Vượt nghịch cảnh, cô giáo “tí hon” truyền cảm hứng cho các em học sinh
Không đầu hàng số phận, cô giáo “tí hon” - Dương Thị Sinh (41 tuổi, Hà Nội) nỗ lực trở thành cô giáo, nghiêm túc giảng dạy, truyền cảm hứng học tập cho nhiều em học sinh.

Biến cố xảy đến với chị Sinh là vào năm 2 tuổi, căn bệnh viêm cơ bất ngờ ập đến, dù gia đình gắng sức chạy chữa nhưng chân phải của chị Sinh vẫn ngày một teo dần. Điều này khiến chị đi lại khó khăn và chiều cao chỉ bằng một đứa trẻ.
Khiếm khuyết trên cơ thể đã khiến những ngày tháng đi học của chị Sinh trở thành cơn ác mộng vì sự tự ti. “Ngày còn đi học, tôi thường xuyên bị bạn bè trêu chọc, gọi với cái tên “kăng-gu-ru” hay “con thỏ”, khi ấy đêm nào tôi cũng nằm khóc thầm trong bất lực”, chị Sinh xúc động nhớ lại.
Vượt lên nghịch cảnh, chị Sinh quyết tâm học tập để thay đổi số phận, thay đổi cuộc đời mình. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, chị Sinh đạt thành tích nhiều năm học sinh giỏi, được thầy cô hết lời khen ngợi. Dù học giỏi là thế, nhưng hết lớp 12 chị phải ngậm ngùi dừng việc học để kiếm việc làm, phụ giúp kinh tế cho gia đình.

Bước ngoặt giúp cuộc đời chị Sinh bước sang một trang khác là khi trong xóm có 2 em nhỏ hoàn cảnh khó khăn, không thể đến trường được. Khi ấy, chị Sinh đang may vá tại nhà nên bố mẹ đem 2 em sang nhờ cô Sinh trông và kèm cặp giúp. Đồng cảm với hoàn cảnh của 2 em, nên chị Sinh nhận dạy kèm miễn phí. Và đây cũng chính là những viên gạch đầu tiên mở ra lớp học của cô giáo “tí hon” sau này.
Từ một lớp học miễn phí cho hai em nhỏ, cô giáo “tí hon” - Dương Thị Sinh giờ đã trở thành người mẹ thứ hai của 64 học sinh, trong đó nhiều em có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt. Nhờ sự tận tâm và phương pháp giảng dạy phù hợp, học sinh của lớp cô Sinh đều có sự tiến bộ vượt bậc.
Tiếng lành đồn xa, lớp học của cô giáo khuyết tật thu hút ngày càng nhiều phụ huynh đến gửi gắm con em. Công việc nào cũng có cái khó riêng của nó, có những ngày tháng áp lực khiến chị Sinh muốn từ bỏ. Nhưng bằng tình yêu thương và sự kiên nhẫn, cô giáo “tí hon” đã vượt qua và tiếp tục gieo hy vọng cho các em.
“Tôi đến với các con bằng tình cảm rất tự nhiên. Tôi thấy hình bóng mình ở các con, vậy nên tôi trân trọng và nỗ lực mỗi ngày để gieo niềm tin, hy vọng về một tương lai tươi sáng cho các con” - chị Sinh chia sẻ.
Theo Đại đoàn kết
Xem thêm: Vượt nghịch cảnh, người phụ nữ khuyết tật tạo công ăn việc làm cho hàng trăm công nhân
Đọc thêm
Vượt qua sự tự ti, mặc cảm về bản thân, người phụ nữ khuyết tật – Đinh Thị Quỳnh Nga (1977, Hà Nội) đã thắp sáng hy vọng cho hàng trăm người đồng cảnh ngộ.
Dù không thể nhìn thấy mọi thứ, nhưng với tiếng đàn nguyện, chàng trai khiếm thị - Thái Quốc Thanh (1990, Bắc Ninh) đã tìm thấy niềm vui trong cuộc sống và truyền cảm hứng sống lạc quan quan cho mọi người.
Đối với cô gái khiếm thị Nguyễn Thị Hồng (1998, Hà Nội), cờ vua không chỉ giúp em thay đổi cuộc sống, mà còn giúp em hoàn thiện tích cách và tìm thấy một nửa cuộc đời mình.
Tin liên quan
5 năm qua, Bí thư Đoàn Hậu Giang Dương Văn Minh luôn miệt mài cống hiến sức trẻ để giúp người khốn khó vượt qua nghịch cảnh.
Dù không thể tự đi lại, nhưng cô gái 8X - Nguyễn Thị Nhung (1982, Hà Nội) vẫn miệt mài cống hiến cho đời qua nhóm tình nguyện Hạc Giấy cho mình sáng lập.
"Tôi là bác sĩ, nếu bạn cần giúp đỡ xin hãy dừng xe tôi lại" - đó là dòng chữ được bác sĩ Mạnh dán phía sau xe ô tô của mình với hi vọng trên những cung đường anh đi qua có thể giúp đỡ được nhiều người gặp nguy hiểm.
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.