Học cách tận hưởng tuổi già – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau chuyến du lịch tôi cuối cùng cũng hiểu ra, một người mẹ tốt là người dám buông tay ra để con tự trưởng thành, còn bản thân vui vẻ học cách tận hưởng tuổi già của mình.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tôi là một người mẹ 57 tuổi, đã nghỉ hưu. Con trai tôi năm nay 31 tuổi, khi tôi bắt đầu về hưu cũng là lúc con trai lập gia đình. Đối với vợ chồng tôi, con trai chính là viên ngọc quý được chúng tôi yêu thương, nâng niu, chăm bẵm. Bởi vậy khi còn kết hôn, một cách tự nhiên tôi thấy mình có trách nhiệm chăm sóc tổ ấm mới này của con. Ban đầu, tôi hy vọng hai con sẽ về ở cùng vợ chồng tôi. Nhưng ông nhà tôi lại cho rằng “hai đứa nó cần không gian riêng để tự lập”.

Thế nên để tiện chăm sóc cho các con, chúng tôi chuyển nhà tới khu dân cư gần nơi các con đang sinh sống. Vậy là đều đặn mỗi sáng, tôi lại chạy sang nhà giúp bọn trẻ chuẩn bị đồ ăn, dọn dẹp nhà cửa. Chiều đến thì nấu bữa tối, đợi vợ chồng nó đi ngủ tôi mới về nhà mình.

Cuộc sống cứ trôi qua êm đềm như vậy cho đến một ngày…

Hôm ấy tôi dậy sớm đi chợ mua thức ăn để mang sang nhà con trai, nhưng khi đến nơi tôi không thể nào mở được cửa. Không phải vì tôi mang nhầm chìa khóa mà vì ổ khóa đã được thay mới. Tôi gọi mãi con dâu mới ra mở cửa và giải thích: “Gần đây tòa nhà xảy ra nhiều vụ trộm nên bọn con mới thay khóa”.

Tối hôm đó con trai qua nhà đưa chìa khóa mới cho tôi. Lúc ấy trong lòng tôi có chút khó chịu, nhất là khi con trai nói nhỏ: “Mẹ đừng để vợ con biết nhé!”. Khoảnh khắc ấy tôi mới hiểu rằng việc thay khóa không đơn thuần chỉ là chống trộm.

hoc-cach-tan-huong-tuoi-gia-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam

Ngày hôm sau, tôi tới nhà con trai sớm hơn mọi ngày. Vừa tới cửa nhà tôi đã nghe tiếng tranh luận của hai vợ chồng: “Chắc chắn là anh đưa chìa khóa cho mẹ rồi, phải không?”. Tiếp sau câu hỏi đó là một tràng những lời phàn nàn của con dâu vang lên sau cánh cửa khiến tôi bàng hoàng. Tôi thật không ngờ bao công sức, yêu thương của mình lại được chúng đền đáp bằng những câu chỉ trích nặng nề như vậy. Và điều khiến tôi chua xót hơn là con trai tôi chỉ biết ậm ừ nói rằng: “Đó là mẹ anh, em bảo anh phải làm thế nào?”.

Tôi lủi thủi xách túi đồ ăn quay về nhà. Nhìn thấy chồng, tôi nức nở, nước mắt lưng tròng nói: “Ông à, sao tôi cực quá vậy. Nó là con trai duy nhất của tôi, tôi toàn tâm toàn ý lo cho nó từ bữa ăn đến giấc ngủ vậy mà cái tôi nhận lại là những lời chỉ trích. Tôi đã làm gì sai hả ông?”.

Ông nhà chỉ bật cười nhẹ rồi vỗ vào vai tôi: “Thật là mấy đứa trẻ không hiểu chuyện. Bà cứ để đó, có dịp tôi sẽ nói chuyện với chúng. Mà bà này, bà thử nhìn những người bạn già của chúng ta mà xem, có mấy ai như bà không? Họ đều thong dong, tự tại sau khi nghỉ hưu. Rảnh thì đi thăm thú các tỉnh thành xa, không thì cũng ra nước ngoài du lịch. Còn bà cả ngày chỉnh quanh quẩn chợ búa, cơm nước cho con cái. Vì chúng mà bà với tôi đã lạc hậu so với những người bạn bằng tuổi rồi đấy!”.

Những lời của chồng nói như cơn mưa rào mùa hạ khiến tôi bừng tỉnh. Chẳng lẽ tôi lại không muốn ra ngoài du lịch, thăm thú đó đây hay sao? Chỉ là vì thương con nên tôi cố nén những sở thích riêng lại.

Hôm sau, ông nhà sắp xếp đưa tôi tới vùng thảo nguyên rộng lớn nghỉ dưỡng vài ngày cho khuây khỏa. Ông ấy còn dẫn tôi thăm thú trang trại bò sữa và dê. Được tận mắt chứng kiến quá trình dê mẹ sinh con, cho con bú tôi xúc động vô cùng. Chồng tôi đứng cạnh, chỉ vào đàn dê đang gặm cỏ bảo: “Dân du mục quanh năm đều di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Nếu như dê mẹ cũng như bà, việc gì cũng không buông tay thì dê con sao sống nổi. Hơn nữa, có ai muốn được gả cho chú dê còn chưa cai sữa về tinh thần không?”.

