Lòng tự tôn của người nghèo – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người nghèo họ cũng có lòng tự tôn riêng của mình. Hãy nhớ rằng: “Sông sâu tĩnh lặng, lúa chín cúi đầu”, đừng cho mình cái quyền xem thường người khác.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chồng tôi là giáo viên của một trường cấp 3, gia đình chúng tôi sống ngay trong khuôn viên trường. Một hôm, hai bố con một nữ sinh đến nhà tôi. Tôi mời họ vào nhà, cả hai dè dặt ngồi xuống ghế. Tôi hỏi chuyện thì biết họ đến đây không có việc gì quan trọng, chỉ là người bố đạp xe hơn 40km đến trường thăm cô con gái đang học trung học phổ thông. “Tiện đường ra thăm cháu nên tôi ghé qua thăm thầy giáo luôn”, người bố nói.

“Chúng tôi ở quê không có gì nhiều, chỉ có hơn chục quả trứng gà, là gà nhà mới đẻ ạ!”, nói đoạn, ông gỡ chiếc túi vải đang đeo trên vai xuống. 

Số trứng được bọc cẩn thận trong chiếc túi đựng đầy vỏ trấu để tránh bị va đập vỡ nát. Sau khi cảm ơn về số trứng, tôi mời hai bố con ở lại cùng làm bánh xèo ăn. Không ngờ nét mặt hai người tỏ vẻ rất căng thẳng, nhất mực từ chối. Chỉ đến khi tôi mượn vai vế thầy giáo của chồng để giữ chân thì họ mới chịu ở lại. Trong bữa ăn hai bố con tỏ ra khá rụt rè nhưng tôi cảm nhận được rằng họ đang rất vui.

Tiễn hai bố con cô học trò nhỏ về, nét mặt chồng tôi như có biểu hiện lạ lùng. Anh lấy làm ngạc nhiên bởi từ trước đến nay tôi luôn từ chối mọi món quà được đem đến, không hiểu sao lần này lại vì chục quả trứng mà phó vỡ quy tắc ngầm của mình, thậm chí còn mới bố con họ ở lại ăn cơm.

Trước ánh mắt băn khoăn của chồng, tôi cười kể lại cho anh ấy nghe câu chuyện mà mình đã trải qua cách đây 20 năm. Cũng từ câu chuyện đó mà tôi biết rằng lòng tự tôn là như thế nào. Có những thứ bị coi là cỏ rác với ai đó, nhưng lại là thứ vô cùng quý giá…

long-tu-ton-cua-nguoi-ngheo-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam (1)

Năm tôi 10 tuổi, vào một ngày hè bố tôi muốn gọi một cuộc điện thoại cho chú tôi khi đó đang làm ở xa. Trời tối, tôi đi theo sau bố, bước thấp bước cao trong đêm, vượt hơn 5km để đến bưu điện của thị trấn. Khi ấy trên vai tôi đeo một túi vải lớn, bên trong đựng 7 củ khoai mật vừa mới đào trong vườn nhà. Đó là những củ khoai mật do chính tay bố tôi vui trồng, chăm bón. Những củ khoai ấy rất ngon, bố tôi phải cất công xin giống rất xa, chăm sóc gần 3 tháng rời mới cho lượt qua khoai đầu tiên được 7 củ. Em gái định đem nấu ăn thì bị bố quát lớn: “Số khoai này để bố mang đi có công chuyện”.

Lúc hai bố con đến nơi, bưu điện đã hết giờ làm việc. Quản lý điện thoại là một người họ hàng xa với nhà tôi, bố bảo tôi gọi là cô. Lúc hai bố con đến, cả nhà cô đang ăn tối. Bố tôi trình bày lý do, cô chỉ “ừ” một tiếng, chẳng có động thái gì thêm.

Tôi và bố đứng ngoài cổng đợi, cho đến khi cô ăn cơm, xỉa răng xong thì mới ló mặt ra ngoài, nói: “Đưa số điện thoại cho tôi rồi ngồi đợi ở đây. Tôi đi gọi xem có được hay không”.

Thái độ lạnh lùng của cô khiến tôi rất sốc. Chừng đâu 5 phút sau cô quay lại nói: “Được rồi, cũng nói rõ mọi chuyện rồi, phí điện thoại là 9,5 xu”.

Bố tôi cảm ơn rồi vội lục túi quần kiếm tiền, bố không quên giục tôi mau bỏ khoai ra. Không ngờ, công xua tay, nói nhanh:” “Thôi, không cần đâu! Nhà tôi thứ này không thiếu, hai người vào chuồng lợn mà xem, lợn ăn còn không hết kia kìa”.

