-su-co-tinh-ca-doi-huong-phuc-1

Hãy nhớ rằng, dù quan hệ có tốt cũng không đồng nghĩa với việc bạn nói gì cũng được. “Tức giận” không đồng nghĩa với việc trêu đùa, “tôi không cố ý” chưa bao giờ đồng nghĩa với việc “tôi không sai”, hay “tôi không có ác ý” cũng không đồng nghĩa với việc “không gây ra tổn thương”.

Khi giao tiếp hay phát ngôn hãy chịu khó đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, chịu khó suy nghĩ khi đứng trên lập trường của đối phương. Bởi nhiều khi, lời nói trách móc tưởng chừng rất bình thường nhưng lại là ngòi nổ đánh sập cảm xúc của người khác, một lời bình luận vu vơ cũng có thể gây tổn thương nặng nề. Vì thế, nếu đã không hiểu những gì người khác đã trải qua thì cũng đừng vội buông lời bình luận, phán xét.

Từ xưa đến nay, nói năng có chừng mực được xem là tu dưỡng tối cao và là biểu hiện trưởng thành của một người, thể hiện nguyên tắc và tư duy làm người của họ.

Ở đời ai cũng có chỗ khó của riêng mình, vì thế trong giao tiếp cần phải nắm bắt chừng mực, chú ý hoàn cảnh để có những lời nói chuẩn mực nhất, không gây tổn hại đến đối phương và mối quan hệ giữa cả hai. Người biết được điểm cân bằng này, sẽ làm nên chuyện lớn.

Vui đùa là chuyện bình thường và phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Nhưng mục đích của vui đùa là ở việc điều tiết không khí, nếu một người không nắm được chừng mực sẽ vô tình tổn thương đến người khác.

Marshall Rosenberg cũng từng nói rằng: “Có lẽ, chúng ta không cho rằng cách nói chuyện của mình là bạo lực, nhưng thực tế ngôn ngữ đích thị là thứ gây ra nỗi đau khổ giữa chúng ta và người khác”

Người có nhân phẩm, có du dưỡng, có đạo đức là người biết vui đùa đúng độ. Những người như vậy sẽ không bao giờ lấy khuyết điểm của người khác ra để làm trò đùa cho cuộc nói chuyện, không lấy đời tư ra làm chủ đề. Hài hước thực sự không phải là vui đùa vô tổ chức mà là ở thời điểm thích hợp dùng lời nói thích hợp để khiến bầu không khí thêm vui vẻ và dễ chịu.

Người biết vui đùa trên sự tôn trọng người khác sẽ khiến người xung quanh mát rượi như tắm gió xuân. Và việc vui đùa đúng nghĩa là khi đối phương cảm thấy buồn cười, còn nếu không buồn cười thậm chí là tức giận thì đó là vô lễ, không lịch sự.

Người biết nói lời có đức xử sự có tình cả đời hưởng phúc

Có một câu ca dao như thế này “Ai ơi xử sự lưu tình – Mai này gặp lại còn mình với ta”. Câu ca dao là bài học về cách ứng xử ở đời, muốn giữ mối quan hệ tốt lâu dài nhất định phải biết xử sự có tình người.

Cuộc đời này vốn thăng trầm bấp bênh, nên sẽ có lúc đắc ý cũng không thiếu lúc suy sụp. Thế nên, lúc đắc ý hãy nhớ đối xử tốt với người khác, những lúc suy sụp cũng hãy đối xử tốt với bản thân. Bởi ở đời có rất nhiều việc chúng ta khó lòng dự liệu được. Thế sự thay đổi, thành bại vô thường. Nên dù ở bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào đừng bao giờ nói lời quá đầy, đừng làm việc quá đáng để bản thân phải hối hận sau này.

Nguoi-biet-noi-loi-co-duc-xu-su-co-tinh-ca-doi-huong-phuc-2

Hôm nay, bạn quá đáng đáng với người khác, không kiêng mồm nể miệng thì một ngày nào đó “oan gia ngõ hẹp” ắt phải chịu bội phần ngượng ngùng và tổn thương. Nước quá trong sẽ không có cá, người mà gắt quá sẽ không có bạn. Xử dự có tình, giữ cho người khác một đường sống cũng là để lại đường lui cho chính mình.

Người biết nói lời có đức xử sự có tình cả đời hưởng phúc, bởi lời nói là thứ thể hiện trí tuệ, nhân phẩm đồng thời cũng là thứ tạo nên thành tựu tương lai cho mỗi người. Lời nói dễ chịu sẽ như chăn ấm mùa đông, khiến cho đối phương cảm thấy thiện cảm, giữ cho mối quan hệ được hòa hảo, tốt đẹp.

