Công sinh không bằng công dưỡng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Đối với Lý Thiên Tứ, công sinh không bằng công dưỡng, người đã yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ anh khôn lớn hơn 20 năm qua mới thực sự là cha mẹ.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện về Lý Thiên Tứ, chàng trai từng bị cha mẹ ruột bỏ rơi nhưng may mắn được gia đình người nhặt rác cưu mang, nuôi dưỡng, để rồi sau này đỗ vào Đại học Thanh Hoa – trường đại học số 1 châu Á vẫn luôn được cư dân mạng Trung Quốc lan truyền, trở thành huyền thoại về nhân nghĩa ở đời.

Một buổi sáng ngày 15/09/1990, tại một công viên nhỏ ở vùng quê Bảo Thạch, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, người đàn ông nhặt rác mưu sinh Lý Trường Giang bỗng nghe thấy tiếng khóc giữa bãi cỏ. Ông tìm kiếm thì phát hiện một đứa bé sơ sinh bị bỏ rơi trong chiếc hộp bìa cứng, quanh người chỉ có tấm vải mỏng manh. Dưới tấm lót của đứa trẻ có một mẩu giấy ghi vỏn vẹn thời gian sinh “2h15 phút sáng ngày 15/09”. Ông Lý thương tình nên mang đứa bé về nhà chăm sóc, hy vọng có thể tìm lại cha mẹ ruột. Nhưng sau nhiều ngày chờ đợi mà không ai đến, ông Lý cùng vợ quyết định nuôi nấng đứa trẻ, xem như con ruột của mình và đặt tên là Lý Thiên Tứ.

Dù cuộc sống vô cùng khó khăn nhưng hai vợ chồng người nhặt rác vẫn hết lòng chăm sóc cậu bé. Lý Thiên Tứ lớn lên trong tình yêu thương và sự bảo bọc của cha mẹ nuôi.

cong-sinh-khong-bang-cong-duong-cau-chuyen-nhan-van-cam-dong (1)

Ngay từ nhỏ cậu bé Lý Thiên Tứ đã bộc lộ sự thông minh, sáng dạ của mình. Dù hằng ngày chăm chỉ giúp cha mẹ nhặt vải vụn kiếm thêm thu nhập nhưng thành tích học tập của cậu bé vẫn luôn đứng đầu lớp.

Sau này bằng sự nỗ lực không ngừng Lý Thiên Tứ đã đỗ vào Đại học Thanh Hoa với số điểm 705. Cậu bé nghèo đã làm nức lòng cả vùng quê, bởi cậu là học sinh làng đầu tiên thi đỗ đại học, còn là một trong những trường danh giá nhất Trung Quốc và thế giới.

Sau khi lên đại học, Lý Thiên Tức đã dùng số tiền học bổng đầu tiên nhận được để mua cho bố một đôi giày da và cho mẹ một bộ quần áo mới.

Vào năm 2 đại học, Lý Thiên Tứ bất ngờ nhận được cuộc gọi từ cha nuôi, thông báo mẹ nuôi lâm bệnh nặng. Anh lo lắng trở về thì biết được nguyên nhân khiến bà suy sụp lại đến từ một cuộc gặp gỡ.

Một cặp vợ chồng trung niên đã tìm đến nhà ông Lý, nhận mình là cha mẹ ruột của Thiên Tứ. Người đàn ông tên Tề Quốc Khánh là một doanh nhân thành đạt với khối tài sản hơn 100 triệu NDT (khoảng 350 tỷ VNĐ). Ông Tề cho biết, năm xưa vì tình yêu bị gia đình ngăn cấm nên ông cùng vợ phải lén lút sinh con. Sau khi cậu bé chào đời ông ngoại đã bí mật mang cậu bỏ đi. Suốt nhiều năm nay họ không ngừng tìm kiếm đứa con thất lạc. Giờ đây học muốn nhận lại con và sẵn sàng bồi thường 10 triệu NDT (khoảng 35 tỷ đồng) cho vợ chồng ông Lý.

