Già cậy người dưng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Nhà có đứa con trai thành đạt, cứ ngỡ tuổi già của bà sẽ được an nhàn, hưởng phước nào ngờ già không cậy con mà lại phải cậy người dưng cưu mang, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đã hơn 5 năm kể từ ngày bà từ quê ra đây sống với vợ chồng con trai và trở thành hàng xóm thân thiết với tôi. Chẳng biết tự lúc nào tôi trở thành “bạn tri kỷ” của bà, dù trên thực tế tôi chỉ đáng tuổi cháu của bà. Tôi là người tật nguyền, không thể đến trường học như các bạn. Từ nhỏ đến lớn tôi chỉ quanh quẩn ở nhà phụ mẹ bán hàng. Sau này, tôi lớn hơn một tí thì mẹ xin đi làm công nhân tại một xưởng may, giao lại cho tôi quan tạp hóa xem như kiếm nghề cho tôi tự lập mưu sinh.

Nhà tôi và nhà chú Thìn, con trai bà cụ sát cạnh nhau. Hàng ngày, khi con cháu đi làm, đi học, bà lại khóa cổng rồi sang quán tạp hóa ngồi bán hàng với tôi cho vui. Khách khứa thỉnh thoảng mới có nên phần lớn thời gian hai bà cháu ngồi xem tivi hoặc trò chuyện. Nghe mẹ tôi nói chú Thìn hiện đang làm giám đốc một công ty lớn, vợ chú ấy cũng đảm nhiệm vị trí cao ở một cơ quan nhà nước. Bà cụ chỉ có mỗi chú Thìn là con, chồng mất từ sớm, một mình bà tần tảo nuôi con khôn lớn.

Bà kể, chú Thìn thông minh từ nhỏ, dù kinh tế gia đình không mấy khá giả nhưng bà cũng cố gắng làm lụng nuôi chú ăn học đại học. Tốt nghiệp xong chú được nhận vào làm tại một công ty kinh doanh hàng xuất nhập khẩu. Sau này, chú được chính giám đốc công ty tin tưởng, yêu mến gả con gái cho. Từ ngày kết hôn với con giám đốc, sự nghiệp của chú thăng tiến vù vù, chẳng mấy chốc mà nối nghiệp bố vợ trở thành giám đốc, tại nhà vợ chú cũng chỉ có một cô con gái duy nhất.

Khu nhà tôi đều là những gia đình có kinh tế tầm trung, mình nhà chú Thìn là giàu có, có địa vị xã hội. Tôi không biết có phải vì khoảng cách giàu nghèo không mà gia đình chú Thìn sống tách biệt hẳn so với mọi người. Hằng ngày, buổi sáng vợ chồng chú và con cái đều lên xe ô tô đi học, đi làm đến tối mịt mới về nhà. Cửa nhà lúc nào cũng đóng im ỉm, chẳng bao giờ giao lưu, hay nói chuyện với mọi người. Theo quan sát của tôi, nhà chú Thìn chỉ đông vui trong những dịp lễ tết. Mọi người bảo vì cô chú làm to nên những ngày ấy người ta hay tới biếu xén mới có cảnh nhộn nhịp như vậy.

Bà cụ được vợ chồng 'chú Thìn đón lên sau cái lần bà bị ốm tưởng chết ở quê. Sau này tôi được bà kể lại thì mới biết hóa ra lần bà ốm tưởng chết đi ấy, chú Thìn bị mấy bác trưởng họ gọi về chỉ trích, bảo chú là đứa con bất hiếu, giàu có vậy mà để mẹ già sống một mình dưới quê, đau ốm không ai chăm sóc. Sau đó, chú Thìn mới đón mẹ ra phố sống cùng gia đình.