Trên đường trở về nhà, tôi ôm túi khoai đi sau bố, nước mắt chảy không ngừng. Chỉ vì chúng tôi nghèo mà tình nghĩa họ hàng cũng nhạt nhòa theo. Chỉ vì nghèo mà chúng tôi dường như chẳng có một chút lòng tự tôn nào trong mắt nguwoif khác.

Trong suốt quá trình trưởng thành của tôi sau này, cái chỉ tay của bà cô kia mãi đeo bám, hằn sâu trong lòng tôi. Nó như một cái roi mềm quất mạnh vào tâm hồn tôi vậy.

Sau này khi đã trưởng thành, tôi luôn tự nhủ với lòng không bao giờ lặp lại động tác như cô họ tôi đã làm. Và tôi tin rằng, những chiếc bánh xèo ngày hôm nay sẽ lưu lại trong ký ức cô học trò bé nhỏ một niềm hạnh phúc về sự tôn trọng và lòng tự tôn. 

Xem thêm: Giải thoát cho chính mình – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Cha mẹ tôi chia cho em trai phần tài sản nhiều hơn, nhưng chị em tôi vẫn nguyện ý báo hiếu, chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già. Vì báo hiếu cha mẹ là xuất phát từ tấm lòng chứ không từ tiền tài vật chất.

Báo hiếu cha mẹ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Cứ ngỡ sau biến cố ấy chị sẽ suy sụp lắm, nhưng không người phụ nữ ấy vẫn sống vui, sống khỏe mỗi ngày cùng với những đứa con thân yêu của mình.

Người phụ nữ mạnh mẽ - Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Chẳng phải kẻ cặn bã bị mọi người xua đuổi kia đã gián tiếp cứu sống hàng ngàn người hay sao? Hãy nhớ rằng, bất cứ ai sinh ra trên đời đều có giá trị và sứ mệnh của riêng mình.

Kẻ cặn bã – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Sau nhiều năm viết về tài chính, nữ phóng viên Tanza Loudenback đã đúc kết được nhiều bài học đắt giá về tiền bạc mà ai cũng nên biết.

Cây bút tài chính lâu năm đúc kết 4 bài học tiền bạc đắt giá: Rủi ro là cần thiết để xây dựng sự giàu có
0 Bình luận

Thấy nhiều bạn bè khoe nhà ở tuổi 25, nữ nhân viên văn phòng này quyết định cắn răng vay mượn mua nhà và hối hận sau đó.

Hối hận vì vay nợ mua nhà chung cư để rồi vất vả suốt 7 năm: Bài học đau đớn vì bốc đồng
0 Bình luận

Tuy cố tỷ phú Charlie Munger đã qua đời, nhưng những bài học đầu tư đắt giá ông để lại vẫn có thể giúp chúng ta làm giàu.

3 bài học đầu tư đắt giá từ cố tỷ phú Charlie Munger: Mua cổ phiếu từ công ty tốt thay vì săn 'giá' hời
0 Bình luận


Bài mới

Trái đắng tuổi xế chiều – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở tuổi xế chiều, tôi sống trong sự lạnh nhạt và oán hận của con gái vì tôi từng ép con bé phải học hành chăm chỉ, giỏi giang trong khi đó lại thoải mái nuông chiều con trai út.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 15 giờ trước
Người xưa dặn: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt

Từ những quan sát ở đời sống mà người xưa đúc kết ra nhiều kinh nghiệm quý, trong đó có câu: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 19 giờ trước
Vì sao người xưa nói 'không hứa khi vui, không nói khi giận, không than khi buồn'?

Người xưa cho rằng, muốn sống hạnh phúc thì nên biết 3 không: không hứa khi vui, không nói khi giận và không than khi buồn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Thức ăn thừa – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi sẽ không ngại khi nhận “thức ăn thừa” của hai bác dù đã biết sự thật. Bởi đó là sự tử tế, tình yêu thương mà hàng xóm đã dành cho chàng trai trẻ xa quê như tôi.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao 'đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'?

Người xưa có lời răn dạy: 'Đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'. Vì sao lại thế?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Cha dượng của tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Chưa kịp hưởng hạnh phúc bên vợ và con gái đầu lòng, ba tôi được lệnh chuyển sinh hoạt nằm vùng ở nội đô Sài Gòn dưới vỏ bọc một thương gia. Từ đó ba má tôi người Nam kẻ Bắc, những lời nhắn nhủ cũng thưa dần…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa nói: Gương mặt có 3 nét cao là phúc tướng giàu có

Theo người xưa, ai sở hữu gương mặt có đủ 3 nét này sẽ là phúc tướng, cuộc đời giàu sang, phú quý. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Đề xuất