Chú tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chú tôi bảo: "Chú chỉ lấy người biết yêu thương và trân trọng những người thân yêu của chú", câu nói khiến tôi thấy tự hào và tôn trọng chú nhiều hơn!

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ngày xưa ông bà nội tôi nghèo lắm, chỉ sinh được 2 người con trai là ba tôi tên Tuấn và chú Tú. Ông nội bảo đặt tên như vậy là mong hai đứa con trai được tuấn tú, khôi ngô và giỏi giang.

Lúc ba tôi 15 tuổi, chú Tú 12 thì bà nội qua đời vì bạo bệnh. Một mình ông ở vậy, làm thuê cuốc mướn nuôi hai con khôn lớn. Nhiều người thương mai mối cho ông người này người nọ. Nhưng ông nội không chịu, sợ người ta không thương con mình.

Ba tôi học hết cấp 3 thì quyết định không thi đại học mà đi học nghề sửa xe máy để phụ ông nội nuôi chú Tú học lên, bởi chú học rất giỏi, lại thông minh, nhanh nhẹn. Đúng như kỳ vọng của ba với ông nội, chú Tú đã đậu đại học ngành xây dựng.

“Nghề đó sau này có tiềm năng lớn lắm đấy”, ông nội vui vẻ nói.

chu-toi-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam (1)

Ông nội thương ba tôi vất vả nên mọi chuyện nhỏ to trong nhà ông đều cáng đáng, đỡ đần cho ba, để ba yên tâm lo cho tiệm sửa xe. Ba làm có tâm nên tiệm mỗi ngày một đông khách, kinh tế gia đình cũng dần ổn định.

Lúc chú Tú ra trường, có công việc ổn định ở thành phố thì ba và mẹ cưới nhau. Được 1 năm sau, thằng cháu đích tôn là tôi ra đời. Ông nội với chú Tú mừng lắm. 4 năm sau đó, mẹ tôi tiếp tục sinh thêm một em gái nữa, thế là nhà đủ nếp đủ tẻ. Ông nội thương em gái hơn cả tôi, ông có hai đứa con trai nên mê cháu gái lắm.

Rồi cũng đến lượt chú Tú có người yêu, cô ấy là người thành phố nên biết chải chuốt, ăn mặc đúng mốt, xinh đẹp lắm. Còn mẹ tôi là người phụ nữ chân quê, mộc mạc. Ông nội hay cười hiền bảo: “Hai đứa này khác nhau một trời một vực”.

Một hôm, chú Tú đưa cô ấy về ra mắt ông nội và ba mẹ tôi, ai cũng vui mừng. Nhưng chiều ấy, ở sau vườn, ông nội lại nghe cô ấy nói với chú Tú: “Nhà gì mà chẳng có nổi cái giường ra hồn, chăn mềm thì như đống giẻ lau, anh lái xe về thành phố đi, em không ngủ nổi”. Rồi chú Tú nói gì đó với cô ấy, giọng nhỏ và có chút nghèn nghẹn. Ông nội với tôi cố lắm mới nghe được câu: “Em cũng là dân quê đấy thôi, sao lại miệt thị, chê người nhà quê bẩn thỉu. Anh nghĩ mình nên chia tay nhau thôi...”.

Ông nội nghe xong đập tay mạnh vào gốc xoài: “Giỏi, thế mới là con tao chứ lị”. Tôi giật cả mình...

Rồi cô ấy vào nhà, xách túi rời nhà tôi một cách lặng lẽ vì chú Tú thẳng thừng tuyên bố: “Em tự đi đi, không tiễn!”.

Mẹ tôi thấy vậy thì lấy xe máy chạy theo nhưng cô ấy không chịu ngồi lên cho mẹ chở. Thế là mẹ phải dắt bộ theo vì sợ cô ấy không quen đường.

Lúc mẹ về, ông nội và mọi người hỏi han thì mẹ bảo: “Cô ấy chỉ làm nũng em thôi! Nếu em còn yêu thì bỏ qua cho cô ấy một lần”.

Nhưng chú tôi lạnh mặt bảo: “Không chị ạ! Em không bao giờ tha thứ cho kiểu người như vậy. Con làm vậy đúng không ba, anh hai?”.

Ba và ông nội tôi ngồi bên gật đầu lia lại. Nhìn nụ cười tươi rói, mãn nguyện của ông nội, mẹ tôi cũng chỉ biết cười theo.

Một thời gian sau đó, chú tôi cũng tìm được cho mình một nửa thích hợp. Cô ấy biết đồng cam cộng khổ cùng chú, biết tôn trọng ông nội với ba mẹ tôi, biết lễ nghĩa phép tắc, lại dịu dàng, xinh đẹp vô cùng.

Sau này, khi tôi đã lớn hơn, hiểu chuyện hơn, ngẫm nghĩ lại tôi thấy rất khâm phục cách sống ngay thẳng của chú. Khi hai chú cháu tâm sự với nhau, chú Tú nói: “Chú chỉ lấy người biết yêu thương và trân trọng những người thân yêu của chú. Sau này cháu lấy vợ cũng nhớ nên lấy người như vậy nhé!”. Tôi gật đầu mỉm cười...

Xem thêm: Tàu lá chuối tuổi thơ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Đọc thêm

Nếu biết cách nối tiếp những chuỗi ngày hạnh phúc, tuổi già sẽ không còn đáng sợ nữa, người già cũng sẽ giảm bớt khả năng phải gắn với giường bệnh.

Sống tiếp tuổi già – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Nhìn túi hàng được gói bằng lá chuối tôi cảm tưởng như có chuyến tàu nào đó từ hơn 30 năm trước đưa chúng về đây – những miếng lá chuối ấu thơ, thân thuộc.

Tàu lá chuối tuổi thơ – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Với chị em tôi, những năm tháng tuổi thơ được ông chăm sóc, dạy dỗ sẽ mãi là khoảng thời gian thật đặc biệt, là những phần ký ức đẹp đẽ nhất trong lòng tôi.

Ông ngoại như mẹ hiền – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Tin liên quan

Cổ nhân nói, người quyền lực nhất thường là người trầm lặng. Vì thế, trong đám đông, người "im lặng" nhất chắc chắn là người lợi hại nhất.

Cổ nhân đúc kết: Trong đám đông, người 'im lặng' nhất là người lợi hại nhất
0 Bình luận

Khổng Tử từng nói: “Đức người quân tử như gió, đức tiểu nhân như cỏ. Gió thổi thì cỏ rạp”. Đây quả là một cách so sánh rất sinh động.

Cổ nhân nói: 'Đại trí nhược ngu' là một loại cảnh giới cao thượng
0 Bình luận

Lão Tử từng giảng "càng làm vì người khác nhiều thì càng sở hữu nhiều". Câu nói ấy dường như vẫn còn giá trị đến tận hôm nay.

Cổ nhân dạy: Càng làm vì người khác nhiều thì càng sở hữu nhiều
0 Bình luận


Bài mới

Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 giờ trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 9 giờ trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đề xuất