Bản di chúc tình người – Câu chuyện nhân văn cảm động

10 năm chăm sóc cụ bà bị con cái bỏ bê, dù không tên trong bản di chúc nhưng tôi vẫn thấy ấm lòng và biết ơn bà cụ.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đây là câu chuyện do chị Khương Hạ (Trung Quốc) chia sẻ trên nền tảng Sohu và nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Cách đây 10 năm, do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên vợ chồng tôi phải lên thành phố tìm việc. Ở thời điểm đó, chúng tôi phải nuôi 4 đứa con. Nếu chỉ dựa vào mấy sào ruộng ở quê thì các con tôi sẽ sớm phải bỏ học. Thế là tôi và chồng quyết định gửi con lại cho ông bà chăm sóc và khăn gói lên thành phố tìm việc.

Chồng tôi làm việc trong các công trường. Còn tôi lựa chọn công việc chăm sóc người già. Với sự giúp đỡ của chị dâu, tôi được giới thiệu đến nhà bà Hồng, một cán bộ đã về hưu.

Bà cụ có 4 người con, 2 trai và 2 gái. Các con của bà Hồng hiện đang sống ở nước ngoài, cả 4 người đều có sự nghiệp riêng mức lương rất cao. Dẫu không phải lo lắng quá nhiều chuyện con cái, song bà cụ này vẫn rất buồn. Bởi các con của bà luôn bận rộn với công việc nên ít khi có thời gian trở về thăm nhà. Bà cụ sống trong căn nhà rộng đến 200m2 nhưng lúc nào cũng chỉ lủi thủi có một mình, hiếm khi nghe thấy tiếng người nói cười.

Bà cụ cho biết trước đây, lúc chồng còn sống thì 2 người nương tựa vào nhau. Sau này, ông cụ qua đời vì bệnh tật. Chỉ còn 1 mình, nên bà quyết định thuê người giúp việc nhằm đỡ đần việc nhà, quan trọng hơn là có người để trò chuyện, tâm sự.

Ban đầu, tôi thấy bà Hồng trông có vẻ nghiêm khắc và cứng rắn. Nhưng qua một thời gian tiếp xúc, tôi nhận thấy bà cụ là một người dễ mến, đối xử tốt với mọi người xung quanh. Công việc của tôi tại nhà bà Hồng cũng khá đơn giản, chỉ bao gồm dọn dẹp và nấu ăn.

Tuy nhiên kể từ năm đầu năm 2022, sức khỏe của bà cụ ngày càng yếu đi, phải thường xuyên nhập viện. Công việc vì thế cũng nhiều lên. Khi bà cụ ở bệnh viện, tôi sẽ phải nhờ chồng đến trông nom giúp còn mình chạy về nhà để chuẩn bị đồ ăn mang vào. Thỉnh thoảng, con trai tôi hiện đang học đại học ở đây, cũng sang giúp một tay trong việc trông nom bà cụ.

Bà Hồng nói rằng khi nhìn thấy con trai tôi, bà có cảm giác như thấy mấy đứa cháu ruột của mình. Thấy bà cụ vui vẻ mỗi lần ghé đến nên con trai tôi cũng thường đến bệnh viện để trò chuyện, tâm sự. Theo thời gian, gia đình tôi với bà Hồng như người một nhà. Mọi vui buồn hay khó khăn chúng tôi đều san sẻ cùng nhau.

Cho đến cuối năm 2023, bác sĩ nói bệnh của bà trở nặng, khó lòng qua khỏi. Tôi nghe vậy lập tức gọi các con của bà cụ từ nước ngoài về. Gia đình tôi cũng đồng hành để tiễn bà cụ trên chặng đường cuối cùng này.

Sau khi hoàn thành hết công việc, các con của bà có mời tôi ở lại để công bố bản di chúc. Lúc này, tôi hoàn toàn không tin vào những gì mình nghe thấy. Trong bản di chúc để lại, cụ Hồng không chia cho các con của mình bất kỳ một đồng nào. Song, 1 phần tài sản của bà sẽ được quy đổi để tài trợ học bổng cho 4 đứa con của tôi. Số còn lại sẽ được chia cho 3 người bạn thân thiết nhất của bà.

Ban-di-chuc-tinh-nguoi-cau-chuyen-nhan-van-cam-dong

Nghe đến đây, tôi hoảng loạn vô cùng, tôi sợ các con của bà hiểu lầm mình. Tôi nhanh chóng giải thích: “Chuyện này tôi không hề hay biết. Tôi không nghĩ mình sẽ có tên trong bản di chúc”.

Trong suốt quá trình làm việc tại nhà bà Hồng tôi chưa bao giờ dám mong cầu được thừa hưởng tài sản. Gia đình tôi và bà cụ thân thiết nhưng vẫn có giới hạn. Tôi chăm sóc bà cụ suốt 10 năm và được nhận mức lương đều đặn hàng tháng. Tôi vô cùng biết điều này, bởi khoản tiền đó đã giúp gia đình tôi trang trải cuộc sống, giúp các con tôi được đến trường và mẹ già ở quê không phải vất vả chuyện đồng áng. Thế nên, dẫu biết rằng gia đình bà cụ có nhiều tài sản nhưng tôi chưa từng mơ tưởng sẽ có một phần trong đó.

