Cổ nhân nói: Biết cách ăn mì thì như cá gặp nước, không biết cách ăn thì một bước khó tiến

Đời người có 3 bát mì: thể diện, hoàn cảnh và tình cảm. Nếu ăn ngon 3 bát mì này thì bạn giống như cá gặp nước, nếu ăn không ngon thì không thể tiến nổi một bước.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bát mì thứ nhất - thể diện

Trong cuộc sống, nhiều người chú ý đến “thể diện”, tức là hình ảnh bên ngoài của họ và cách người khác nhìn nhận về họ. Nỗi ám ảnh về thể diện này phản ánh lòng tự trọng mạnh mẽ của một cá nhân và việc theo đuổi địa vị trong xã hội.

Trong cuộc sống ta đã thấy người càng có ít kiến thức lại càng quan tâm tới thể diện. Dù cuộc sống có đầy rẫy những chuyện nhỏ nhặt không đáng kể, nhưng họ không chịu mất “mặt” trước mặt người khác.

Người ta thường nói: Một người cứ càng cố tỏ ra mạnh mẽ thì chính là họ đang thiếu thứ đó.

Có một câu nói như vậy trên Internet:

Khi bạn hạ thấp thể diện của mình để kiếm tiền, điều đó có nghĩa là bạn có lý trí;

Khi bạn dùng tiền để lấy lại thể diện thì có nghĩa là bạn đã thành công;

Chỉ bằng cách hạ thấp thể diện của bản thân, bạn mới có thể phát huy được sức mạnh của chính bản thân mình. Nhưng việc buông bỏ thể diện không phải ai cũng có thể làm được.

triet-ly-co-nhan-tu-3-bat-mi-cua-doi-nguoi-8

Trong “Mạnh Tử” có một câu chuyện ngụ ngôn về một người ăn xin như sau:

Có một người nước Tề, mỗi lần ra ngoài đều phải ăn uống no say mới về nhà.

Sau khi về nhà, ông luôn tự hào khoe khoang với vợ rằng mấy người có tiền có quyền lại mời ông ăn cơm.

Vì chưa từng thấy người có tiền có quyền nào đến nhà, nên sau một thời gian, người vợ bắt đầu nghi ngờ, liền lén theo dõi chồng.

Cuối cùng phát hiện ra rằng người chồng thực ra không phải đi dự yến tiệc của nhà giàu, mà là đi xin những đồ cúng tế còn thừa ở khu mộ vùng ngoại ô phía đông.

Từ xưa đến nay, phần lớn con người sống vẫn luôn rất để ý đến thể diện. Thực ra, coi trọng thể diện ở mức độ vừa phải thì không có gì sai, nếu là bảo vệ danh dự của bản thân thì cũng không có gì sai.

Người xưa có câu “người cần mặt mũi, cây cần vỏ”, ai mà không muốn được người khác coi trọng, thậm chí là ngưỡng mộ chứ?

Tuy nhiên, nếu vì giữ thể diện mà làm những việc quá sức mình thì thể diện lại trở thành gánh nặng, trở thành “bệnh sĩ” có thể gây họa cho con người. Trong cuộc sống, người khôn ngoan nhìn xa trông rộng, coi trọng nội hàm, nâng cao thực lực của bản thân, giúp bản thân ngày càng mạnh mẽ hơn; còn người thiếu hiểu biết coi trọng sĩ diện, dễ bị dục vọng chi phối, theo đuổi sự giả tạo bề ngoài, vì vậy mù quáng theo đuổi cái thể hiện ra bên ngoài, cải vỏ bọc cho bản thân.

Hãy yên tâm rằng, khi đã gặt hái được thành tích nhất định trong cuộc sống, bạn không cần tìm thì thể diện cũng sẽ tự quay lại với bạn. Không chỉ vậy, bạn còn nhận được nhiều thứ hơn nữa ngoài thể diện, đó là sự trưởng thành, sự nghiệp, địa vị…

Bát mì thứ hai - hoàn cảnh

Tương phụ tương thành với “thể diện” chính là “hoàn cảnh”. Nó liên quan đến địa vị và tầm ảnh hưởng của một cá nhân trong xã hội. “Hoàn cảnh” không chỉ là biểu hiện bên ngoài mà còn là sự phản ánh thực lực bên trong. Vì vậy, cải thiện “hoàn cảnh” đã trở thành chiến lược quan trọng để nhiều người theo đuổi thành công.

