Học làm người chồng tốt – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn thấy sự nhẹ nhàng và cảm thông của người bạn dành cho cô vợ vụng về, anh chợt nhận ra bản thân chưa từng làm một người chồng tốt đúng nghĩa.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sau những giờ họp căng thẳng triển khai dự án mới, Trung về nhà thì ngỡ ngàng trước không khí vắng lặng của ngôi nhà, cửa đóng then cài, anh thầm nghĩ không viết vợ anh và mấy đứa nhỏ đi đâu. Nhấc điện thoại gọi Vân thì đầu dây bên kia không nhấc máy, anh nhắn tin thì mãi lâu sau Vân mới trả lời: “Hôm qua tôi có nói rồi mà anh không nhớ à? Tôi xin nghỉ phép cho con về ngoại chơi 1 tuần. Thời gian đó anh cứ tự do thoải mái sống theo ý anh và suy ngẫm xem nếu anh thực sự thấy mệt mỏi với người vợ như tôi thì tốt nhất là đường ai nấy đi”.

Đọc xong những dòng tin nhắn của Vân, Trung khá sốc.Sau gần 6 năm kết hôn, đây là lần đầu tiên Vân nói với anh bằng giọng điệu gay gắt và dứt khoát như thế. Trung không nghĩ rằng cuộc cãi vã hôm qua lại khiến vợ chồng căng thẳng như vậy. Chẳng là trong lúc nấu cơm tối, Vân tranh thủ lấy bát đũa và nước mắm đặt  sẵn trên bàn ăn. Bé Na lẫm chẫm đi đến nghịch bát mắm dây khắp người. Vân đang nấu nồi canh trên bếp không để ý, đến khi Trung quay lại nhìn thấy thì nổi giận, mắng vợ xa xả: “Chưa ăn cơm mà để bát mắm ra đó làm gì? Làm việc không tí khoa học nào. Chẳng hiểu ngày xưa mẹ dạy em kiểu gì mà giờ có mấy việc nhà làm cũng không xong”.

Nghe chồng chê trách nhiều lần Vân đã quen tai, nhưng Trung lại nhắc đến cả mẹ khiến Vân bức xúc phản ứng lại: “Phải, từ trước đến nay có cái gì vợ làm mà anh vừa ý đâu. Nói cho anh biết, đừng bao giờ đưa mẹ tôi vào những chuyện này”. Tối đó Vân ăn uống qua loa rồi cho con đi ngủ sớm. Còn Trung thì điềm nhiên cầm cốc bia vừa uống vừa xem bóng đá, chẳng mảy may để ý đến cảm xúc của vợ.

Đến hôm sau, khi thấy vợ về quê Trung cũng coi đó là chuyện thường. Lòng thầm nghĩ: “Để coi đi được mấy bữa”. Những ngày đầu tiên ở một mình, Trung cảm thấy thoải mái yên tĩnh vô cùng. Rồi một tối họ, khi Trung đi làm về thì Huy, người bạn thân cách đó mấy dãy phố rủ sang nhà ăn cơm. Hai gia đình cũng thân thiết nên Trung không câu nệ làm gì mà nhận lời luôn.

hoc-lam-nguoi-chong-tot-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam

Lúc Trung qua chơi nhà thì Tươi, vợ của Huy đang nấu ăn trong bếp. Trung ngồi ngoài phòng khách mãi cũng chán nên vào bếp xem. Trung nhận thấy Tươi khá vụng về nấu nướng, nên Huy phải đứng cạnh nhắc nhở. Mà Tươi cũng chẳng phải tuýp người gọn gàng, nhìn căn bếp lộn xộn, ngổn ngang đủ thứ. Thế mà Huy lại lặng lẽ đứng cạnh, dọn dẹp, lau rửa cho vợ mà không cằn nhằn lấy một lời.

Trung vốn có tính sạch sẽ nên nếu là Vân như vậy thì anh đã mắng sa sả rooif. Nhưng có một điều lạ là dù sạch sẽ nhưng Trung không bao giờ tự giác xắn tay vào dọn dẹp cho vợ dù vợ có bận rộn đến đâu. Hằng ngày, Vân phải dậy từ sớm để chuẩn bị bữa sáng, đưa các con đi học, rồi vội vàng đến công ty. Buổi tối về lại tất bật cơm nước, nhà cửa, con cái. Nhiều hôm Trung biết vợ mệt nhưng vẫn phải nấu ăn cho chồng con. Tuy nhiên, đôi khỉ chỉ vì nêm nếm quá tay một chút cũng khiến Trung cau có, khó chịu và Vân lại lẳng lặng nghe những lời chỉ trích. Nghĩ lại, Trung giật mình nhận ra bản thân mình chưa từng là một người chồng tốt. Anh bao giờ cũng khắt khe, cáu gắt với vợ.

