Hạnh phúc khi được về nhà – Câu chuyện nhân văn cảm động

Nhà nghèo, có con gà hay đồ ăn ngon mẹ đều dành lúc nào có khách mới đụng tới, thế mà biết tin tôi về mẹ liền nhốt gà để chờ con gái về.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trước hôm nghỉ lễ mẹ gọi điện lên, mấy đứa trẻ thấy tôi bắt máy liền ríu rít nói vào: “Dì ơi, dì về nhanh lên, nhớ mua nhiều đồ ăn vào nhé”. Giọng lũ trẻ hùa nhau nói khiến lòng tôi xốn xang, chỉ xách vali về nhà ngay lập tức.

Đi làm xa nhiều năm phải trúng đợt lễ nào có kỳ nghỉ dài tôi mới được về nhà. Mỗi lần về quê tôi hay mua món này món kia, dù chẳng phải sơn hào hải vị gì nhưng lũ trẻ cứ đua nhau ăn rồi tấm tắc khen ngon. Chúng bảo chỉ có dì về chúng mới được ăn ngon như thế, rồi dì còn cho tiền đi mua bánh, mua kem thích lắm.

Thế là lần nào về tôi cũng chất đầy vali đồ chơi, đồ ăn cho bọn nhỏ. Mẹ tôi bảo, nghe tin dì về là chúng nó bỏ ăn cơm nhà chạy sang nhà bà ngoại đứng đợi trước cổng, thấp tha thấp thỏm ngóng trông như đợi mẹ đi chợ về.

Thằng Tí đoán: “Hôm nay thế nào dì cũng mua siêu nhân cho em. Dì biết em thích siêu nhân lắm”. Thằng Khoai lại bảo: “Chắc chắn dì sẽ mua cho anh đôi giày mới, hôm trước dì nói rồi”. Bé Út cũng ngồi tủm tỉm cười khi nghĩ dì sẽ mua búp bê cho mình. Bọn nhỏ vẽ ra một “tương lai” đầy quà, đầy bánh khi dì về. Chúng háo hức như tôi ngày bé mong mẹ đi chợ về, mua cho cái bánh rán, gói kẹo dừa. 

hanh-phuc-khi-duoc-ve-nha-cau-chuyen-nhan-van-cam-dong (1)

Nhà nghèo có con gà hay đồ ăn ngon mẹ đều dành đến lúc có khách mới bày ra. Biết tin tôi về, mẹ chuẩn bị nhốt gà rồi đi quanh vườn hái rau để chờ con gái về nấu cho con tẩm bổ. Lũ trẻ thấy vậy thì thích lắm, còn tranh nhau ai là người được ăn cái đùi gà...

Mẹ sinh mấy cô con gái. Tôi đi làm ăn xa, may có mấy chị lấy chồng gần nhà nên mỗi khi mẹ ốm đau vẫn có người kề cạnh chăm sóc. Nhìn mẹ ngày càng già yếu có lúc tôi chỉ muốn bỏ hết công việc trên thành phố để về nhà ở với mẹ. Có lúc lại ước kiếm được thật nhiều tiền để mua một cái nhà to đón mẹ vào ở cùng. Nhưng nói vậy chứ cho tiền mẹ tôi cũng chẳng ở.

Mẹ bảo: “Ở quê có ông bà tổ tiên, làng xóm láng giềng. Con có giàu có thì mẹ mừng cho con. Chứ có cho tiền mẹ cũng không đến ở cùng đâu. Sau có lấy chồng mẹ còn khỏe thì mẹ vào bế cháu hộ cho dăm ba hôm. Đừng bắt mẹ ở thành phố, mẹ không chịu được đâu, ở quê còn đàn gàn, vườn rau, ai trông cho mà lên phố ở?”.

Tôi nghe vậy cứ hay đùa lại mẹ: “Mẹ coi đàn gà còn hơn con gái mẹ đấy à”.Đùa vậy chứ tôi hiểu mẹ, bởi mẹ đã gắn bó với căn nhà, với ruộng vườn suốt cuộc đời. Thành phố không phải là nơi thuộc về mẹ, ở đó chẳng có có bà con họ hàng, lối xóm. Mẹ ở nhà, thi thoảng các cháu lại chạy sang chơi, ríu rít nô đùa, ấy mới là niềm vui tuổi già. 

Vừa bước chân đến ngõ, tôi đã thấy thằng Tí. Nó thấy dì liền chạy vội vào báo với mấy anh chị em còn lại. Nó hô to: “Dì Thu về rồi chúng mày ơi, dì về rồi đây này”. Thế là cả lũ bỏ hết việc đang làm dở chạy ra. Đứa ôm chân, đứa cầm tay, đứa bá cổ dì. Đứa nào cũng hỏi: “Dì có gì ăn không? Dì có mua quà cho con không?”.

Còn mẹ tôi đứng ở góc sân, dáng hơi còng, nhìn ra rồi cười: “Đi lâu thế, bọn nó mong dì mãi”. Một khung cảnh tuổi thơ ngọt ngào hiện về, nước mắt tôi rơm rớm. Hạnh phúc đơn giản thế này thôi! 

Xem thêm: Công sinh không bằng công dưỡng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Đọc thêm

Bà lão bán đất hương hỏa được 4 tỷ đồng, chia hết cho 4 người con, nhưng đến khi bà đau ốm, các con không ai đoái hoài tới, ngẫm mà buồn…

Bán đất hương hỏa chia tiền cho con – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Người Do Thái thông minh nhất thế giới - lời khẳng định này đã được chứng minh qua hàng loạt tên tuổi như Albert Einstein, Sigmund Freud, Otto Frisch... 

Đọc ngay câu chuyện 'trốn thuế' để thấy người Do Thái thông minh cỡ nào
0 Bình luận

Chị chồng tôi là người sẵn sàng chi cả chục triệu đồng cho việc cúng bái, giải hạn nhưng trong cuộc sống lại rất vô tâm, hờ hững với bố mẹ đẻ của mình.

Chị chồng mê cúng bái – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Cổ nhân xưa tin rằng, cuộc sống quá no đủ sẽ khiến các thành viên trong gia đình nhụt chí, lười phấn đấu.

Cổ nhân dặn: Trong nhà có 3 thứ này, trẻ thì bất hạnh, già thì thê lương
0 Bình luận

Chúng ta có thể nhìn thấu một người khi họ tức giận, mất đi ý chí. Lúc này, họ sẽ bộc lộ rõ nội tâm của bản thân.

Cổ nhân nói: Muốn thấu bản chất người quân tử hay kẻ tiểu nhân, hãy quan sát 1 điểm này
0 Bình luận

Đời người có 3 bát mì: thể diện, hoàn cảnh và tình cảm. Nếu ăn ngon 3 bát mì này thì bạn giống như cá gặp nước, nếu ăn không ngon thì không thể tiến nổi một bước.

Cổ nhân nói: Biết cách ăn mì thì như cá gặp nước, không biết cách ăn thì một bước khó tiến
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa nói: Gương mặt có 3 nét cao là phúc tướng giàu có

Theo người xưa, ai sở hữu gương mặt có đủ 3 nét này sẽ là phúc tướng, cuộc đời giàu sang, phú quý. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 43 phút trước
Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 21 giờ trước
Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Đề xuất