Bữa ăn miễn phí – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Bữa ăn miễn phí này tôi ăn nhưng trong lòng nặng nề quá đỗi, tôi nghĩ mình phải khuyên người phụ nữ tội nghiệp kia ly hôn ngay lập tức, phải sống vì chính mình. 

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cách đây không lâu, tôi cùng mấy người bạn vào trung tâm thương mại để ăn trưa để chuẩn bị cho buổi hội thảo về chủ đề “Hôn nhân gia đình” vào chiều nay. Bỗng tôi nghe thấy giọng nói rất quen ở bàn ăn bên trong vọng ra. Giọng của người đàn ông trông có vẻ ngọt ngào và lả lướt. Tôi tò mò ghét mắt vào nhìn thì chao ôi, đó là chú Toàn hàng xóm nhà tôi, hiện là phó giám đốc của một công ty nhà nước đây mà.

Chú Toàn năm nay cũng đã ngoài 50 tuổi, theo nhận xét của mọi người thì chú là một người đàn ông nghiêm túc. Chú đi làm về rất đúng giờ, trong nhà lúc nào cũng nghe thấy tiếng chú dạy dỗ con cái và nhắc nhở vợ từ việc nhỏ đến việc lớn. Rồi chú giúp vợ chửa cái này cái nọ chứ “bỏ uổng”, đây là câu chú hay dùng. Tuy có tính “tiết kiệm” nhưng chú lại rất thoải mái với con cái. Hai đứa con gái nhà chú xinh đẹp, duyên dáng lắm. Chú cho hay cho tiền các con đi chơi cuối tuần với bạn bè, các ngày lễ lạt cũng chẳng thiếu. Nói chung, chú Toàn chuẩn người đàn ông của gia đình và hợp với kiểu người có “văn hóa” trong mắt mọi người.

Lại nói về cô Vân, vợ chú Toàn, cô ấy năm nay cũng gần 50 tuổi. Cô Vân là kế toán của một công ty nhà nước, nhìn cô bây giờ có thể thấy lúc còn trẻ chắc hẳn cô cũng là một hoa khôi, thông minh xinh đẹp, có ăn có học đoàn hoàng. Gia đình tôi mới chuyển đến khu phố này cũng gần 2 năm nay thôi. Có mấy lần sang nhà chơi thì cô Vân có tâm sự là hiện cô đang tạm nghỉ việc ở nhà để điều trị bệnh đau nửa đầu. Tuy vậy, cô vẫn vui vẻ, sống chan hòa với hàng xóm láng giềng, cô cũng làm hết mọi việc trong nhà để chồng yên tâm làm việc, các con yên tâm học hành. Công việc của tôi cũng thường xuyên ở nhà, nên thỉnh thoảng tôi cũng ghé sang nhà trò chuyện, tâm sự cho cô đỡ buồn. Hai chúng tôi nói chuyện hợp ý nhau lắm.

Nhắc đến chứng đau đầu của cô ai cũng nghĩ đó là bệnh hay gặp ở người lớn tuổi thôi. Nhưng sự thật không phải vậy, đó là một câu chuyện buồn. Cô Vân đã lấy hết can đảm nói ra khi tôi “chuẩn đoán” căn bệnh cô đang mang nặng trong lòng. Cô giật mình vì những việc bản thân cố giấu kín đã bị tôi phát hiện. Biết không thể giấu nữa, cô kể hết mọi chuyện cho tôi nghe và muốn tôi cho cô ấy một lời khuyên.

Bua-an-mien-phi-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam (1)

Chuyện là, trong một lần đi làm cô đã bắt gặp chồng cô – chú Toàn, đang chở một cô gái và cả hai có những cử chỉ thân mật với nhau. Thấy vậy cô cố tình chạy thật nhanh qua, nhưng vẫn bị hai người trên xe nhìn thấy. Chú Toàn nhận ra việc mình ngoại tình đã bị vợ bắt gặp. Thế là chú ấy trơ trẽ bắt cô dừng xe lại, tát cô ngã dúi xuống đường trước mặt cô gái đang khinh khỉnh ngồi trên xe với lý do: Cô đã va quẹt xe cua anh ta và nhìn đểu. Cô Vân đứng hình, há hốc miệng vì không nghĩ trước mặc người xa lạ chồng cô lại đánh cô rồi để mặc cô đứng đó như trời trồng, lên xe chở ôc gái kia đi mất hút. Vụ việc xảy ra lâu rồi nhưng cô Vân không có ai để giãi bày, tâm sự cho đến khi gặp tôi - một bác sĩ tâm lý chuyên lo chuyện bao đồng.

“Vì các con, vì sĩ diện và vì cả sự vũ phu “kín” của anh ta nên cô mới phải im lặng giữ kín mọi chuyện và nhận hết mọi đau khổ về mình. Hiện tại, cô không phải mắc bệnh đau nửa đầu, mà là bệnh phụ khoa trầm trọng. Giờ cô không biết phải làm sao nữa? Các con của cô cũng đã 15, 18 tuổi cả rồi. Ba mẹ cô cũng đã già, khổ nỗi là họ cứ nghĩ thằng rể học cao, hiểu rộng, biết điều, con gái lấy được người như vậy là rất sung sướng, có nhà cao cửa rộng để ở. Và điều khiến cô đau đớn hơn cả, là ở tuổi này cô còn phải phục vụ nhu cầu ngày càng mạnh bạo của anh ta. Cô thật sự kiệt quệ rồi, cháu ạ!”, cô Vân vừa nói vừa khóc nức nở.