gia-cay-nguoi-dung-cau-chuyen-dang-suy-ngam

Ai cũng nghĩ bà cụ sống cùng con cháu sẽ vui vẻ hơn, nào ngờ đó lại là những ngày buồn tủi nhất đời bà. Hai đứa con chú Thìn từ nhỏ đã không được gần gũi bà nội, bởi trước đây vợ chồng chú đều lấy lý do bận rộn công việc nên chẳng đưa con về quê bao giờ. Bà cụ nhiều lần muốn lên thăm cháu nhưng chẳng thấy các con mời mọc hay ngỏ ý nên cũng chẳng dám đi. Cứ vậy tình cảm bà cháu hầu như chẳng có. Bà sống trong nhà cô đơn, buồn tủi mà không biết nói cùng ai. Từ ngày ở nhà con trai, bà sợ cảnh ngồi không nên bảo vợ chồng con trai cho giúp việc nghỉ, hằng ngày bà sẽ đi chợ nấu ăn, dọn dẹp cho. Con dâu bà nghe vậy thì đồng ý bảo là để bà có việc làm cho “đỡ buồn”.

Hàng ngày, chúng ra khỏi cửa không chào bà lấy một câu, đi về cũng xem bà như không khí. Chúng chỉ nhớ đến bà khi cần óc người lấy cho cốc nước, hộp sữa mang lên phòng.

Nghe bà kể tôi tự hỏi chú Thìn có phải con ruột của bà không, vì chẳng có đứa con nào mà lại đối xử với mẹ mình như thế. Mang tiếng là người có địa vị xã hội mà chú Thìn về nhà là lại nặng lời, quát mắng mẹ mình không ra gì. Nhiều hôm công việc không suôn sẻ, về nhà nhìn thấy bà chú lại giận cá chém thớt.

Không chỉ chú Thìn mà bà còn bị cô con dâu chì chiết nhiều lần về nếp sống hằng ngày như chuyện đi vào nhà vệ sinh không tắt đèn, chuyện bà nấu cơm lúc nào cũng nhão nát,… Nhiều lần không chịu được bà đánh tiếng bảo vợ chồng con trai cho về quê sống như tước. Nhưng cả hai nghe xong thì lớn tiếng mắng bà, bảo giờ về quê cho người khác lại bảo vợ chồng hai người bất hiếu à. Hàng xóm xung quanh thấy vậy thì không ít người thương bà cụ, bảo số bà khổ, sống còn không bằng người giúp việc trước đây của họ.

Tôi muốn giúp bà cụ nhưng lực bất tòng tâm. Sau mấy lần bà hỏi tôi về chỗ nuôi dưỡng người già trên tivi, tôi cứ nghĩ bà buồn nên suy nghĩ vu vơ, ngờ ngờ một ngày nọ bà lặng lẽ bỏ đi thật. Vợ chồng chú Thìn tìm khắp mọi nơi, tìm cả ở quê nhưng đến nay vẫn chưa thấy bà cụ quay về. Một lần nọ, tôi tình cờ nghe đứa cháu bà bảo nhà họ đã tìm thấy bà ở một trung tâm nuôi dưỡng người già ở miền trung, họ vào tận nơi nhận bà nhưng bà nhất quyết không nhận họ là con cháu mình. Bà bảo chồng mất từ lâu, không có con cái nên già lại bà vào đây để cậy nhờ người dưng. 

Xem thêm: Chia tay tình cũ – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Sau sự cố lần ấy, bà mới hiểu ra, cháu nào cũng là cháu, mỗi đứa sẽ có một con đường riêng của mình, chỉ cần chúng nó làm người tử tế, chân chính thì đều là… cháu “xịn” cả!

Cháu “xịn” với cháu “thường” – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Chẳng những không biết ơn người ân nhân đã giúp đỡ mình suốt 4 năm đại học, nữ sinh này còn thậm chí còn trách móc: “Có tiền mua biệt thự tại sao không hỗ trợ tôi?”.

Giúp người người báo oán – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Nhìn bố mẹ chồng quan tâm, ưu ái em dâu khiến chị Phương thấy đố kỵ và ghen tỵ vô cùng. Mâu thuẫn chị em dâu cũng từ đây mà bắt đầu.

Mâu thuẫn chị em dâu – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Lời của bạn nên giống như những ngôi sao trên bầu trời chứ đừng như pháo nổ đêm giao thừa. Ai lại muốn nghe tiếng pháo nổi suốt đêm?

