Mâm cơm riêng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Nhìn thấy mâm cơm tôi chia riêng cho mẹ chồng, chồng tôi liền đùng đùng nổi giận. Chẳng lẽ tôi muốn giữ an toàn cho con mình là sai sao?

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vợ chồng tôi năm nay đã 40 tuổi, sau nhiều năm đi làm thuê, chúng tôi quyết định ra kinh doanh riêng. Giai đoạn đầu khởi nghiệp có nhiều việc phải lo, thường xuyên đi sớm về muộn nên tôi bàn với chồng nhờ bà nội ra hỗ trợ một thời gian, đưa đón hai cháu đi học.

Mẹ chồng tôi là người nhanh nhẹn, tháo vát, từ hôm bà ra ở cùng vợ chồng tôi đỡ bận bịu hẳn. Bà biết đi xe máy nên có thể đưa đón hai cháu đi học và giúp tôi đi chợ, lo chuyện cơm nước.

Đợt vừa rồi, mẹ chồng hay than hay đau bụng, ăn không tiêu, người lúc nào cũng cảm thấy khó chịu. Chồng tôi thấy vậy thì đưa bà đi khám, kết quả bà bị viêm loét dạ dày. Bác sĩ kê đơn , dặn bà về ăn uống, kiêng khem nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị.

Lúc biết bà bị nhiễm khuẩn HP, đến bữa cơm tôi quyết định chia mâm cơm riêng, bỏ thức ăn và nước chấm ra bát riêng cho bà. Tôi biết vi khuẩn này chủ yếu lây qua con đường tiêu hóa, nhất là ăn chung, uống chung, gây ra viêm loét dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. Con gái lớn của tôi hồi 5 tuổi cũng hay kêu đau bụng, đi khám nội soi dạ dày thì cũng bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP gây ra, điều trị 2 đợt kháng sinh mới khỏi. Cu nhỏ nhà tôi mới 4 tuổi, tôi không muốn con phải dùng kháng sinh kéo dài như chị gái trước đây nên mới cẩn thận như vậy.

4-phut-gianh-giat-su-song-cho-nam-thanh-nien-o-quang-binh (3)

Thế nhưng, khi nhìn thấy mâm cơm được chia riêng, chồng tôi liền tỏ ra khó chịu. Trước mặt cả nhà anh tuyên bố cứ ăn uống chung như bình thường, không riêng rẽ gì cả. Anh còn bỏ có khi cả tôi với anh đều bị nhiễm vi khuẩn này rồi, kiêng khem làm gì cho mệt.

Mẹ chồng tôi thấy vậy thì bảo: “Thôi để me ăn riêng kẻo lây bệnh cho các cháu” với giọng điệu giận dỗi, rồi bà bê bát ra ngồi ăn riêng một góc, chẳng nói lấy một lời. Tôi cố giải thích là tôi chỉ muốn giữ an toàn cho bọn nhỏ, nhưng chồng tôi lại cho rằng tôi ích kỷ, kỳ thị mẹ chồng bệnh tật. Bữa cơm gia đình cứ vậy trở nên căng thẳng, ngột ngạt vô cùng. Mẹ chồng chỉ ăn vài miếng rồi bỏ lên phòng nằm.

Tối đó, chồng kéo tôi ra ngoài, chỉ trích tôi không tiếc lời. Anh nói, trong lúc mẹ chồng bệnh tật, tôi lại có thái độ kỳ thị như vậy thật quá đáng. Anh hỏi tôi có kiêng được cả đời không? Tôi đi ăn quán, ăn cỗ, ăn tiệc có ăn riêng một mình được không? Con đi học ăn bán trú ở trường có tránh được không? Bao nhiêu nguồn lây như vậy tôi có tránh được hết không mà lại làm thế với mẹ chồng?

Tôi biết anh nói không sai, nhưng cũng chẳng đúng. Đành rằng mình không biết thì thôi, biết rồi thì nên cẩn thận, nhất là nhà đang có trẻ con. Vả lại như anh nói, nếu tôi và anh cũng nhiễm bệnh, bà đang điều trị mà cứ ăn chung, uống chung với chúng tôi thì cũng khỏi bệnh làm sao được.

Mà anh cũng quên rằng lúc con gái bị bệnh, chính anh là người bảo tôi mua khay đồ ăn, mua cốc riêng cho con để con ăn uống riêng, kẻo sợ bố mẹ cũng bị mà không biết. Giờ anh lại nói trẻ con thế nào cũng được, người già cả nghĩ, làm vậy sẽ khiến bà tủi thân.

Mấy hôm nay, cứ đến bữa ăn, chồng tôi lại chia riêng thức ăn, anh với mẹ chồng ăn riêng một mâm, để 3 mẹ con tôi ăn riêng một mâm. Nhìn cảnh ấy, tôi không khỏi xót xa trong lòng. Mẹ chồng từ hôm đó cũng có thái độ lạnh nhạt với tôi, không còn nói cười vui vẻ như trước. Chẳng lẽ, tôi muốn giữ an toàn cho con mình là sai sao?

Xem thêm; Làm lại cuộc đời – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Chỉ ít ngày sau đám cưới, tôi vô tình phát hiện ra nhà chồng tặng vàng giả trong đám cưới để “làm màu” với thông gia, họ hàng và làng xóm láng giềng.

Vàng giả ngày cưới – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Bà cụ tầng dưới đã ra đi, bà mang theo nỗi cô đơn và bất lực của mình. Những ngày cuối đời, điều bà mong mỏi duy nhất chỉ là hơi ấm tình thân nhưng không được…

Bà cụ tầng dưới – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Nghe lời mẹ chồng nói, cô con dâu uất ức không chịu được. Nếu giả sử được “trả về nơi sản xuất” như lời mẹ chồng nói thì cô cũng chỉ muốn cầm vali đi ngay…

Trả về nơi sản xuất – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn
0 Bình luận

Người có 4 đặc điểm này trong cuộc sống dù gặp khó khăn cũng sẽ có quý nhân giúp đỡ, hóa dữ thành lành.

Cổ nhân nói: Người có 4 đặc điểm này, về già 'vận đỏ như son', quý nhân phù trợ
0 Bình luận

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”
0 Bình luận


Bài mới

Thức ăn thừa – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi sẽ không ngại khi nhận “thức ăn thừa” của hai bác dù đã biết sự thật. Bởi đó là sự tử tế, tình yêu thương mà hàng xóm đã dành cho chàng trai trẻ xa quê như tôi.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 giờ trước
Vì sao 'đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'?

Người xưa có lời răn dạy: 'Đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'. Vì sao lại thế?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 9 giờ trước
Cha dượng của tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Chưa kịp hưởng hạnh phúc bên vợ và con gái đầu lòng, ba tôi được lệnh chuyển sinh hoạt nằm vùng ở nội đô Sài Gòn dưới vỏ bọc một thương gia. Từ đó ba má tôi người Nam kẻ Bắc, những lời nhắn nhủ cũng thưa dần…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa nói: Gương mặt có 3 nét cao là phúc tướng giàu có

Theo người xưa, ai sở hữu gương mặt có đủ 3 nét này sẽ là phúc tướng, cuộc đời giàu sang, phú quý. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đề xuất