Gia tài của mẹ – Câu chuyện nhân văn sâu sắc
Cả đời làm lụng vất vả, gia tài của mẹ đâu chỉ là 42 triệu đồng mà đó là tấm lòng hiếu thảo của 6 người con.

Câu chuyện cảm động về gia đình cụ bà Tố Anh (90 tuổi, Trung Quốc) hiện đang được cộng đồng mạng trên nền tảng Toutiao chia sẻ rầm rộ.
Bà Tú Anh năm nay đã 90 tuổi, hiện đang sống tại một làng quê nghèo ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Cả cuộc đời bà đều gắn bó với mảnh đất này, và cũng chính những thửa ruộng này đã nuôi các con bà khôn lớn.
Bà cụ có 6 người con, 3 trai và 3 gái. Bà kết hôn với chồng vào năm 19 tuổi. Cả 2 đều xuất thân từ gia đình thuần nông nên khi kết hôn chẳng có tài sản gì quý giá ngoài con trâu cày ruộng. Vợ chồng bà đến với nhau bằng tình cảm chân thành nên vô cùng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Cả hai cố gắng làm lụng để nuôi các con khôn lớn.
Vì nhà nghèo không có tiền nên những người con của bà Anh đều phải bỏ dở việc học. Trong số 6 người con của bà thì 4 người theo nghiệp làm nông của cha mẹ, chỉ có 2 người con út tự lên thành phố kinh doanh.
Chồng mất sớm nên một mình bà Tú Anh nuôi dạy các con trưởng thành. Suốt hàng chục năm qua cuộc sống của bà chưa bao giờ hết khổ cực. 9 năm trước, vì tuổi già sức yếu nên con cái khuyên bà ở nhà nghỉ ngơi, dừng hẳn công việc nhặt ve chai. Sáu người con của bà cụ không mấy dư giả, nên chẳng thể phụng dưỡng mẹ già đến nơi đến chốn. Thế nhưng, tuần nào họ cũng quây quần ở nhà để mẹ bớt tủi thân.
Vài ngày trước, bà Anh thấy cơ thể không được khỏe. Dự cảm chẳng lành, thế là bà gọi cả 6 người con về để dặn dò. Cả cuộc đời làm lụng vất vả, đến nay bà mới tiết kiệm được 12.000 NDT (khoảng 42 triệu đồng). Dù số tiền không nhiều nhưng bà cụ vẫn muốn chia đều cho các con của mình.

Bà vẫn luôn cảm thấy có lỗi các con vì không thể cho chúng học hành đến nơi đến chốn. Dành dụm cả đời mà gia tài của mẹ cũng chỉ có được 42 triệu đồng, cầm số tiền ít ỏi trên tay bà sợ sẽ làm tổn thương các con, khiến chúng thất vọng. Thế nhưng, phản ứng của 6 người con làm bà vô cùng bất ngờ và xúc động.

Thấy mẹ lấy ra 12.000 NDT trong chiếc túi nilon màu trắng, 6 người con không kìm được cảm xúc. Ai nấy đều rơi nước mắt thương xót cho người mẹ khổ cực của mình. Chẳng ai bảo ai, từ người con cả đã ngoài 60 đến người con út, ai nấy quỳ gối trước mẹ. Không một lời nói chỉ trích hay trách móc, 6 người con chỉ nói những lời cảm ơn và dành những cái ôm trìu mến dành cho mẹ của mình.
Câu chuyện cảm động của gia đình bà cụ 90 tuổi này được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Nhiều người cho rằng bà Tú Anh chính là người mẹ hạnh phúc nhất trên đời, vì dù không giàu có nhưng bà có đến 6 người con hiếu thảo, luôn yêu thương mẹ. Ngoài kia có biết bao người già bạc mệnh mong ước có được cuộc sống ý nghĩa như bà.
Theo Đời sống Pháp luật
Đọc thêm
Sau khi trải nghiệm cuộc sống ở viện dưỡng lão và thuê giúp việc, cụ ông 78 tuổi mới nhận ra đâu mới là nơi trú ẩn tuổi già hoàn hảo.
10 năm chăm sóc cụ bà bị con cái bỏ bê, dù không tên trong bản di chúc nhưng tôi vẫn thấy ấm lòng và biết ơn bà cụ.
Trong lúc 3 em trai trách bố mẹ thiên vị khi chia tài sản, tôi chỉ lặng lẽ gửi một tấm ảnh vào nhóm chat, tất cả đều xin lỗi.
Tin liên quan
Một mình chăm mẹ già 80 tuổi suốt 3 năm, sau khi nghe chia sẻ của đồng nghiệp, người phụ nữ quyết định đưa mẹ vào viện dưỡng lão.
Người chủ tiệm treo tấm bảng “Bán chó con” lên cánh cửa. Những tấm biển kiểu như vậy luôn hấp dẫn những vị khách hàng nhỏ tuổi.
Trong buổi họp lớp hôm ấy bức thư của bố khiến tôi nhận ra, dù bố không không nói ra thương như đằng sau sự im lặng dõi theo đó là cả bầu trời yêu thương.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.