Lối sống của người thông thái: 20 không so, 30 không tranh, 40 không tham, 50 không cầu, 60 không sầu
Lối sống của người thông thái là bất kể ở độ tuổi nào cũng đều phải biết cách đưa ra lựa chọn cho phù hợp, chỉ có như thế mới không lãng phí thời gian, khiến bản thân phải hối hận.
Lối sống của người thông thái: 20 tuổi không so sánh, hãy cứ là chính mình
20 tuổi chính là độ tuổi bắt đầu hiểu chuyện, cũng là giai đoạn mà áp lực bản thân ít nhất. Nhưng ở độ tuổi này, chúng ta rất dễ rơi vào cái bẫy “Đứng núi này trông núi nọ”, ngưỡng mộ những thứ người khác có, chăm chú vào những điều không thiết thực mà không nghĩ cặn kẽ xem điều đó có thích hợp với bản thân hay không. Để rồi, kết quả chính là làm việc gì cũng mau chán, đợi đến lúc quay đầu nhìn lại mới phát hiện bản thân lãng phí quá nhiều thời gian.
Vì thế, là một người thông thái ở tuổi 20 bạn hãy kiên trì xây dựng cho mình một nền tảng kiên cố. Nó sẽ là tiền đề để bạn đạt được nhiều thành tựu hơn cho tương lai. 20 tuổi đừng nghĩ quá nhiều, làm rồi hãy nói. Hãy làm hết mình, sống thật nỗ lực và nghiêm túc, như thế bạn đã tiến xa hơn rất nhiều so với những người cùng tuổi rồi.
Lối sống của người thông thái: 30 tuổi không tranh giành, quản lý tốt tính nóng nảy của bản thân
Độ tuổi 30 là khi bạn trải qua một số chuyện, nhìn thấu một vài người và biết được điều gì là quan trọng nhất đối với bản thân. Lúc này, điều bạn cần nhất chính là sự nhẫn nại, không tranh cãi, so đo tính toán tới cùng, không nóng nảy, cáu giận với những chuyện và những người xung quanh. Bởi lẽ, sự nóng giận chưa bao giờ giúp bạn giải quyết vấn đề thành công mà chỉ làm cho mâu thuẫn ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Phương thức đối nhân xử thế đúng đắn nhất dành cho tuổi 30 chính là tâm tĩnh khí hòa, khoan dung độ lượng, yên tĩnh tự lắng đọng bản thân, không phí hoài thời gian đi tranh cãi. Đó mới chính là lối sống của người thông thái.
Lối sống của người thông thái: 40 tuổi không tham lam, biết đâu là thỏa mãn
Ở tuổi 40 là lúc mà thể lực hay tinh thần của bạn đều không còn được như trước, có rất nhiều chuyện lực bất tòng tâm. Lúc này, người thông thái phải biết làm phép trừ cho cuộc sống: trừ bớt dục vọng khát khao, học cách thỏa mãn những điều mình đang có.
Độ tuổi 40 là khi mất đi rồi thì bản nhìn nhận, thất bại thì nhanh chóng vực lại tinh thần, có được cũng không đắc ý, thành công cũng luôn khiêm tốn. Phàm là chuyện gì cũng không nên quá cưỡng cầu, trân trọng hiện tại, trân trọng khoảnh khắc bên những người thân yêu. Đây mới chính là cách sống thiết thực và hạnh phúc dành cho độ tuổi này.
Lối sống của người thông thái: 50 tuổi không cưỡng cầu, mọi chuyện tùy duyên
Bước vào độ tuổi 50, cái nên có sớm đã có được, cái không có thì cũng bình thản mà buông xuôi. Đời người chính là có tám chín phần không thuận lợi. Vì thế, biết buông bỏ chấp niệm, chấp nhân sự không hoàn hảo có như vậy lòng mới bình thản, cuộc sống mới an vui. Biết buông bỏ mới có thể nắm bắt được hiện tại, sống trọn vẹn từng khoảnh khắc, không phụ lòng những thứ đã có được.
Lối sống của người thông thái: 60 tuổi không lo âu, mỉm cười bình thản với cuộc sống
Bước qua tuổi 60, lối sống của người thông thái chân chính là mỉm cười với cuộc sống. Những chuyện đã trải qua trong nửa đời trước hãy xem đó là một bài học, một kỷ niệm bởi ưu sầu cũng không giải quyết được gì, chi bằng mỉm cười sống tốt phần đời còn lại. Con cháu có phúc của con cháu, không cần phải chăm sóc từng chút cho nó suốt một đời.
Mọi phiền nào trên đời đều do chữ “tâm” mà ra, tâm ra sao, đời sẽ như vậy. Vì thế, mỉm cười đối diện với cuộc sống chính là lối sống đúng đắn nhất ở tuổi 60 và cũng là phần thưởng xứng đáng cho những vất vả của những năm tháng trước đó.
Xem thêm: Ba nguyên tắc ngầm trong kết giao mọi người cần phải biết
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận