Vượt nghịch cảnh, nữ sinh mồ côi quyết tâm trở thành kỹ sư nông nghiệp
Mồ côi cha mẹ từ sớm, tấm gương vượt khó của cô nữ sinh Dương Diệu Ái (Sóc Trăng) truyền cảm hứng và khiến nhiều người khâm phục.

“Khi vừa nhận thức được cuộc sống, ký ức đầu tiên của em không phải là bánh kẹo, quà vặt mà chính là sự nghèo khó, thiếu thốn tình thương từ cha mẹ”, Dương Diệu Ái ngậm ngùi chia sẻ.
Diệu Ái kể, trước đây ba mẹ em là giáo viên, cuộc sống gia đình tuy không khá giả nhưng luôn hạnh phúc và tràn ngập tiếng cười. Nhưng lúc Ái lên 5 tuổi, ba mắc bệnh nặng qua đời, rồi 1 năm sau đó, mẹ cũng qua đời bỏ lại Ái cùng người anh trai chỉ mới 8 tuổi nương tựa vào nhau. Mất đi sự yêu thương, che chở của cha mẹ, hai anh em Ái được ngoại và các cậu đem về cưu mang, nuôi nấng. Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng ngoại và cậu út vẫn quyết tâm gồng gánh, cho hai cháu ăn học đầy đủ.
Cô nữ sinh mồ cô nhớ lại: “Hai anh em cùng ngoại với cậu sống trong một căn nhà nhỏ bằng gỗ tạp tiền chế, phía sau nhà người dân. Cứ mỗi mùa mưa đến, căn nhà lại ngập nước sình lầy, di chuyển, đi lại rất khó khăn. Hằng ngày, ngoại phải thức dậy từ rất sớm để làm bánh gánh ra chợ bán. Còn cậu thì đi hàn sắt cho người ta, thu nhập rất bấp bênh, tháng có tháng không”.

Ý thức được hoàn cảnh khó khăn của gia đình, nên từ nhỏ hai anh em Diệu Ái đã tự lập học hành, phụ giúp công việc nhà cho bà ngoại và cậu. Vào mỗi dịp nghỉ hè và những buổi không có lịch học, cả hai anh em lại đi bán vé số hoặc ra chợ bán bánh giúp bà.
Năm 2020, anh trai Diệu Ái tốt nghiệp THPT, thi đỗ vào Đại học Cần Thơ, chuyên ngành nuôi trồng thủy sản. Ngoài giờ học, anh trai vẫn đi làm thêm kiếm tiền để đỡ đần ngoại trang trải tiền sinh hoạt và tiền học. Noi theo tấm gương của anh trai, cùng với sự động viên, khích lệ của ngoại và cậu, Diệu Ái cũng nỗ lực học tập, 12 năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi cùng nhiều giải thưởng tại các cuộc thi cấp trường, cấp thành phố và cấp tỉnh. Năm lớp 12, nhận thấy mong muốn của mình là trở thành một kỹ sư nông nghiệp nên em đã đăng ký thi đại học chuyên ngành nông nghiệp công nghiệp tại trường đại học Cần Thơ. Và sau nhiều nỗ lực, cố gắng hiện tại em đã là sinh viên năm 2.
Kể từ khi bước vào môi trường đại học, cô nữ sinh mồ côi Dương Diệu Ái đã không ngừng học tập, làm việc và tham gia các phong trào do Đoàn trường tổ chức với mong muốn ra trường với tấm bằng giỏi, đem kiến thức của mình để phục vụ, xây dựng cho quê hương, đất nước.
Theo Vietnamplus
Xem thêm: Vượt nghịch cảnh, cô giáo “tí hon” truyền cảm hứng cho các em học sinh
Đọc thêm
Không đầu hàng số phận, cô giáo “tí hon” - Dương Thị Sinh (41 tuổi, Hà Nội) nỗ lực trở thành cô giáo, nghiêm túc giảng dạy, truyền cảm hứng học tập cho nhiều em học sinh.
Vượt qua sự tự ti, mặc cảm về bản thân, người phụ nữ khuyết tật – Đinh Thị Quỳnh Nga (1977, Hà Nội) đã thắp sáng hy vọng cho hàng trăm người đồng cảnh ngộ.
Dù không thể nhìn thấy mọi thứ, nhưng với tiếng đàn nguyện, chàng trai khiếm thị - Thái Quốc Thanh (1990, Bắc Ninh) đã tìm thấy niềm vui trong cuộc sống và truyền cảm hứng sống lạc quan quan cho mọi người.
Tin liên quan
Nếu trải qua được giây phút "thập tử nhất sinh", bé Tùng sẽ phải tiếp tục bước vào giai đoạn hồi phục chức năng, phẫu thuật tạo hình rất tốn kém. Trong khi đó, hoàn cảnh gia đình của bé rất khó khăn.
Thạch Ngọc Hải (SV năm 3 ngành công tác xã hội, trường ĐH Đồng Tháp) đã cùng các thành viên giúo đỡ trẻ em nghèo, mồ côi, khuyết tật ở miền Tây.
"Tôi là bác sĩ, nếu bạn cần giúp đỡ xin hãy dừng xe tôi lại" - đó là dòng chữ được bác sĩ Mạnh dán phía sau xe ô tô của mình với hi vọng trên những cung đường anh đi qua có thể giúp đỡ được nhiều người gặp nguy hiểm.