Nể phục gia đình 5 người ở Hà Nội đăng ký hiến tạng: "Chúng tôi sẽ để lại cho đời những gì cần nhất"!
Đến nay, gia đình của chị Đỗ Tuyết Minh ở Hà Nội đã có 5 người đăng ký hiến tạng, hi vọng có thể giúp ích cho đời.

Chị Đỗ Tuyết Minh (SN 1971, Hà Nội) cho biết, gia đình chị đã có 5 người đăng ký hiến tạng. Đó là vợ chồng chị, bố chồng và hai người con lớn, cùng đăng ký hiến xác, mô tạng ở Bệnh viện Quân y 103.
Người phụ nữ U60 tâm sự, vốn ham đọc sách từ nhỏ, chị tình cờ biết đến một người mẫu mắc bệnh ung thư, tâm nguyện của cô là muốn hiến xác cho Y học. Khi đọc câu chuyện này, chị cảm nhận được cả vẻ đẹp tâm hồn lẫn vẻ đẹp bên ngoài của cô gái ấy và chị nghĩ đến việc này mình có thể làm được. Lúc đó, thông tin đại chúng, mạng internet chưa phổ biến nên thật khó để tìm kiếm thông tin về việc hiến tạng.

Chị bắt đầu gọi đến Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia, Bệnh viện Quân y 103 để tìm hiểu và nghe tư vấn chuyên môn về vấn đề này. Tuy nhiên lúc đó, Bệnh viện 103 chưa tiếp nhận hiến tạng, hiến xác nên đã tư vấn chị đến Bệnh viện Việt Đức.
Năm 2016, chị Tuyết đăng ký làm thủ tục hiến tạng, không quên chia sẻ với gia đình. Thế là, lần lượt là bố chồng chị, rồi đến người chồng "đầu ấp tay gối" cùng quyết định làm việc tử tế này. Đáng nói, sau khi nghe ông và bố mẹ bàn bạc, các con chị cũng bày tỏ mong muốn được làm điều đó. Vậy là trong năm 2018, cả gia đình chị chính thức đăng ký hiến tạng, mô, xác cho Y học.

Người phụ nữ ấy tâm sự: "Những việc to lớn, vĩ đại thì chúng ta chưa thể làm được những việc trong khả năng của mình, máu của mình, xác của mình, tạng của mình thì mình có thể hiến được". Tuy bận rộn với công việc chính là nhà thiết kế thời trang, chị Tuyết vẫn năng nổ tham gia từ thiện ở các bệnh viện có người bệnh ung thư.
Việc đi từ thiện cũng giúp chị có cơ hội tiếp xúc, trò chuyện với người bệnh. Chị chia sẻ: "Nhiều người bị bệnh không chỉ tốn kém tiền bạc mà tinh thần cũng suy sụp. Tôi được biết nước ta có hàng chục nghìn người đang cần ghép mô, tạng duy trì sự sống, song chưa thể thực hiện được vì không đủ nguồn mô, tạng để ghép. Nếu một người khi mất đi có thể hiến một bộ phận nào đó của cơ thể để cứu sống một người khác, đó là điều thật tuyệt vời và chúng tôi sẽ để lại cho đời những gì cần nhất". Không chỉ đăng ký hiến mô, tạng, hiến xác, chị Tuyết Minh còn hỗ trợ, tư vấn cho những ai có ý định làm việc ý nghĩa này.
Theo Phụ nữ Việt Nam
Xem thêm: Gia đình 4 người tình nguyện hiến tạng, luôn sống với tâm niệm "cho đi là còn mãi"
Đọc thêm
Vượt lên nỗi đau mất mát, 2 gia đình đã ký giấy hiến mô tạng. Và chỉ trong vòng chưa đầy 24h, các y bác sĩ đã ghép, điều phối và hồi sinh 8 cuộc đời...
Điều tiếc nuối nhất của chị Hoa khi đẩy thi thể chồng vào phòng phẫu thuật là giác mạc của anh đã hỏi, không thể ghép được cho người khác.
Ở tuổi 23, Nguyễn Phương Thảo quyết định "rời phố về rừng" để khám phá vùng đất mới. Sau đó lại gắn bó với việc tổ chức các chương trình thiện nguyện cho trẻ em nghèo.
Tin liên quan
Ngày 6 và 7/7/2024, Lễ khởi công xây dựng cầu Thuận Hòa và điểm trường Bản Phố – Trường mầm non Lao Chải tại huyện Vị Xuyên, Hà Giang được tổ chức bởi Quỹ từ thiện Next-G Foundation cùng các nhà tài trợ. Sự kiện này có sự tham dự của lãnh đạo Huyện ủy và UBND huyện, đại diện các ban ngành và đông đảo người dân hai xã Thuận Hòa và Lao Chải.
Mồ côi cha mẹ từ sớm, tấm gương vượt khó của cô nữ sinh Dương Diệu Ái (Sóc Trăng) truyền cảm hứng và khiến nhiều người khâm phục.
Sống ở đời phải cố gắng biến mình thành người thông minh đại trí. Để làm được điều đó phải nhớ "2 không hỏi, 3 không tranh".