Chị chồng mê cúng bái – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Chị chồng tôi là người sẵn sàng chi cả chục triệu đồng cho việc cúng bái, giải hạn nhưng trong cuộc sống lại rất vô tâm, hờ hững với bố mẹ đẻ của mình.

Chuyện cúng bái, giải hạn đầu năm là quan điểm tâm linh của mỗi người. Tôi không phản đối hay có ý kiến gì về việc này, nhưng đôi khi lại thấy chướng tai gai mắt với một số trường hợp. Đó là chuyện cúng bái của chị chồng tôi.
Chị ấy làm kinh doanh nên rất coi trọng việc lễ bái. Chị sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng cho việc cúng bái, giải hạn nhưng lại vô tâm với chính bố mẹ ruột của mình.
Dịp đầu năm nào chị cũng chi rất nhiều tiền cho việc cúng bái cầu tài lộc, may mắn, mâm cúng lúc nào cũng thịnh soạn, mâm cao cỗ đầy. Chị còn mời cả những thầy cao tay về làm lễ. Mỗi lần lễ xong là lại bỏ phong bì cả chục triệu đồng cho thầy. Chị bảo làm vậy công việc làm ăn mới suôn sẻ, phát đạt được.
Nhưng điều đáng buồn là với bố mẹ ruột của chị, tức là bố mẹ chồng tôi chị lại rất hờ hững. Ông bà đã già, sức khỏe ngày một yếu nhưng chị chẳng mấy khi quan tâm, hỏi han. Ngay cả những dịp lễ Tết, thời điểm cả nhà quây quần, đoàn tụ chị cũng chỉ ghé qua một tí rồi vội vã đi ngay.

Gần đây nhất bố chồng tôi ốm, mẹ chồng gọi điện cho chị mấy lần nhưng chị không nghe máy. Tôi nhắn tin thì chị trả lời cụt lủn rằng: “Cậu mợ đưa ông đi khám đi, chị đang bận đi lễ ở tỉnh rồi”. Đến khi bố nhập viện tôi báo thì chị lại trách “Sao mợ lại không nói sớm”.
Không chỉ vậy, mỗi lần chúng tôi nhắc khéo chị quan tâm đến ông bà nhiều hơn, chị lại chống chế: “Ông bà có lương hưu có thiếu cái gì đâu”. Thực tế về mặt vật chất ông bà không thiếu thốn gì, nhưng điều các cụ cần nhất là sự quan tâm, thăm hỏi của con cái chứ không phải chỉ là những thứ vật chất như chị nghĩ. Nhưng với chị dường như điều đó thật xa xỉ. Trong khi đó, những vị thầy cúng lại được chị quan tâm, cung phụng hết mực.
Có lần mẹ chồng đau chân, không đi chợ được. Tôi bận con nhỏ đang ốm nên nhắn chị ghé mua giúp ông bà vài thứ. Chị đọc xong tin nhắn thì bảo: “Mợ gọi ship đi người ta giao đến tận nhà cho”. Trong khi tuần trước chị chạy cả trăm cây số để thăm hỏi một ông thầy tít trên núi cao.
Có lẽ chị chồng tin rằng nhờ cúng bái, làm lễ mà công việc chị mới thuận lợi suốt bao năm qua. Nhưng chị không hiểu rằng, phúc báo không chỉ đến từ việc dâng hương, cúng dường, mà còn từ cách đối nhân xử thế, từ lòng hiếu thảo với cha mẹ mình. Người ta vẫn nói "tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là chân tu". Tiếc rằng, chị chồng tôi lại đang đặt lòng thành không đúng chỗ.
Xem thêm: Mua đất lo hậu sự cho mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Đọc thêm
Con dâu bệnh nặng cần tiền phẫu thuật nên xin mẹ chồng cho bán vàng cưới. Mẹ chồng chấp nhận nhưng đưa kèm điều kiện khiến con dâu nghe xong uất ức không ngừng.
Tôi đã làm dâu tròn 10 năm. Suốt 10 năm qua tôi luôn sống chung với mùi nhang khói vì mẹ chồng là một người cuồng cúng bái.
Tôi chẳng thể hiểu điều gì đã khiến người mẹ vốn có tính tiết kiệm, hay lo nghĩ cho con cháu lại một mực đòi mua đất với giá hơn 1 tỷ để lo hậu sự cho mình sau khi khuất núi. Càng nghĩ tôi càng thấy rối rắm, không biết phải giải quyết thế nào.
Tin liên quan
Không bao giờ nổi giận với người khác, và cũng không nổi giận với chính mình, mới được gọi là chân nhân!
Cuộc sống của chúng ta sẽ tốt hơn mỗi ngày khi ta hội tụ đủ 7 yếu tố dưới đây.
Chúng ta có thể nhìn thấu một người khi họ tức giận, mất đi ý chí. Lúc này, họ sẽ bộc lộ rõ nội tâm của bản thân.