Cổ nhân dạy: Sống ở đời nhất định 'không chân chừ, không nói lời thừa thãi, không ra vẻ'
0 Bình luận

Sống ở đời, có những sai lầm có thể vãn hồi được nhưng cũng có những sai lầm khiến chúng ta phải hối tiếc cả đời. 

Cổ nhân nói: Sống trí huệ với những 'đại kỵ' sau để tránh sai lầm lớn trong đời
0 Bình luận

Cổ nhân dặn hậu nhân rằng, dẫu cuộc đời có nghèo khó đến đâu đi chăng nữa cũng đừng tham lam 4 loại tiền này. Khi lấy rồi thì rất khó để trả lại.

Cổ nhân dạy: 'Quân tử thích tiền nhưng phải lấy tiền có lương tâm'
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Chiến thắng chính mình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nếu không có sự nhầm lẫn của anh, tôi sẽ không biết việc chiến đấu với lòng tham của bản thân lại khó khăn đến thế. Tôi đã mất hàng giờ để suy nghĩ, để đấu tranh tư tưởng và may mắn là cuối cùng tôi đã làm đúng, đã chiến thắng được lòng tham của chính mình.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Người xưa dặn “Nghèo không tiếc 3 tiền, giàu không vào 3 cửa', càng ngẫm nghĩ càng thấm thía!

Câu nói “Nghèo không tiếc 3 tiền, giàu không vào 3 cửa” là một lời răn dạy sâu sắc của người xưa, phản ánh kinh nghiệm sống, triết lý nhân sinh và đạo lý ứng xử trong xã hội.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
“Hợp đồng giúp việc” với mẹ chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cứ nghĩ mẹ chồng ki bo khi bắt các con phải ký hợp đồng giúp việc với mức lương 6 triệu/tháng. Nào ngờ đến ngày cuối cùng bà lại cho các con một món quà lớn đến bất ngờ.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Cổ nhân dặn “Đêm không chải tóc, sáng không kể giấc mơ”, là vì sao?

Cổ nhân dặn “Đêm không chải tóc, sáng không kể giấc mơ”, nghe qua có vẻ chỉ là những lời khuyên liên quan đến thói quen sinh hoạt thường ngày. Nhưng nếu chiêm nghiệm kỹ hơn, ta sẽ nhận ra đây là một triết lý nhân sinh sâu sắc, phản ánh lối sống đầy chừng mực, tinh tế và cẩn trọng của người xưa.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Lặng người trước câu nói của con – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Câu nói của con như một nhát dao cứa vào lòng tôi. Vợ chồng tôi mải mê kiếm tiền, nghĩ rằng chỉ cần cho con đủ đầy vật chất là được, nhưng điều con cần chỉ là thời gian bên bố mẹ mà thôi...

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Cổ nhân dạy: “40 không lấy vợ, 50 không may quần áo”, càng nghĩ càng thấm thía!

Cổ nhân dạy “40 không lấy vợ, 50 không may quần áo.” Thoạt nghe, câu nói này nghe có vẻ kỳ lạ và khó hiểu đối với người hiện đại, nhưng nếu tìm hiểu sâu sẽ thấy đây là một lời nhắc nhở mang tính triết lý, phản ánh quan niệm sống, đạo đức và nhân sinh quan của người xưa.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Cháu yêu cháu ghét – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cháu gái sốt cao nhập viện nhưng tất cả những gì mẹ chồng tôi lo chỉ là “cẩn thận không lại lây cho thằng em”. Tôi không thể nào chấp nhận được cái kiểu cháu yêu cháu ghét của mẹ chồng…

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Cổ nhân dặn: “Nhìn mặt mà bắt hình dong”, người có 3 tướng mặt này thì nên tránh xa, đừng dại kết bạn kẻo rước họa vào thân

Từ ngàn xưa, ông cha ta đã có câu "Nhìn mặt mà bắt hình dong", ngụ ý rằng dung mạo của con người phần nào phản ánh tính cách, tâm tư và phẩm chất bên trong. Dù không hoàn toàn tuyệt đối, nhưng nhân tướng học cổ phương Đông vẫn tin rằng gương mặt là tấm gương soi tâm hồn và từ đó, có thể phần nào dự đoán được một người có đáng tin, có nên kết giao hay không. Cũng vì thế mà cổ nhân dặn, khi chọn bạn mà chơi thì nên cẩn trọng với người có 3 tướng mặt này kẻo rước họa vào thân.