Cố nhân có câu “Dao kia cứa thịt còn lành được, lời ác thương người rất khó phai”, vì thế ở đời muốn giữ phúc lại cho mình, tránh những oán hận gây thù thì trước khi nói phải suy nghĩ kỹ, đừng vì nhanh mồm nhanh miệng mà không màng tới cảm nhận của người khác. Dân gian cũng có câu “Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra”, lời nói đúng mực, nói lời có đức vô cùng quan trọng. Nói nhiều không bằng nói ít, nói ít không bằng nói hay, nói hay không bằng nói có đức độ.

Người có tu dưỡng đạo đức lớn, có thể làm nên đại nghiệp, hưởng phúc phận về sau phàm là những người làm bất cứ việc gì cũng nắm rõ chừng mực. Nhân sinh ngắn ngủi, hy vọng bạn biết đúng mực trên con đường đối nhân xử thế, đừng để những thứ đơn giản như lời nói cản trở thành công của chính mình.

Xem thêm: Trẻ không nỗ lực bao nhiêu già càng khốn đốn bao nhiêu

Đọc thêm

Cuộc đời không thuận lợi là điều không ai có thể tránh khỏi, bởi nhân sinh thế sự như bàn cờ. Người trên đời đều giống như quân cờ số mệnh, gió mây thay đổi, thế sự khó đoán.

Cuộc đời không thuận lợi hãy suy ngẫm 4 câu nói này của cổ nhân
0 Bình luận

Người hai mặt là những người miệng nam mô, bụng bồ dao găm. Theo cổ nhân, những người này so với loài hổ sói còn đáng sợ hơn, cần cẩn trọng khi giao tiếp.

Cổ nhân dạy: “ So với ngồi trước mặt hổ sói thì ngồi trước người hai mặt còn đáng sợ hơn”
0 Bình luận

Tướng mạo của một người là do thiện ác bên trong tạo thành. Chính vì thế, nhìn vào tướng mạo của một người ta sẽ biết được tâm tính của người đó như thế nào.

Cổ nhân dạy 'Tâm sinh tướng' - Tướng mạo của một người đều ẩn chứa thiện ác
0 Bình luận

Tin liên quan

Trong bất kỳ mối quan hệ nào cũng không cần phải dệt gấm thêu hoa, chỉ cần 'trong lạnh tặng lửa' là đủ rồi. Gió nhẹ trời xanh thì một câu thăm hỏi, những khi sóng gió thì an ủi động viên, gặp lúc cô đơn thì bờ vai vỗ nhẹ… Cứ nhẹ nhàng, bình dị vậy thôi nhưng vô cùng ý nghĩa.

9 lời nhắn gửi của cổ nhân ngắn gọn mà sâu sắc, nghìn năm vẫn còn nguyên giá trị
0 Bình luận

Từ xưa đến nay, bất kỳ người làm cha mẹ cũng mong con cái thành tài, thành rồng hóa phượng. Kỳ thực, phúc báo của con cái đều có liên quan đến cha mẹ. Đạo đức của cha mẹ cao thượng thì đó chính là phúc phận một đời của con cái.

Cổ nhân dạy con: Đạo đức của cha mẹ là “tấm bùa hộ mệnh” tốt nhất của con cái
0 Bình luận

Kẻ nịnh bợ là kẻ chuyên rình xem ý tứ người khác ra sao rồi dùng lời để nịnh nọt lấy lòng, những kẻ như vậy nếu tránh xa được thì nên tránh xa để không rước họa vào thân.

Cổ nhân khuyên: Né kẻ nịnh bợ là tránh xa tai họa tốt nhất
0 Bình luận


Bài mới

Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 18 giờ trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Mùi áo của má – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mùi áo của má thoang thoảng mùi khói bếp, mùi nắng và cả mùi yêu thương mà cả đời này nó chẳng thể nào gọi thành tên được.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa nói: Phụ nữ có 5 bộ phận càng xấu chồng càng nhiều lộc

Nhiều người cho rằng, phụ nữ đẹp thì số sướng, chồng vinh hoa quý. Nhưng thực tế, không ít người phụ nữ sở hữu những nét tướng "xấu" lại mang đến may mắn, tài lộc cho chồng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
“Bí kíp” của Mẹ chồng– Câu chuyện nhân văn cảm động

“Bí kíp” của mẹ chồng nào có gì ngoài tình yêu, đầu tiên là yêu mình, sau đó đến yêu người. Lo cho mình sao thì lo cho người vậy.

Vì sao cổ nhân nói 'đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay'?

Cổ nhân cho rằng, số phận con người liên quan đến nhiều yếu tố, ví dụ như giờ sinh, tướng đi, bàn tay, bàn chân... Thế mới có câu "đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay".

Đề xuất