Tuy nhiên, vợ chồng ông Lý không đồng ý. Với họ Thiên Tứ là con trai, là đứa trẻ họ dốc lòng yêu thương suốt 20 năm qua. Căng thẳng giữa hai bên kéo dài và nỗi đau tinh thần đã khiến mẹ nuôi của Lý Thiên Tứ suy sụp rồi qua đời.

Đau lòng trước cảnh tang thương ấy, Lý Thiên Tứ đã dứt khoát đưa ra một quyết định khiến mọi người kinh ngạc. Dù biết cha mẹ ruột không cố tình bỏ rơi mình, nhưng đối với anh công sinh không bằng công dưỡng, những người đã yêu thương, chăm sóc anh suốt nhiều năm qua mới thực sự là cha mẹ. Anh kiên quyết yêu cầu cha mẹ ruột rời đi và không nhận một đồng nào từ họ.

Dù hết lời thuyết phục nhưng vợ chồng ông Tề không thể thay chuyển được Lý Thiên Tứ nên đành chấp nhận quyết định của con trai, không ép buộc anh nữa. Cho đến nay, Lý Thiên Tứ chỉ nhận cha nuôi Lý Trường Giang là cha và chưa từng tìm gặp lại cha mẹ ruột.

Hiện nay, trên các diễn đàn mạng xã hội Trung Quốc, những lời chia sẻ và bình luận vẫn không ngừng thể hiện sự đồng cảm, khâm phục dành cho cách hành xử của chàng trai trẻ và cả sự xúc động trước tình thương vô điều kiện của gia đình cha mẹ nuôi đối với người con không cùng máu mủ.

Xem thêm: Mệt mỏi vì vợ mải mê cúng bái – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Chính tấm lòng bao dung của mẹ đã dạy cho tôi bài học về lòng nhân ái, sự hy sinh thầm lặng và giá trị đích thực của tình thân mà tiền bạc không bao giờ có thể mua được.

Tấm lòng của mẹ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Mỗi độ tháng giêng về nhà tôi lại chìm trong những cuộc cãi vã không có điểm dừng, nguyên nhân không gì khác ngoài việc vợ tôi dốc toàn bộ thời gian, tiền bạc vào việc cúng bái.

Mệt mỏi vì vợ mải mê cúng bái – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Như linh tính mách bảo, thay vì dâng sao giải hạn, tôi đứng từ xa hướng mắt về bức tượng Phật thầm khấn nguyện với suy nghĩ “Phật vốn tại tâm”.

Giải hạn… cho chính mình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Chính trực chính là cái gốc làm người. Bởi người chính trực thường sẽ chân thành, có đạo đức cao cả, tiết tháo nghĩa hiệp và khiêm nhường, hòa ái...

Cổ nhân dạy: Cái gốc làm người chính là người chính trực
0 Bình luận

Không bao giờ nổi giận với người khác, và cũng không nổi giận với chính mình, mới được gọi là chân nhân!

Trí tuệ cổ nhân: Tức giận là bản năng, kiềm chế cơn giận là bản lĩnh
0 Bình luận

Cuộc sống của chúng ta sẽ tốt hơn mỗi ngày khi ta hội tụ đủ 7 yếu tố dưới đây.

Cổ nhân nói: Phúc thọ sẽ về khi ta làm tốt những điều này
0 Bình luận


Bài mới

Cha dượng của tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Chưa kịp hưởng hạnh phúc bên vợ và con gái đầu lòng, ba tôi được lệnh chuyển sinh hoạt nằm vùng ở nội đô Sài Gòn dưới vỏ bọc một thương gia. Từ đó ba má tôi người Nam kẻ Bắc, những lời nhắn nhủ cũng thưa dần…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 17 giờ trước
Người xưa nói: Gương mặt có 3 nét cao là phúc tướng giàu có

Theo người xưa, ai sở hữu gương mặt có đủ 3 nét này sẽ là phúc tướng, cuộc đời giàu sang, phú quý. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 21 giờ trước
Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đề xuất