Đừng bao giờ chia tài sản sớm cho con - Câu chuyện đáng suy ngẫm
Cụ ông 68 tuổi vì muốn an tâm tuổi già mà chọn cách chia tài sản sớm cho con, nào ngờ đến lúc chia xong, các con không hỏi han ông dù chỉ một cuộc điện thoại.

Ông Lưu có 3 người con, hai trai và một gái. Vì muốn gia đình có cuộc sống đầy đủ, ấm no nên thời trẻ ông ra sức làm việc để kiếm tiền. Khi có được chút vốn, ông bắt đầu mở một cửa hàng kinh doanh. Vì công việc làm ăn khá thuận lợi nên dần dần ông Lưu cũng có của ăn, của để.
Mấy năm trước, trong một lần không may ông Lưu bị ngã gãy chân phải ngồi xe lăn. Hằng ngày, ông chỉ biết quanh quẩn quanh nhà để đợi con cháu để hỏi thăm, chăm sóc. Con trai cả của ông khi ấy đang điều hành một công ty, công việc rất bận rộn nên không có nhiều thời gian đến thăm bố. Con trai thứ hai thì từ nhỏ đã nhiễm nhiều thói hư tật xấu, sau này được nhận vào một xưởng máy làm công nhân, lương chỉ đủ để nuôi bản thân. Ông Lưu chỉ có mỗi cô con gái út là hiếu thảo, mặc dù có gia đình riêng nhưng cô luôn tranh thủ thời gian rỗi về thăm và chăm sóc bố.
Mọi người nhìn, ai nấy đều bảo ông là người hạnh phúc vì có nhà cửa, có tiền tiết kiệm, cuộc sống hằng ngày lại khá êm đềm. Tuy vậy trong lòng ông Lưu vẫn có nỗi khổ riêng. Ông đau đáu một nỗi lo, lỡ sau này mình mất thì tài sản chia như thế nào.

Thực tế, ông đã suy nghĩ khá kỹ về chuyện này. Có điều, ông Lưu nghĩ rằng, một ngày mình không có tiền thì các con có còn chăm sóc, quan tâm ông như bây giờ không. Trước đây, một người bạn của ông đã chia tài sản cho các con quá sớm, để rồi sau khi nhận được chúng lại thờ ơ, bất hiếu, đẩy ông ấy vào viện dưỡng lão sống.
Nhưng sau khi suy tính kỹ càng, ông Lưu vẫn quyết định chia tài sản cho 3 người con của mình. Ông hy vọng sau này khi mình mất, các con sẽ không phải tranh giành, đánh mất tình thân vì chuyện này.
Vì điều kiện con trai cả khá tốt nên ông chỉ để lại cho con 10 vạn NDT (350 triệu), con trai thứ 2 có cuộc sống khó khăn hơn nên ông để lại cho 15 vạn (526 triệu) và con gái út thì được 5 vạn (175 triệu). Số tiền còn lại khoảng 5 vạn NDT ông giữ lại cho mình để chi trả chi phí sinh hoạt hằng ngày. Còn căn nhà đang ở ông cũng nhờ người định giá rồi bán đi, đem chia đều cho các con.
Sau khi nhận được số tiền bố chia, các con của ông Lưu ai nấy đều phấn khởi, luôn miệng cảm ơn ông. Nhưng sau đó không lâu, ông Lưu lại cảm thấy vô cùng hối hận vì quyết định này. Từ ngày chia tài sản xong, hai con trai chẳng mảy may quan tâm gì đến ông. Trước đây một tháng còn về thăm ông 1-2 lần, nay thì một cuộc gọi cũng không có. Nếu ông có gọi thì họ cũng chỉ trả lời qua loa, hứa sẽ sắp xếp.
Lúc này, ông Lưu mới nhận ra, ngày trước hai người con thường xuyên ghé đến chỉ vì muốn ông chia tài sản. Càng nghĩ ông càng không thể hiểu được, tại sao ông vất vả chăm sóc các con như vậy mà bây giờ chúng lại coi ông như người lạ.
Nhưng may là ông Lưu vẫn còn cô con gái út. Mặc dù, biết bố chia tài sản cho mình không nhiều, nhưng cô không oán trách hay ghét bỏ bố. Ngược lại, cô còn quan tâm, chăm sóc bố hơn trước. Vì không thấy các anh trai về thăm, cô đã đưa bố về nhà mình để tiện chăm sóc và báo hiếu.
Xem thêm: Lòng thành được đền đáp – Câu chuyện nhân văn cảm động
Đọc thêm
Vốn dĩ tôi và vợ sắp cưới có thể có một cái kết hạnh phúc, nhưng sau cùng chúng tôi lại phải chia tay nhau vì bữa cơm gặp mặt hai gia đình.
Nhìn thấy sự nhẹ nhàng và cảm thông của người bạn dành cho cô vợ vụng về, anh chợt nhận ra bản thân chưa từng làm một người chồng tốt đúng nghĩa.
Một mình chăm mẹ chồng ròng rã suốt 10 năm, đến khi bà qua đời, tôi không có tên trong di chúc nhưng lại là người sướng nhất vì lòng thành được đền đáp xứng đáng.
Tin liên quan
Dù được tung hô là "nữ tướng" quyền lực nhưng Lý Phi Phi không bị danh lợi cám dỗ. Tất cả tình yêu của cô đều dành cho AI.
Giếng nước không có quan trọng đối với đời sống của mỗi gia đình mà còn là kết tinh trí tuệ của người xưa. Nhưng vì sao khi xây xong giếng lại thả một ít cá và rùa vào trong?
Người thông minh bao giờ cũng có cách hành xử thông minh. Họ biết cười, ca, nói đúng lúc, đúng chỗ.