Con gà bay mất – Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Nhờ tấm lòng nhân từ độ lượng của vợ, khôn khéo nói con gà bay mất mà vị tú tài có được tiếng thơm, được giúp đỡ lên kinh thi và đỗ trạng nguyên.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Có một vị thư sinh nghèo, sống bằng nghề viết chữ thuê cho người khác. Gần đến tết âm lịch, người ta nhờ viết câu đối nhiều, vị thư sinh nghèo kiếm được chút tiền liền đi mua một con gà trống về đưa cho vợ.

Lúc người vợ đang đun nước để làm thịt gà thì một người đầy tớ của nhà hàng xóm chạy tới, lớn giọng nói: “Vợ chồng nhà này nhanh thật đấy, mới thoáng cái đã bắt con gà nhà ta rồi”. Nói xong, bà ta nhấc con gà lên mang đi. Người vợ nhìn theo chẳng nói một câu nào.

Buổi tối vị thư sinh về nhà, không thấy thịt gà đâu bèn hỏi vợ: “Sao mình lại không làm thịt gà vậy?”.

Người vợ trả lời: “Đều tại thiếp quá ngu ngốc, gà không giết được mà còn làm nó bay mất. Thật sự xin lỗi chàng!”.

Người chồng nghe vậy thì an ủi vợ: “Cũng tại ta kém cỏi, nếu có tiền mua thịt lợn thì sẽ không xảy ra việc này!”.

Mùng 1 tết, người hàng xóm bất ngờ đến nhà vợ chồng thư sinh nghèo chúc Tết, còn nói với vị thư sinh rằng: “Cậu là người đại nhân đại nghĩa, sau này chắc chắn sẽ có tiền đồ tốt đẹp. Năm nay kinh thành tổ chức khoa thi, ta nghĩ cậu nên đi dự thi”.

Vị thư sinh mặt đỏ ửng nói: “Tôi biết kinh thành tổ chức khoa thi, nhưng nhà tôi đến miếng ăn còn khó khăn nói gì đến lộ phí vào kinh dự thi”.

con-ga-bay-mat-cau-chuyen-nhan-van-sau-sac (1)

Người hàng xóm nghe vậy thì nói tiếp: “Ta biết điều này, nên hôm nay ta qua để nói là ta sẵn sàng cho cậu mượn tiền đi thi. Số tiền này thứ nhất không cần hạn trả nợ, thứ hai không cần trả lãi. Ta thực sự cảm thấy cậu sau này sẽ có phúc lớn, đỗ đạt làm quan to”.

Ông ta nói xong thì cáo từ ra về trong sự ngỡ ngàng của vị thư sinh. Người vợ lúc này mới cười nói: “Chắc hẳn con gà hàng xóm đã được tìm thấy rồi”.

Người chồng càng nghe càng không hiểu chuyện gì xảy ra, người vợ mới từ tốn kể lại: “Hôm qua nhà hàng xóm qua lấy con gà nhà mình về. Thiếp sợ chàng trở về sẽ nổi giận, như vậy sẽ khiến nhà người ta đón năm mới không suôn sẻ và nhà mình cũng vậy. Thế nên thiếp mới nói con gà bay mất”.

Người chồng nghe xong trong lòng thầm cảm thấy bội phục tấm lòng nhân từ độ lượng của vợ.

Trong lúc hai vợ chồng đang nói chuyện thì người đầy tớ nhà hàng xóm cầm 200 lượng bạc sang, nói là tiền của ông chủ bảo mang qua cho thư sinh đi dự thi ở kinh thành. Người đầy tớ sau khi đưa tiền xong thì cũng cúi đầu xin lỗi vợ chồng vị tú tài: “Tôi thật sự xin lỗi, hôm qua không tìm hiểu kỹ mà nhận sai gà nhà hai người. Tối hôm qua con gà quay về nhà, lúc đó chúng tôi mới biết là đã lấy nhầm gà. Thế mà hai người không tức giận quát mắng hay có động tĩnh gì. Ông chủ tôi liền nói con người rộng lượng như vậy, ngày sau nhất định sẽ có tiền đồ. Trong lòng ông ấy rất bội phục tiên sinh”.

