Cổ nhân nói “Trước cửa không trồng cây, sau nhà ít mở cửa sổ” là vì sao?
Cổ nhân nói “Trước cửa không trồng cây, sau nhà ít mở cửa sổ”, câu nói này rốt cục có ý gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Những câu nói của cổ nhân nghe qua tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có sự ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống thường nhật của người dân. Bởi vì trong đó có chứa đựng những bài học, những kinh nghiệm giúp chúng ta ít nhiều giải quyết được những khó khăn trong cuộc sống.
Cổ nhân nói “Trước cửa không trồng cây, sau nhà ít mở cửa sổ”. Câu nói này được ra đời như thế nào? Đối với cuộc sống hiện tại của chúng ta nó có giúp ích được gì không?
Lý do cổ nhân nói “Trước cửa không trồng cây”
Ngày xưa, xây nhà là một việc vô cùng trọng đại. Bởi vậy việc lựa chọn địa điểm xây nhà và xây dựng xung quanh ngôi nhà như thế nào đều được mọi người rất quan tâm.
Có người vì muốn trang trí ngôi nhà đẹp hơn nên thường trồng hoa, trồng cây cảnh xung quanh ngôi nhà. Một số người khác thì lại thích trồng cây trước cửa nhà, vì cây to sẽ cho bóng mát. Ngoài ra, việc trồng cây trước cửa nhà cũng giúp không khí mát mẻ, dễ chịu hơn.
Thế nhưng, cây càng lớn lên, càng rậm rạp thì sẽ chắn hết ánh sáng chiếu vào nhà. Tuy vào mùa hè rất mát mẻ, nhưng vì bên trong ngôi nhà lâu ngày không có ánh nắng chiếu vào sẽ khiến cho nhiều đồ đạc bị nấm mốc, không thể dùng được nữa. Điều này sẽ gây tổn thất kinh tế cho gia đình.

Ngoài ra, người xưa còn cho rằng cây càng lớn càng xum xuê, rậm rạp thì sẽ chắn hết cả ngôi nhà phía sau. Khiến cho bà con hàng xóm sang chơi hay người thân họ hàng từ xa đến thăm khi nhìn thấy cây sẽ nghĩ rằng “Chủ nhân nhà này trồng ngay một cái cây lớn trước nhà, giấu chặt ngôi nhà của mình đi thì chắc là không thích giao du với người khác rồi”. Điều này sẽ dẫn đến những hiểu lầm không đáng có.
Không chỉ vậy, ngày xưa còn rất chú trọng đến vận khí con người. Nếu sống trong môi trường ẩm thấp quanh năm thì tâm tính nhất định không được tốt, như vậy cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả công việc.
Cổ nhân nói “Trước cửa không trồng cây” chính là có ý nghĩa như vậy. Nhưng khi đọc kỹ câu nói này bạn sẽ thấy người xưa cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn câu chữ. Cổ nhân nói “trước cửa” chứ không phải “trước nhà”, ý nói là không trồng cây giữa cửa nhà, còn hai bên cũng như trước và sau nhà thì vẫn có thể trồng được.
Lý do cổ nhân nói “Sau nhà ít mở cửa sổ”
Mở cửa phía sau nhà vừa có thể giúp không khí lưu thông, lại vừa có thể nhìn thấy phong cảnh phía sau nhà. Vậy tại sao người xưa lại nói “bớt mở”?
Đó là bởi vì ngày xưa người ta thường xây nhà cạnh nhau, sau nhà mình cũng có nhà người khác ở. Khi mở cửa sổ ra có thể thấy hàng xóm phía sau đang làm như, như vậy sẽ xâm phạm đến quyền riêng tư của người khác. Mặc dù hàng xóm sẽ không nói trước mặt bạn nhưng trong lòng sẽ khó chịu, lâu ngày sẽ nảy sinh hiềm khích không đáng có.

Vì vậy vế "sau nhà ít mở cửa" trong câu nói của cổ nhân chính là ý nói nếu không có việc gì thì tốt nhất là không mở cửa sổ ra, nhưng khi cần thiết thì vẫn có thể mở một chút để không khí lưu thông.
Vậy ngày nay câu nói “Trước cửa không trồng cây, sau nhà ít mở cửa sổ” có còn áp dụng được hay không? Điều này còn tùy thuộc vào loại nhà mà bạn ở. Nếu là nhà ở thương mại thì bạn không cần quan tâm đến vấn đề trồng cây trước cửa. Ở phía sau nhà có cửa sổ nhưng không đối diện với hàng xóm nên bạn vẫn có thể thoải mái mở ra.
Người xưa đúc kết những câu nói chung quy cũng chỉ muốn làm thế nào để sống tốt hơn. Như trong nhà cần phải có đủ ánh sáng thì mới khiến người ta cảm thấy dễ chịu, hàng xóm với nhau cũng cần một chút để ý để sống vui vẻ hơn. Tất nhiên, câu nói trên chỉ là kinh nghiệm của người xưa để cho chúng ta tham khảo mà thôi, nếu thấy đúng bạn có thể áp dụng, nếu không bạn xem như đọc để biết thêm kiến thức!
Xem thêm: Đến tuổi trung niên có 3 điều không được phạm, nếu không sẽ rất thảm!
Đọc thêm
“Tứ diệt vong” là 4 món đồ cổ nhân căn dặn con cháu không nên cho mượn vì có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy 4 món đồ đó là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Cổ nhân nói “Đàn ông sợ tháng Tám, đàn bà lo tháng Chạp”, tháng tám và tháng chạp có điều gì lại khiến người ta lo sợ đến vậy? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Cổ nhân nói "Nằm ngửa không sống lâu, ngồi sai người người mắng", dù đã xuất hiện từ rất lâu song ý nghĩa của câu nói này đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.
Tin liên quan
“Thà thử quan tài còn hơn đi giày người khác”, đây là một câu nói khá quen thuộc ở nông thôn nhưng chứa đựng rất nhiều hàm ý không phải ai cũng hiểu được.
Gặp cao nhân phải cao minh, gặp tiểu nhân phải tinh khôn, người biết cách ăn nói, ứng xử phù hợp với tình huống sẽ dễ đạt được thành công, người người ngưỡng mộ.
Bí quyết kinh doanh phát đạt từ cổ nhân chính là biết nắm bắt cơ hội. Tuy nhiên điều đó không hề dễ dàng, nếu không có kinh nghiệm và sự từng trải thì rất dễ rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”