Rất nhiều người luôn thích thể hiện, theo đuổi sự phù phiếm. Nhưng thật ra cùng lắm nó cũng chỉ như lớp kem trên chiếc bánh cho cuộc đời của một người. Khung cảnh bên ngoài dù có lớn đến đâu, dù có đẹp đến đâu cũng không thể sánh bằng sự phong phú và an nhiên bên trong nội tâm.

Khi Tăng Quốc Phiên làm thống đốc Lưỡng Giang, ông đã đưa cha mẹ về sống ở gần mình. Khi các quan lại phong kiến ​​khác luôn cùng gia đình đi thưởng ngoạn còn gia đình Tăng Quốc Phiên luôn sống tiết kiệm, giản dị.

triet-ly-co-nhan-tu-3-bat-mi-cua-doi-nguoi-6

Việc giáo dục của Tăng Quốc Phiên đối với các con của ông cũng cực kỳ nghiêm khắc. Con trai ông không được phép mặc quần áo cầu kỳ, con gái chỉ được tặng 200 lạng bạc làm của hồi môn khi lấy chồng.

Trong bức thư gửi cho con trai thứ, ông căn dặn: “Con trai còn nhỏ thì không được tham lam, sống xa hoa và không được sống lười nhác. Dù con là ai, là học giả, nông dân hay thương gia, đều phải biết cần cù lao động, tương lai mới không bao giờ thất bại.”

Cha mẹ dù yêu thương con đến mấy, cũng phải để con tự vất vả lao động, kiếm tiền bằng chính mồ hôi và nước mắt của mình, con mới biết trân quý giá trị của đồng tiền và sức lao động chân chính. Bởi vì, trong hành trình trưởng thành, càng được sống trong điều kiện vật chất dồi dào, trẻ càng không biết đền ơn đáp nghĩa. Được cha mẹ chiều chuộng, đáp ứng đầy đủ vật chất, trẻ càng đua đòi, sống xa hoa và phung phí.

Bát mì thứ ba - tình cảm

Tình yêu có cảm giác như thế nào? Có lẽ là bát mỳ khó ăn nhất trong ba bát mì.

“Tính cảm” không chỉ là sợi dây gắn kết tình cảm giữa con người với nhau mà còn là yếu tố không thể bỏ qua trong các tương tác xã hội. Ví dụ, khi một người bạn gặp khó khăn, việc giúp đỡ kịp thời không chỉ có thể giải quyết vấn đề mà còn làm sâu sắc thêm tình cảm với nhau.

Tuy nhiên, trong nhịp sống hiện đại hối hả, việc duy trì tình cảm của con người gặp rất nhiều thách thức. Cuộc sống của mỗi người ngày càng bận rộn, việc giao tiếp trực tiếp mặt đối mặt giảm dần, việc thể hiện cảm xúc cũng trở nên đơn giản hơn. Chăm sóc tốt tình cảm của mình khi mối quan hệ đang tốt đẹp không khó, nhưng điều khó là duy trì thái độ lịch thiệp sau khi mối quan hệ tan vỡ.

Trong “Chiến quốc Sách” có nói rằng: “Quân tử giao tuyệt, bất xuất ác thanh”, đại ý muốn nói: người có tu dưỡng khi không qua lại với ai đó nữa thì cũng sẽ không nói những lời xấu ác khó nghe.

triet-ly-co-nhan-tu-3-bat-mi-cua-doi-nguoi-5

Có một số người, có lẽ ngày hôm qua họ từng là người bạn rất thân thiết, hoặc là người yêu đã từng thề non hẹn biển với họ, những một khi đã chia tay, họ sẽ vạch trần khuyết điểm của nhau trước mặt mọi người, thậm chí còn dùng những lời lẽ ác độc chửi rủa để trút bỏ hận thù.

