Vượt nghịch cảnh, cô gái 8X lập nhóm thiện nguyện giúp đỡ trẻ em khó khăn
Dù không thể tự đi lại, nhưng cô gái 8X - Nguyễn Thị Nhung (1982, Hà Nội) vẫn miệt mài cống hiến cho đời qua nhóm tình nguyện Hạc Giấy cho mình sáng lập.

Do ảnh hưởng chất độc màu da cam từ bố, từ khi sinh ra đến lúc 3 tuổi cô bé Nhung vẫn không thể tự bò, tự đi được. Gia đình tuy làm nông nghèo khó những vẫn hết lòng đem Nhung đi chạy chữa khắp nơi. Nghe người ta mách ở đâu có người chữa khỏi bệnh, là bố Nhung lại thu xếp dẫn con đến đấy. Chỉ đến khi bác sĩ kết luận, Nhung bị mắc di chứng lạ, hiện chưa có thuốc chữa, gia đình mới thôi nuôi hy vọng. Cứ thế, số phận nghiệt ngã đã khiến cuộc đời cô gái 8X – Nguyễn Thị Nhung gắn chặt với chiếc xe lăn.
Người bố thấy con gái vì mình mà phải tàn tật suốt đời nên đau khổ, day dứt mãi. Thế nhưng, Nhung lại luôn thầm cảm ơn bố vì đã giúp mình được sinh ra, dù có khó khăn vẫn nuôi cô khôn lớn và yêu thương cô hết mực. Những bức thư viết về bố không chỉ giúp Nhung đạt được giải thưởng trong nhiều cuộc thi mà còn là cách để chị bày tỏ lòng cảm ơn đến người bố thân yêu của mình.
Dù hoàn cảnh vô cùng éo le, nhưng chị Nhung luôn căn dặn bản thân phải sống thật ý nghĩa, cho đáng từng phút giây được sống trên đời. Cô gái 8X luôn mang trong mình những ý nghĩ lạc quan, vì chị tin rằng chỉ cần bản thân tích cực, những điều tốt đẹp sẽ ghé đến.

Năm 2009, chị Nhung được bạn dẫn đến một mái ấm trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đó là nơi những trẻ em mồ côi, khuyết tật được chăm sóc, nuôi dưỡng. Nhận thấy bản thân mình giống các em, nhưng chị vẫn còn may khi có thể tự đi lại bằng xe lăn và có gia đình yêu thương, săn sóc. Thế là chị trăn trở, suy nghĩ bản thân mình phải làm một điều gì đó để giúp những em nhỏ có hoàn cảnh không may này.
Và rồi cơ duyên ấy cũng đến khi chị Nhung biết đến anh Nguyễn Ngọc Quân, giáo viên trường THCS Hợp Thanh (Mỹ Đức, Hà Nội), cũng là một người bị khuyết tật hai chân. Sau nhiều lần trò chuyện, cả hai quyết định thành lập một nhóm thiện nguyện với mong muốn đem lại may mắn và san sẻ yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh.
Cứ thế, đến năm 2015 nhóm thiện nguyện Hạc Giấy ra đời. Nhóm hoạt động theo phương châm “Kết nối trái tim – sẻ chia yêu thương”. Từ 2 thành viên ban đầu, đến nay nhóm đã có hơn 20 thành viên chính thức và hàng trăm cộng viện ở nhiều ngành nghề như sinh viên, giáo viên, công nhân viên chức,.. Mỗi người một hoàn cảnh, một công việc, nhưng họ lại có chung với nhau tấm lòng nhân ái muốn giúp đỡ mọi người.
Khi được hỏi về những dự định ấp ủ cho tương lai, cô gái 8x – Nguyễn Thị Nhung chia sẻ, điều mà bản thân chị mong muốn nhất chính là nhóm thiện nguyện Hạc Giấy ngày càng lớn mạnh hơn nữa để giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn, đặc biệt là những em nhỏ mồ côi và những người già neo đơn.
Theo Đại đoàn kết
Xem thêm: Vượt nghịch cảnh, người phụ nữ 8X cống hiến hết mình cho xã hội
Đọc thêm
Cơn bạo bệnh không làm người phụ nữ 8X – Thái Thị Hằng Nga (1981) chùn bước, chị ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, tìm động lực sống cho bản thân và truyền cảm hứng đến mọi người.
Gần 20 năm sống trên xe lăn, nhưng người phụ nữ xương thủy tinh – Nguyễn Thị Lan Anh (1978) vẫn không ngừng theo đuổi hành trình cống hiến cho xã hội, quyết tâm thay đổi vị thế của người khuyết tật, giúp họ tiếp thêm niềm tin vào cuộc sống.
Vượt qua mặc cảm và những khó khăn do căn bệnh vẹo cột sống gây ra, chị Tô Lan Phương (1987) tìm thấy niềm vui và hạnh phúc từ những cuốn sách.
Tin liên quan
Tuy tuổi đời còn trẻ, nhưng trung úy Nguyễn Trung Tín đã ghi nhiều dấu ấn với các mô hình, sáng kiến giúp đỡ người khốn khó ở khu vực biên giới biển Bình Định.
Nếu trải qua được giây phút "thập tử nhất sinh", bé Tùng sẽ phải tiếp tục bước vào giai đoạn hồi phục chức năng, phẫu thuật tạo hình rất tốn kém. Trong khi đó, hoàn cảnh gia đình của bé rất khó khăn.
Thạch Ngọc Hải (SV năm 3 ngành công tác xã hội, trường ĐH Đồng Tháp) đã cùng các thành viên giúo đỡ trẻ em nghèo, mồ côi, khuyết tật ở miền Tây.
Bài mới

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.