Vị tú tài đến lúc này đã hết sức minh bạch, tất cả những gì có được đều nhờ vào lòng nhân từ của vợ. Thế là vị tú tài nhận tiền làm lộ ví vào kinh dự thi và quả nhiên đã đỗ trạng nguyên kỳ thi năm đó.

Sưu tầm

Xem thêm: Bữa ăn miễn phí – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Đọc thêm

Việc thờ cúng gia tiên nhà chồng là trách nhiệm của con dâu như tôi vì con gái đã lấy chồng thì với nhà mẹ đẻ như bát nước đổ đi ư?

Thờ cúng gia tiên – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Năm đó khi yêu nhau, chúng tôi đã đặt ra ám hiệu riêng chính là gấp tờ 1 đô thành hình tam giác và gửi cho nhau qua bưu điện thay cho lời báo bình an.

Tình yêu 1 đô – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Bữa ăn miễn phí này tôi ăn nhưng trong lòng nặng nề quá đỗi, tôi nghĩ mình phải khuyên người phụ nữ tội nghiệp kia ly hôn ngay lập tức, phải sống vì chính mình. 

Bữa ăn miễn phí – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Sống ở đời phải cố gắng biến mình thành người thông minh đại trí. Để làm được điều đó phải nhớ "2 không hỏi, 3 không tranh".

Cổ nhân dặn: Kẻ đại trí '2 không hỏi, 3 không tranh'
0 Bình luận

Tranh cãi với người khác là điều không nên. Vì vậy, cổ nhân dạy bước vào tuổi trung niên, không nên tranh cãi với 3 loại người này.

Cổ nhân dạy: Bước vào tuổi trung niên chớ nên tranh giành với 3 loại người này
0 Bình luận

Những người có lòng tham thì lúc nào cũng thích lợi dụng người khác. Đối với họ, tình bạn chẳng là gì cả. Vì thế cổ nhân mới dặn phải tránh bằng mọi giá.

Cổ nhân dặn: 4 loại người phải 'giữ cửa', mời vào nhà y rằng gặp họa
0 Bình luận


Bài mới

Trái đắng tuổi xế chiều – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở tuổi xế chiều, tôi sống trong sự lạnh nhạt và oán hận của con gái vì tôi từng ép con bé phải học hành chăm chỉ, giỏi giang trong khi đó lại thoải mái nuông chiều con trai út.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 24 giờ trước
Người xưa dặn: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt

Từ những quan sát ở đời sống mà người xưa đúc kết ra nhiều kinh nghiệm quý, trong đó có câu: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'không hứa khi vui, không nói khi giận, không than khi buồn'?

Người xưa cho rằng, muốn sống hạnh phúc thì nên biết 3 không: không hứa khi vui, không nói khi giận và không than khi buồn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thức ăn thừa – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi sẽ không ngại khi nhận “thức ăn thừa” của hai bác dù đã biết sự thật. Bởi đó là sự tử tế, tình yêu thương mà hàng xóm đã dành cho chàng trai trẻ xa quê như tôi.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao 'đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'?

Người xưa có lời răn dạy: 'Đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'. Vì sao lại thế?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cha dượng của tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Chưa kịp hưởng hạnh phúc bên vợ và con gái đầu lòng, ba tôi được lệnh chuyển sinh hoạt nằm vùng ở nội đô Sài Gòn dưới vỏ bọc một thương gia. Từ đó ba má tôi người Nam kẻ Bắc, những lời nhắn nhủ cũng thưa dần…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa nói: Gương mặt có 3 nét cao là phúc tướng giàu có

Theo người xưa, ai sở hữu gương mặt có đủ 3 nét này sẽ là phúc tướng, cuộc đời giàu sang, phú quý. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Đề xuất