Việc quá khứ của hai người đều là bí mật giữa hai người nếu bị tiết lộ sẽ là một loại tổn hại cho cả hai bên. Mối quan hệ càng thân thiết thì thiệt hại càng nặng nề. Bởi vì họ đã quá hiểu nhau, nên biết rất rõ điểm yếu của đối phương.

Mối quan hệ giữa mọi người với nhau thường là sự tương hỗ, nếu bạn không giữ thể diện cho người khác, người khác đương nhiên sẽ không sẵn lòng nhường đường cho bạn.

Tục ngữ có câu: “Một lời nói tử tế sưởi ấm người ta trong ba mùa đông, nhưng một lời nói xấu làm người ta đau lòng trong sáu tháng”.

Để lại một chút ân tình để chúng ta có thể gặp lại nhau trong tương lai. Nếu bạn chăm sóc tốt cảm xúc của mình thì cảnh giới cuộc sống của bạn sẽ lên một tầm cao mới. Lời tốt đẹp khích lệ người khác sẽ mang đến thiện lành, còn lời nói xấu làm tổn thương người lại có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Trong cuộc đời cuộc mỗi người, khi có tấm bằng trái tim từ bi và khuyến thiện, cùng những lời tốt đẹp sẽ đem đến thiện duyên cho mỗi người. Khi nhìn thấy tài năng, tri thức, phẩm đức và thiện hạnh của người khác, hãy dùng lòng chân thành để tán dương, học hỏi, đồng thời xóa bỏ lòng đố kỵ và ngạo mạn của bản thân để mở rộng tâm lượng của chính mình. Nếu mỗi người đều nói lời tốt đẹp, chắc chắn cả xã hội chúng ta sẽ trường tồn trong thái yên ổn, thái bình.

Xem thêm: Cổ nhân dạy: 5 cách đối nhân xử thế khiến ai gặp cũng phải quý mến

Đọc thêm

Khổng Tử từng nói: “Đức người quân tử như gió, đức tiểu nhân như cỏ. Gió thổi thì cỏ rạp”. Đây quả là một cách so sánh rất sinh động.

Cổ nhân nói: 'Đại trí nhược ngu' là một loại cảnh giới cao thượng
0 Bình luận

Lão Tử từng giảng "càng làm vì người khác nhiều thì càng sở hữu nhiều". Câu nói ấy dường như vẫn còn giá trị đến tận hôm nay.

Cổ nhân dạy: Càng làm vì người khác nhiều thì càng sở hữu nhiều
0 Bình luận

Làm phụ nữ, đừng bận tâm tới việc người khác nghĩ gì về mình. Biết được mình đang sống thế nào mới là điều quan trọng nhất.

Cổ nhân nói: Phụ nữ đẹp không phải ở dung nhan mà là nhờ khí chất
0 Bình luận


Bài mới

Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 18 giờ trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 22 giờ trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Mùi áo của má – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mùi áo của má thoang thoảng mùi khói bếp, mùi nắng và cả mùi yêu thương mà cả đời này nó chẳng thể nào gọi thành tên được.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói: Phụ nữ có 5 bộ phận càng xấu chồng càng nhiều lộc

Nhiều người cho rằng, phụ nữ đẹp thì số sướng, chồng vinh hoa quý. Nhưng thực tế, không ít người phụ nữ sở hữu những nét tướng "xấu" lại mang đến may mắn, tài lộc cho chồng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
“Bí kíp” của Mẹ chồng– Câu chuyện nhân văn cảm động

“Bí kíp” của mẹ chồng nào có gì ngoài tình yêu, đầu tiên là yêu mình, sau đó đến yêu người. Lo cho mình sao thì lo cho người vậy.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay'?

Cổ nhân cho rằng, số phận con người liên quan đến nhiều yếu tố, ví dụ như giờ sinh, tướng đi, bàn tay, bàn chân... Thế mới có câu "đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Cổ nhân: Lời không thể tùy miệng, việc không thể tùy tâm; giữ miệng và phòng thân là việc quan trọng nhất đời người

Miệng lưỡi nhanh hơn trí não không phải là ưu điểm, bởi lời nói khinh suất có thể gây tổn thương cho người khác.

Đề xuất