Hải An
Hải An 08/06
Gửi cháu cho bà – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Hai đứa con tôi đều là người tốt, chúng không có ác ý khi gửi cháu cho bà trông. Nhưng tôi biết rằng nhiều ông bà cũng đang trải qua cảnh giống như tôi: Vừa nghỉ hưu là lập tức gánh thêm một công việc toàn thời gian đó là “bảo mẫu cao tuổi”.

Thanh Tú
Thanh Tú 07/06
Khối C00 và nỗi ngỡ ngàng của một thế hệ đang ngồi trên ghế nhà trường – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Tớ yêu khối C00 không phải vì nó "dễ", mà vì nó khiến tớ rung động. Vì nó khơi dậy trong tớ một tình yêu với quê hương, với con người, với tiếng nói và ký ức.

Thanh Tú
Thanh Tú 06/06
Bữa cơm với mẹ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Câu chuyện từ bữa cơm chung với mẹ đã dạy tôi rất nhiều điều. Con người không phải hoàn toàn không nên nổi giận, nếu không sẽ thành nhu nhược. Nhưng biết cách bình tĩnh, hít thở sâu để cho góc nhìn rộng ra, để sự bao dung giúp cuộc đời của họ và cả trái tim của mình nhẹ nhàng hơn.

Hải An
Hải An 05/06
Cổ nhân dặn “Gia hòa vạn sự thành” có nghĩa là gì?

"Gia hòa vạn sự thành" không chỉ là một lời khuyên, mà còn là chân lý vượt thời gian về tầm quan trọng của sự hòa thuận trong gia đình đối với thành công và hạnh phúc của mỗi con người.

Hải An
Hải An 04/06
Trả lương cho vợ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Dù không đi làm ngoài xã hội, người vợ vẫn đảm đương khối lượng công việc lớn, từ chăm sóc con cái, lo toan nhà cửa đến hỗ trợ tinh thần cho chồng. Việc trả lương cho vợ ở nhà chăm con là một cách thể hiện sự trân trọng và công nhận công sức mà người vợ bỏ ra trong vai trò nội trợ và nuôi dạy con cái.

Hải An
Hải An 03/06
Người xưa dặn “Gia phong tốt vượng ba đời” nghĩa là gì?

Trong cõi nhân sinh, có những giá trị không hào nhoáng nhưng bền bỉ như mạch nước ngầm, nuôi lớn cả một dòng tộc qua năm tháng. Một trong những giá trị ấy, cổ nhân gọi là “gia phong” tức là nề nếp, quy tắc sống, cách con người trong một mái nhà đối đãi với nhau và với thế gian. Vì thế mới có câu “gia phong tốt vượng ba đời”.

Hải An
Hải An 02/06
Quả mận dập của mẹ - Câu chuyện nhân văn cảm động

Hơn 10 năm rồi tôi không còn được ăn thứ quà vặt nào ngon như quả mận dập của mẹ. Ngay cả khi ăn quả mận to đẹp, đắt tiền, hương vị cũng chẳng được trọn vẹn như xưa.

Hải An
Hải An 01/06
Tuyệt kỹ dưỡng sinh của cổ nhân: Ghi nhớ 10 ĂN và 1 UỐNG, sống thọ thêm 10 năm!

Việc sống khỏe và tăng thêm cả thập kỷ tuổi thọ không phải điều xa vời, nếu bạn biết áp dụng bí quyết ăn uống dưỡng sinh của vị họa sĩ gạo cội Trung Hoa.

Hải An
Hải An 31/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất