Ghen với vợ cũ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Ngày đính hôn, vì ghen với vợ cũ, vợ sắp cưới của tôi đưa ra yêu cầu khiến bố mẹ tôi vừa nghe thấy đã nổi giận đùng đùng, đứng dậy bỏ về ngay lập tức.

Tôi sắp cưới vợ hai, nói là vợ hai vì vợ đầu của tôi mất vì tai nạn giao thông. Cách đây 4 năm, lúc nhận được tin, tôi gần như sụp đổ. Vợ cũ của tôi là người hiền lành, sống hiếu nghĩa nên cha mẹ, họ hàng, làng xóm ai cũng quý mến.
Sau 3 năm chìm sâu vào đau khổ, tôi được bạn bè khuyên nhủ, giới thiệu cho một người con gái khác. Cô ấy là giáo viên cấp 2, tính tình cũng hiền nhưng cách ăn nói thì hơi khó nghe. Tôi tự nhủ cô ấy nói năng thế thôi chứ thâm tâm vẫn là người hiền lành. Tìm hiểu được nửa năm, gia đình cô ấy hối thúc chuyện cưới xin vì cô ấy cũng khá lớn tuổi rồi.
Có dự định kết hôn nên tôi mới dẫn người yêu về nhà chơi. Ngay từ lần gặp mặt đầu tiên, người yêu tôi đã không được lòng mọi người trong nhà khi không làm tròn trách nhiệm của một người con dâu tương lai. Nhà tôi có đám giỗ nhưng cô ấy chẳng xuống phụ giúp một tay, cũng chẳng chuyện trò hỏi han ai mà tự tách mình riêng ra ngồi một mình trên ghế lướt điện thoại. Bố tôi thấy vậy mới lên trò chuyện cùng nhưng cũng chỉ hỏi thăm được dăm ba câu lại bỏ đi vì không thích cái giọng chanh chua của cô ấy. Thậm chí đến khi dọn cơm, ai cũng loay hoay đủ việc, chỉ có cô ấy là vẫn bình chân như vại, đợi dọn cơm xong thì đủng đỉnh xuống ngồi vào mâm. Ăn xong thì đứng dậy rửa tay rồi lại ngồi lướt điện thoại. Mẹ tôi nhìn cô ấy, rồi lại nhìn tôi, ngán ngẩm lắc đầu.

Dù thế tôi vẫn giữ ý định cưới cô ấy vì muốn có một đứa con. Nhưng không ngờ, lúc gia đình tôi đến bàn chuyện cưới xin, cô ấy lại đưa ra một yêu cầu hết sức vô lý và ích kỷ. Cô ấy nói: “Nếu muốn rước con về làm dâu, nhà mình phải dẹp bỏ bàn thờ, hình thờ của người vợ cũ. Con không thích trong nhà có hai vợ, hai dâu”.
Bố mẹ tôi nghe xong tức giận đến đỏ mặt. Mẹ tôi nói: “Vợ cũ của thằng Tâm là người rất tốt, rất hiền lành, hiểu lễ nghĩa chứ nào như cô. Nếu cô đã ghen tuông vô lý với một người đã khuất thì không cần cưới hỏi gì nữa”.
Đáp lại, cô ấy vẫn cho rằng mình đúng nên cãi cố cãi cùn, nói rằng mình còn gái trinh còn tôi đã một đời vợ rồi, tôi phải phúc đức lắm mới lấy được cô ấy. Nghe đến đó bố mẹ tôi không chịu được nữa. Họ đứng dậy bỏ về trong sự ngỡ ngàng của người họ nhà gái. Tôi cũng về vì không sao chấp nhận được yêu cầu vô lý, ích kỷ của vợ sắp cưới.
Về tới nhà, tôi thấy cô ấy gọi 4 cuộc và nhắn một loạt tin trách móc thậm tệ tôi và bố mẹ. Sau nhiều việc xảy ra tôi cũng chẳng còn ý định muốn cưới cô ấy nữa. Giờ đây tôi lại nhớ nhung người vợ đầu nhiều hơn.
Đọc thêm
Trở về nhà sau 5 năm nơi xứ người, biết bố mẹ dùng hết tiền lo cho em trai, tôi cố vét nốt những đồng tiền còn lại đưa thêm cho mẹ, tự nhủ với lòng là vì gia đình.
Ngày nào mẹ chồng Tâm cũng mang truyện ra đọc, kể cho cháu nghe. Nhưng nực cười ở chỗ những câu chuyện ấy là kiểu “vô thường vô phạt”, bà kể chỉ để dằn mặt con dâu.
Không chịu được nổi nữa, tôi “vùng dậy” đem quần áo cũ của lão chồng vứt ra ngoài sân rồi châm lửa đốt khiến cả nhà chồng một phen phát hoảng.
Tin liên quan
Chu Công không chỉ là một trong những một nhà chính trị tài ba mà còn là người cha mẫu mực. Ông có cách dạy con khiến người đời sau phải học tập.
Sống ở đời, việc không như ý thường chiếm đến 8,9 phần. Vậy khi đối diện với chuyện không vừa ý, ta phải làm sao?
Cổ nhân từng nói, chấp nhận và tận hưởng sự cô đơn là một loại cảnh giới trí tuệ đầy khôn ngoan. Trước phải hòa hợp với mình, sau đó mới học được cách hòa hợp cùng người khác.