Nhìn thấy phản ứng hoảng hốt của tôi, các con của bà Hồng vội nói: “Chúng tôi hiểu mong muốn của mẹ mình nên chị cứ nhận lấy. Từ tận đáy lòng, chúng tôi còn phải cảm ơn chị vì đã đồng hành với mẹ tôi suốt thời gian qua. Nếu không có sự chăm sóc của chị, mẹ tôi chắc chắn không thể có cuộc sống thoải mái, vui vẻ đến lúc cuối đời như vậy”.

Nói xong, con trai của bà cụ yêu cầu luật sư làm các thủ tục cần thiết để các con của tôi nhận được món quà quý giá này. Tôi nhận ra dù không được thừa kế tài sản từ bà cụ nhưng bản thân vẫn thấy ấm lòng và biết ơn vô cùng. Bởi việc làm của bà có thể giúp tương lai của gia đình tôi tươi sáng hơn. Từ nay trở đi, 4 đứa con của tôi sẽ không phải lo chuyện học phí nữa. Chúng sẽ yên tâm học hành và theo đuổi đam mê của mình nhờ học bổng của bà Hồng tài trợ.

Theo Người đưa tin

Xem thêm: Tấm ảnh nối tình thân – Câu chuyện gia đình đáng ngẫm

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Trong lúc 3 em trai trách bố mẹ thiên vị khi chia tài sản, tôi chỉ lặng lẽ gửi một tấm ảnh vào nhóm chat, tất cả đều xin lỗi.

Tấm ảnh nối tình thân – Câu chuyện gia đình đáng ngẫm
0 Bình luận

Thấy thái độ của con rể trong ngày cưới, bố liền bảo tôi xách váy về với bố. Nghe bố nói xong tôi bật khóc nức nở, trên đời này chỉ có bố mẹ mới yêu thương tôi vô điều kiện.

Về với bố - Câu chuyện hôn nhân đáng ngẫm
0 Bình luận

Suốt 2 năm, người thầy giáo này thường xuyên cõng học sinh ngủ quên về nhà, biết lý do đằng sau nhiều người không khỏi bất ngờ và xúc động.

Cõng học sinh về nhà – Câu chuyện nhân văn xúc động
0 Bình luận

Tin liên quan

Đinh Thanh Thiên (SV Báo chí K46, ĐH Khoa học, ĐH Huế) không chỉ có tính cách vui vẻ, nhiệt huyết mà còn đam mê các hoạt động thiện nguyện.

Người trẻ vì cộng đồng: Chàng sinh viên báo chí và khối tài sản mang tiên 'tình người'
0 Bình luận

Vừa qua, chuyến xe miễn phí đã đưa gần 1.100 sinh viên các tỉnh miền Trung và miền Bắc đang theo học tại TP.HCM về quê đón Tết.

Tết ấm tình người: Chuyến xe miễn phí đưa sinh viên về quê đón Tết cùng gia đình
0 Bình luận

Công ty cũ tôi nghỉ việc đã 5 năm bỗng gọi điện thoại báo tôi tới lĩnh 50 triệu. Cầm số tiền đó trên tay tôi mới thực sự hiểu thế nào là sự ấm áp tình người.

Ấm áp tình người – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người mẹ sau 32 năm bán hết tài sản để tìm con mất tích

Chứng kiến cuộc đoàn tụ của mẹ con bà Lý Tĩnh Chi ai cũng xúc động rơi nước mắt. Sau 32 năm ròng rã tìm con mất tích, cuối cùng người mẹ ấy cũng nhận lại được quả ngọt.

Hải An
Hải An 5 giờ trước
Con gà mái – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Câu chuyện về con gà mái đã dạy chúng ta một điều rằng, những giọt nước mắt rơi trong đám tang không phải là nước mắt đau thương, mà là nước mắt của sự hối tiếc và ăn năn

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Lấy chồng muộn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mặc cho mọi người ngọt nhạt rằng chị lớn tuổi rồi lấy chồng cũng chẳng ích gì, nếu muốn thì kiếm đứa con là đủ, nhưng chị vẫn quyết tâm lấy chồng vì muốn tìm nơi nương tựa cuối đời.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Phép màu có giá bao nhiêu? – Câu chuyện nhân văn cảm động

Thì ra, phép màu kỳ diệu ấy có giá một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ và lòng tốt của người bác sĩ tử tế.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Món quà bất ngờ của mẹ tôi - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, mẹ tôi an nhàn hoàn toàn, cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ lạc quan, yêu đời và luôn là người truyền năng lượng tích cực cho con cháu.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Người xưa dặn: Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, hút tài hút lộc

Trong phong thủy, bếp được xem là nơi “tụ tài, hút lộc”. Để vun đắp cho sự thịnh vượng của gia đình, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tránh 3 điều tốt kỵ mà người xưa dặn dò.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Trông mong gì ở con trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha mẹ nuôi con không kể ngày kể tháng, vậy mà tôi chỉ mới vừa bị bệnh con trai liền đùn đẩy trách nhiệm cho em gái… tôi nghe mà chua xót vô cùng.

Thanh Tú
Thanh Tú 12/05
Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 11/05
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 09/05
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 06/05
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 05/05
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

PC Right 1 GIF
Đề xuất