Trong bữa ăn, cả nhà Huy ai nấy đều nói chuyện vui vẻ, thoải mái. Huy liên tục gắp đồ ăn cho vợ. Khác hẳn với không khí gia đình Trung, bởi lúc nào anh cũng nghiêm khắc, liên tục mắng mỏ con cái nếu ăn uống rơi vãi ra ngoài. Trung chợt nhận ra mình còn mắc thêm một sai lầm nữa đó là không giữ thể diện cho vợ trước mặt các con, bởi có lần bé lớn đã phản ứng lại khi bố mắng mẹ chuyện gì đó.

Một bữa ăn tối tại nhà Huy khiến Trung nhận ra vô vàn bài học thấm thía trong cuộc sống gia đình. Gia đình Huy dù kinh tế không mấy khá giả nhưng lúc nào cũng hạnh phúc, ấm áp. Trong khi đó, vợ chồng Trung lúc nào cũng xa cách, lạnh nhạt vì những đòi hỏi, trách móc vô lý của Trung.

Quay về nhà trong sự suy tư, Trung nhìn lại căn bếp ngăn nắp nhưng không hề có hơi ấm của người vợ, ngôi nhà lặng như tờ vì thiếu vắng tiếng cười đùa của bọn trẻ. Trung nhận bản thân mình đã sống quá ích kỷ. Những lỗi lầm của anh bắt đầu hiện lên rõ ràng và nỗi ân hận cứ thế chất chồng. Trung nhớ những nụ cười của Vân, nhớ ánh mắt đầy tình yêu thương và sự chăm sóc tỉ mỉ mà cô dành cho gia đình. Trung nhận ra mình đã sai khi không biết trân trọng những điều nhỏ nhặt mà vợ đã làm cho gia đình.

Trung quyết định xin nghỉ phép, về quê ngoại để đón vợ con lên. Anh làm mọi cách để Vân nhận lời xin lỗi của mình và tự hứa sẽ thay đổi để trở thành một người chồng, người cha tốt hơn. Trung học cách chia sẻ công việc nhà cùng với vợ, đồng thời cũng dành thời gian chăm sóc và dạy dỗ các con cùng vợ. Vân dù vẫn còn dè dặt sau những tổn thương đã qua, nhưng cô cũng dần cảm nhận sự thay đổi từ chồng mình và mở lòng đón nhận.

Xem thêm: Hạnh phúc tuổi già – Câu chuyện nhân văn cảm động

Đọc thêm

Trước sự giúp đỡ của người bạn, chị Hòa mới ngỡ ngàng nhận ra rằng, lòng tốt và sự nhiệt tình của chồng mình đã được đền đáp một cách xứng đáng.

Lòng tốt được đền đáp – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Sau buổi họp lớp, tôi cảm thấy hối hận vô cùng vì vừa mất tiền, lại vừa rước thêm khó chịu vào người, đã vậy chẳng có được một bữa no vào bụng.

Buổi họp lớp chóng vánh – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Mỗi tháng nhận lương hưu tôi đều lấy chia hết cho các con, các cháu. Đến lúc bệnh cần tiền gấp, các con đưa trả 2 túi vải, tôi cầm mà rưng rưng vì hạnh phúc.

Hạnh phúc tuổi già – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Tin liên quan

Phúc khí không tự nhiên mà có cũng chẳng thể cưỡng cầu. Người nhiều phúc khí cuộc sống tự nhiên suôn sẻ. Người kém phúc, cuộc sống khó khăn, lận đận.

Cổ nhân nói: Người vô phúc trên thân sẽ lộ 3 tật xấu
0 Bình luận

Dưới đây là 4 điều tai hại biến một gia đình lụi bại, ngay hiểm nhất là điều cuối cùng.

Cổ nhân nói: Gia đình có 4 dấu hiệu này sớm muộn cũng tàn lụi
0 Bình luận

Người thông minh bao giờ cũng có cách hành xử thông minh. Họ biết cười, ca, nói đúng lúc, đúng chỗ.

Cổ nhân dạy: 3 việc người thông không làm - 'không cười, không ca, không cãi'
0 Bình luận


Bài mới

Cha dượng của tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Chưa kịp hưởng hạnh phúc bên vợ và con gái đầu lòng, ba tôi được lệnh chuyển sinh hoạt nằm vùng ở nội đô Sài Gòn dưới vỏ bọc một thương gia. Từ đó ba má tôi người Nam kẻ Bắc, những lời nhắn nhủ cũng thưa dần…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 14 giờ trước
Người xưa nói: Gương mặt có 3 nét cao là phúc tướng giàu có

Theo người xưa, ai sở hữu gương mặt có đủ 3 nét này sẽ là phúc tướng, cuộc đời giàu sang, phú quý. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 18 giờ trước
Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đề xuất