Tôi quay sang thấy ông nhà cười một cách đầy ngụ ý. Câu chuyện bâng quơ của ông ấy đã giúp tôi hiểu ra rất nhiều điều.

Rồi chồng tôi lại tiếp tục nói: “Tình mẫu tử chân chính là một quá trình rút lui khéo léo”. Nói xong ông mở điện thoại đọc cho tôi nghe một bài viết: “Những bậc cha mẹ không muốn tách rời khỏi con cái khi chúng đã trưởng thành. Họ lầm tưởng đó là vì yêu con, nhưng thực tế điều này lại vô tình điều khiển con một cách toàn diện…”.

Tôi nghe xong liếc mắt lườm chồng: “Ý ông tôi chính là người mẹ như vậy hả?".

Chồng tôi bật cười vỗ vỗ vai tôi và nói: “Bà hả, bà thì vẫn có thể cứu vãn được!”.

Sau chuyến du lịch trở về, việc đầu tiên tôi làm là gọi điện cho con trai bảo nó sang nhà một chuyến. Hôm ấy tôi đã chia sẻ lại hành trình ý nghĩa nhất trong cuộc đời của mình, rồi nghiêm túc nói với con trai: “Mẹ sẽ lui về tận hưởng những năm tháng tuổi già. Sau này, có lẽ mẹ sẽ không thường xuyên tới nhà con nữa. Mà cho dù có tới thì mẹ sẽ gọi điện báo cho các con trước”.

Con trai nhìn tôi, lúng túng một hồi lâu rồi hỏi: “Mẹ, mẹ giận chúng con à?”.

Tôi cười tươi, nhìn con bảo: “Mẹ đâu có giận, chỉ là mẹ đang học cách tận hưởng tuổi già thôi con à!”.

Con trai ôm chầm lấy tôi làm mắt tôi ươn ướt bùi ngùi…

Xem thêm: Tâm sự tuổi già – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Vì thấy bố mẹ bất công khi chia tài sản, chồng tôi liền cạch mặt, lạnh nhạt với ông bà. Dù tôi hết lời khuyên răn nhưng anh ấy vẫn nhất quyết không chịu giảng hòa.

Anh em mâu thuẫn vì tài sản - Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Sau bài học nhớ đời về việc góp vốn làm chung xưởng, tôi rút ra được bài học xương máu: Anh em ruột không làm ăn chung thì còn anh em, làm chung xong không còn cái gì!

Anh em một nhà – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Từ trước đến nay vợ chồng con trai chưa lần nào đề cập đến việc về quê ở hay đưa tôi lên thành phố sống cùng. Nhưng tôi cũng xác định là tự lo tuổi già nên cũng không mấy bận lòng.

Tâm sự tuổi già – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Cổ nhân khuyên hậu nhân nên lưu ý khi gặp những người quá khiêm tốn như dưới đây.

Cổ nhân nói: Người khiêm tốn trong 3 phương diện này thường không hề đơn giản
0 Bình luận

Cổ nhân cho rằng, những người khôn ngoan sẽ không để tâm đến 3 chuyện này. Những kẻ dại dội thì hay chấp nhặt, để ý từng ly từng tý.

Cổ nhân nói: Người khôn ngoan có 3 chuyện nên dửng dưng, cứ im lặng phúc lộc sẽ đến
0 Bình luận

Tránh họa đắc phúc là điều ai cũng muốn nhưng sống ở đời "sông có khúc người có lúc", làm thế nào để đón lành tránh dữ?

Cổ nhân nói: Người tích thiện thì dư phúc lành, người tích bất thiện ắt thừa tai ương
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Lấy chồng muộn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mặc cho mọi người ngọt nhạt rằng chị lớn tuổi rồi lấy chồng cũng chẳng ích gì, nếu muốn thì kiếm đứa con là đủ, nhưng chị vẫn quyết tâm lấy chồng vì muốn tìm nơi nương tựa cuối đời.

Hải An
Hải An 10 giờ trước
Phép màu có giá bao nhiêu? – Câu chuyện nhân văn cảm động

Thì ra, phép màu kỳ diệu ấy có giá một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ và lòng tốt của người bác sĩ tử tế.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Món quà bất ngờ của mẹ tôi - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, mẹ tôi an nhàn hoàn toàn, cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ lạc quan, yêu đời và luôn là người truyền năng lượng tích cực cho con cháu.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 ngày trước
Người xưa dặn: Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, hút tài hút lộc

Trong phong thủy, bếp được xem là nơi “tụ tài, hút lộc”. Để vun đắp cho sự thịnh vượng của gia đình, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tránh 3 điều tốt kỵ mà người xưa dặn dò.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Trông mong gì ở con trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha mẹ nuôi con không kể ngày kể tháng, vậy mà tôi chỉ mới vừa bị bệnh con trai liền đùn đẩy trách nhiệm cho em gái… tôi nghe mà chua xót vô cùng.

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 09/05
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 06/05
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 05/05
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

Khi nào có thời gian – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh tôi mới nhận ra cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.

Hải An
Hải An 04/05
Triết lý từ chuyện tình trong phim Thiện nữ u hồn: Thiện lương mà không có sức mạnh chỉ là thứ vô dụng!

Phải xem đi xem lại đến vài lần phim "Thiện nữ u hồn", tôi mới để ý đến câu nói: "Thiện lương mà không sức mạnh chỉ là thứ vô dụng".

PC Right 1 GIF
Đề xuất