Cô dâu cởi váy cưới từ hôn vì lời phát biểu của mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Giữa hôn lễ, mẹ chồng lên phát biểu, cô dâu nghe thấy những lời ấy liền cởi váy cưới bỏ đi ngay trên sân khấu khiến quan khách đến dự không khỏi ngỡ ngàng.

Mới đây, một đám cưới diễn ra ở Giang Tô (Trung Quốc) khiến cộng đồng mạng xôn xao bàn tán bở hành động cởi váy cưới từ hôn trên sân khấu của cô dâu.
Theo chia sẻ của người thân, cặp đôi này yêu nhau từ thời trung học. Sau 6 năm yêu xa, cả hai quyết định tiến tới hôn nhân. Lúc hai bên gia đình gặp mặt, bố mẹ cô gái yêu cầu nhà trai chuẩn bị sính lễ gồm nhà và xe thì mới đồng ý gả con gái sang. Nhưng nhà trai cho biết họ không đủ khả năng để lo món sính lễ lớn như vậy. Vì không muốn gia đình chồng tương lai mất mặt, cô gái đã nói với bố mẹ rằng mình không cần sính lễ. Dù bố mẹ cô gái không hài lòng nhưng vì thương con, họ đành nhượng bộ.
Nhà trai nghe không cần sính lễ thì hết sức vui mừng. Cả hai bên gia đình tất bật chuẩn bị đám cưới cho các con. Nhưng một việc không vui đã xảy ra vào ngày cưới khiến mọi cố gắng, mọi sự nhường nhịn của cô dâu đều đổ vỡ.
Trong lễ cưới, mẹ chú rể được mời lên sân khấu phát biểu. Bà hết lời khen ngợi con trai mình, rồi còn lớn tiếng bảo: “Con trai tôi quá giỏi, nó cưới vợ mà không mất một đồng sính lễ nào. Nó có tài, có đức nên đàng gái bằng mọi giá phải gả con gái cho con trai tôi”.

Cô dâu nghe vậy thì vô cùng tức giận, rõ ràng chính cô là người đứng ra thuyết phục bố mẹ mình không nhận tiền sính lễ của đàng trai vì cô yêu anh, không muốn anh phải khó xử. Để rồi bây giờ, trên sân khấu trong ngày cưới, mẹ chồng lại biến tất cả sự cố gắng, nhường nhịn của cô thành cô số 0 tròn trĩnh.
Bố mẹ cô gái khi nghe bà sui phát biểu thì vô cùng xấu hổ, họ cúi gằm mặt rơi nước mắt vì thương con. Nhìn thấy bố mẹ mình buồn tủi, cô dâu lập tức cởi váy cưới, nói lời từ hôn ngay trên sân khấu rồi bỏ đi.
Giây phút thấy con dâu rời đi, mẹ chồng mới nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề, vội vã đến kéo tay con dâu lại. Nhưng cô gái tức giận hét lớn: “Cháu cưới con trai bác không phải vì anh ấy giỏi giang như lời bác nói, mà là vì chúng cháu thật lòng yêu thương, thấu hiểu nhau. Nhà cháu không nhận sính lễ vì cháu thương anh ấy, nhưng bác lại coi thường gia đình, bố mẹ cháu. Vậy thì không có đám cưới nào nữa hết. Cháu chào bác!”.
Nhìn bóng cô dâu rời đi, cả khán phòng ai nấy đều ngơ ngác nhìn nhau. Gia đình chú rể chưa kịp định thần lại mọi chuyện thì đàng gái đã đứng dậy bỏ về hết.
Đọc thêm
Ngày đính hôn, vì ghen với vợ cũ, vợ sắp cưới của tôi đưa ra yêu cầu khiến bố mẹ tôi vừa nghe thấy đã nổi giận đùng đùng, đứng dậy bỏ về ngay lập tức.
Không chịu được nổi nữa, tôi “vùng dậy” đem quần áo cũ của lão chồng vứt ra ngoài sân rồi châm lửa đốt khiến cả nhà chồng một phen phát hoảng.
Ngày nào mẹ chồng Tâm cũng mang truyện ra đọc, kể cho cháu nghe. Nhưng nực cười ở chỗ những câu chuyện ấy là kiểu “vô thường vô phạt”, bà kể chỉ để dằn mặt con dâu.
Tin liên quan
Chu Công không chỉ là một trong những một nhà chính trị tài ba mà còn là người cha mẫu mực. Ông có cách dạy con khiến người đời sau phải học tập.
Sống ở đời, việc không như ý thường chiếm đến 8,9 phần. Vậy khi đối diện với chuyện không vừa ý, ta phải làm sao?
Cổ nhân từng nói, chấp nhận và tận hưởng sự cô đơn là một loại cảnh giới trí tuệ đầy khôn ngoan. Trước phải hòa hợp với mình, sau đó mới học được cách hòa hợp cùng người khác.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.