Vì gia đình – Câu chuyện nhân văn đáng suy ngẫm
Trở về nhà sau 5 năm nơi xứ người, biết bố mẹ dùng hết tiền lo cho em trai, tôi cố vét nốt những đồng tiền còn lại đưa thêm cho mẹ, tự nhủ với lòng là vì gia đình.

Tôi và Loan yêu nhau từ những ngày còn vất vả mưu sinh nơi xứ người. Tuy chúng tôi sống chung phòng nhưng tiền ai người nấy giữ, chi tiêu gì hai đứa sẽ chủ động chia đôi. Những năm qua, chuyện tình cảm của chúng tôi rất tốt, không có mâu thuẫn gì.
Lần này về nước, chúng tôi dự định sẽ thông báo với gia đình tổ chức đám cưới. 5 năm qua, được bao nhiêu tiền lương chúng tôi đều gửi về cho bố mẹ ở quê giữ giúp. Trước khi về, Loan với tôi bàn nhau sẽ mua đất làm nhà sau đám cưới, sau đó cô ấy sẽ ở nhà nuôi con và kinh doanh thêm gì đó, còn tôi tiếp tục đi xuất khẩu lao động thêm vài năm. Hai chúng tôi nắm chặt tay nhau, hết lòng tin tưởng vào tương lai phía trước.
Ngày trở về nước, sau khi thăm hỏi bố mẹ xong thì tôi có ngỏ lời hỏi mẹ về số tiền tôi gửi về mấy năm qua. Nhưng mẹ tôi đỏ mắt, ngập ngừng nói: “Năm trước, trong khi làm việc em trai con bị tai nạn rất nặng, bố mẹ không thể xoay xở được đành dùng tiền của con gửi về để chữa trị cho em. Nếu không có số tiền ấy chắc em con đã mất rồi. Bố mẹ bất tài… xin lỗi con…”.
Vì sợ tôi lo nghĩ nhiều nên cả gia đình chẳng ai nói với tôi về việc này. Vậy là số tiền 5 năm vất vả làm việc bên xứ người đã không còn nữa. Thật lòng lúc biết tin tôi không thấy buồn mà thấy thương bố mẹ nhiều hơn. Ở tuổi 60, bố mẹ người ta có khoản tiền tích lũy để dưỡng già, còn bố mẹ tôi lại chẳng có tiền lương hưu, đến tiền tiết kiệm cũng đem ra dùng hết cho em trai, đã vậy còn vay nợ thêm 70 triệu nữa.

Bố mẹ tôi là nông dân, mỗi tháng hai ông bà quanh quẩn ruộng vườn cũng chỉ đủ ăn đủ mặc, chẳng dư dả gì. Thương bố mẹ, tôi đành rút sạch số tiền đang có đưa hết cho ông bà trả nợ.
Hôm kia, Loan hối thúc tôi đưa tiền để cô ấy gom góp mua đất và làm đám cưới. Biết chẳng thể giấu được, tôi đành nói hết tất cả cả với bạn gái, mong cô cảm thông cho hoàn cảnh gia đình mình. Nào ngờ cô ấy lớn tiếng trách tôi ngốc nghếch, làm cực khổ nơi xứ người để được đồng tiền mà không biết giữ. Thậm chí Loan còn nói không có tiền thì chẳng cưới xin gì hết. Tôi yêu cô ấy rất nhiều, tôi không muốn chia tay chút nào, nhưng giờ rơi vào tình cảnh này tôi đành phải hy sinh tình yêu vì gia đình thôi…
Xem thêm: Người chồng tuyệt vời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Đọc thêm
Ông trời không lấy đi của ai cái gì bao giờ, vợ của cậu xe ôm bị bệnh tật dày vò, nhưng ông trời lại bù đắp cho cô ấy một người chồng tuyệt vời, suy cho cùng cũng không uổng công một kiếp đàn bà.
Nghĩ đến cuộc sống làm dâu sau này tôi thấy tủi thân vô cùng. Vàng thau lẫn lộn, đúng là lòng người chẳng biết đâu mà lần…
"Hãy cẩn thận với những chi phí nhỏ. Vì một vết nứt nhỏ cũng có thể làm chìm cả con tàu lớn", Jaspreet Singh nói.
Tin liên quan
Cổ nhân từng nói, chấp nhận và tận hưởng sự cô đơn là một loại cảnh giới trí tuệ đầy khôn ngoan. Trước phải hòa hợp với mình, sau đó mới học được cách hòa hợp cùng người khác.
Sống ở đời, việc không như ý thường chiếm đến 8,9 phần. Vậy khi đối diện với chuyện không vừa ý, ta phải làm sao?
“Lương ngôn nhất cú tam đông noãn, thương nhân nhất ngữ lục nguyệt hàn” - nghĩa là, một câu nói tử tế có thể làm ấm lòng người 3 đông, một câu nói tổn thương có thể khiến người ta sống giữa tháng 6 mà cảm lạnh.