Nói xong, cô lấy cho tôi xem một tập giấy dày ghi dòng chữ “Đơn ly hôn”. Mỗi năm cô đều viết mấy lần, nhưng chưa lần nào gửi được…

Cứ mải mê suy nghĩ về cô Vân, về cô vợ tội nghiệp của chú Toàn mà tôi không nhận ra chú ấy đã ngồi ở bàn ăn cùng chúng tôi tự lúc nào. Với nhiều món ngon mắc tiền được gọi ê hề trên bàn. Và tất nhiên không thiếu những câu chuyện vui vẻ, hài hước làm vừa lòng các bà bạn già có, trẻ có của tôi. Được một lúc, ấy lại dùng những lời có cánh tâng bốc tôi với các em gái trẻ: “Cô của các em rất tuyệt vời đấy! Là người hiểu biết rộng, giỏi giảng, chân thành lại hay thương người nữa”.

Thế rồi, bữa ăn cũng kết thúc, chú Toàn đứng dậy trả tiền cho bữa trưa đắt đỏ với thái độ: Tôi có nhiều tiền để bao các cô mà! Nhìn gương mặt chú Toàn đang đong đưa, lả lướt với các em gái trên bàn tôi bỗng nhớ tới mấy câu thơ: “ Bướm chán hoa khi hoa tàn hoa héo/ Người yêu người không thể như bướm với hoa/ Mộng đời ơi, hãy cho ta mãi mãi/ Đừng như con bướm lượn lờ nhiều hoa”.

Sau bữa ăn miễn phí này tôi nghĩ mình chắc chắn sẽ phải nói cho Vân hiểu, muốn tâm hồn được thanh thản, muốn hạnh phúc trong nửa đời còn lại thì cô phải là chính mình, phải đi làm việc trở lại, chữa khỏi bệnh cho mỉnh và nhất định phải ly hôn với người chồng tệ bạc kia!

Sưu tầm

Xem thêm: Mảnh ghép hoàn hảo – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Đọc thêm

Nhìn con dâu nằm liệt giường mà tôi thương quá, tôi nói với nó: “Giờ mẹ coi con như con gái rồi! Cứ yên tâm ở đây, mẹ nuôi cả đời không phải đi đâu hết!”.

Mẹ nuôi con cả đời – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Nợ ba và các con kiếp này mẹ đã trả hết. Từ giờ hãy để mẹ được sống đúng ý mình. Ba với mẹ không ai xấu cả, chỉ là cả hai không phải mảnh ghép hoàn hảo của nhau.

Mảnh ghép hoàn hảo – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Nhìn ông bà nhường nhau mãi miếng thịt, chị thương quá đành phải nói dối với bà rằng người ta phát cơm từ thiện để lén mua cơm cho ông bà hằng ngày.

Cơm từ thiện – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Tin liên quan

Đến nay, gia đình của chị Đỗ Tuyết Minh ở Hà Nội đã có 5 người đăng ký hiến tạng, hi vọng có thể giúp ích cho đời.

Nể phục gia đình 5 người ở Hà Nội đăng ký hiến tạng: 'Chúng tôi sẽ để lại cho đời những gì cần nhất'!
0 Bình luận

Người xưa rất coi trọng ánh sáng trong phong thủy nhà ở, nhất là ánh sáng ở vị trí phòng khách và ban thờ.

Vì sao người xưa nói 'phòng khách sáng gia đình giàu, ban thờ sáng con cháu lụi bại'?
0 Bình luận

Mới đây, Công ty điện lực Quảng Ngãi vừa tổ chức lễ khởi công và bàn giao kinh phí hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho 5 hộ gia đình khó khăn trên địa bàn tỉnh.

PC Quảng Ngãi khởi công xây nhà tình nghĩa cho 5 hộ gia đình khó khăn
0 Bình luận


Bài mới

Cuộc chiến thừa kế – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Vụ kiện thừa kế kéo dài 4 năm khiến dư luận bàng hoàng. Mọi người ai cũng lên án những đứa con tham lam, khiến mẹ phải ra tòa khi đã ở tuổi xế chiều.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 giờ trước
Trái đắng tuổi xế chiều – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở tuổi xế chiều, tôi sống trong sự lạnh nhạt và oán hận của con gái vì tôi từng ép con bé phải học hành chăm chỉ, giỏi giang trong khi đó lại thoải mái nuông chiều con trai út.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa dặn: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt

Từ những quan sát ở đời sống mà người xưa đúc kết ra nhiều kinh nghiệm quý, trong đó có câu: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'không hứa khi vui, không nói khi giận, không than khi buồn'?

Người xưa cho rằng, muốn sống hạnh phúc thì nên biết 3 không: không hứa khi vui, không nói khi giận và không than khi buồn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thức ăn thừa – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi sẽ không ngại khi nhận “thức ăn thừa” của hai bác dù đã biết sự thật. Bởi đó là sự tử tế, tình yêu thương mà hàng xóm đã dành cho chàng trai trẻ xa quê như tôi.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao 'đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'?

Người xưa có lời răn dạy: 'Đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'. Vì sao lại thế?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cha dượng của tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Chưa kịp hưởng hạnh phúc bên vợ và con gái đầu lòng, ba tôi được lệnh chuyển sinh hoạt nằm vùng ở nội đô Sài Gòn dưới vỏ bọc một thương gia. Từ đó ba má tôi người Nam kẻ Bắc, những lời nhắn nhủ cũng thưa dần…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa nói: Gương mặt có 3 nét cao là phúc tướng giàu có

Theo người xưa, ai sở hữu gương mặt có đủ 3 nét này sẽ là phúc tướng, cuộc đời giàu sang, phú quý. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đề xuất