Vinh quang không phải là tất cả - Câu chuyện nhân văn đầy xúc động
Vinh quang không phải là tất cả - Đây là câu chuyện về Adelinde, một vận động viên môn cưỡi ngựa nghệ thuật nổi tiếng và chú ngựa Parzival của mình khiến nhiều người xúc động.

Câu chuyện “Vinh quang không phải là tất cả”
Cô Adelinde Cornelissen – Một vận động viên môn cưỡi ngựa nghệ thuật người Hà Lan gốc Đức nổi tiếng thế giới.
Adelinde Cornelissen đã từng đoạt rất nhiều giải thưởng cao quý, trong đó nổi bật nhất là Huy chương vàng quốc tế trong bộ môn này. Trong suốt những lần thi đấu đó không thể không nhắc đến chú ngựa thân yêu Parzival của cô đã biểu diễn vô cùng xuất sắc. Chú luôn cố gắng vượt qua những thức thách và giúp cô giành được thắng lợi.
Để chuẩn bị cho kỳ thế vận hội tại Rio, Adelinde và chú ngựa thân yêu của mình đã khổ luyện số 4 năm. Ngày nào họ cũng dành ra 7-8 tiếng để tập luyện và cô là người được dư luận tin tưởng sẽ đoạt được huy chương vàng.

Thế nhưng, ngay trước ngày thi đấu Adelinde phát hiện ra chú ngựa của mình bị bệnh lạ khiến một bên đầu bị sưng, mắt cũng bị sưng kèm theo sốt. Các thú y đi theo đoàn vội chuẩn bị, thủ máu, chụp X-quang và chụp quay tuyến cho ngựa thì phát hiện ra chú ngựa Parzival bị nhện độc cắn, chất độc lan đã lan vào máu.
Sức của một chú ngựa đua bình thường rất khỏe, một vết cắn như vậy chỉ cần uống thuốc trụ sinh, chữa trị vài ngày là hết. Thế nhưng hôm sau lại là ngày thi đấu, nếu chất độc chưa được trị hết, trong lúc thi đấu nhảy quá nhiều có thể khiến cho chất độc dồn vào tim có thể khiến ngựa bị đột quỵ bất ngờ.
Adelinde xin Ban tổ chức Thế vận hội thay đổi lịch thi, sau người khác thi trước và cô thi sau 2 ngày nhưng không được chấp thuận. Suốt đêm đó, Adelinde trằn trọc đắn đo không biết có nên dự thi hay không, nếu rút cuộc thi sẽ uổng công tập luyện số 4 năm qua và mất đi cơ hội giành huy chương vàng, nhưng nếu dự thi Parzival có thể bị độc tấn công không cứu chữa được.

Sáng ra, các thú y khám lại cho Parzival lần nữa thì cho biết chất độc đã giảm đáng kể cô có thể thi đấu. Adelinde dẫn ngựa ra sân mà trong lòng vẫn cứ lo lắng không yên. Thi đấu qua vòng đầu, Adelinde được số điểm rất cao thế nhưng cô để ý thấy Adelinde có vẻ mệt mỏi mặc dù nó vẫn cố gắng hết sức, tuân thủ đúng các mệnh lệnh của cô.
Bắt đầu vòng thi thứ 2, Adelinde thấy chú ngựa có vẻ thở nặng nhọc hơn, ngay lập tức cô dừng ngựa xuống xin lỗi ban giám khảo, xin lỗi các cổ động viên. Cô vừa khóc vừa giải thích lý do tại sao cô quyết định rút khỏi cuộc thi này. Adelinde nếu như cô tiếp tục thi thì Parzival sẽ phải cố gắng quá sức, mặc dù cô có thể thắng huy chương vàng như chú ngựa của cô có thể phải hy sinh. Mà cô lại không đành lòng làm như thế. Bởi Parzival là bạn tốt của cô nhiều năm, giúp cô đạt đến đỉnh cao nên cô không thể vì danh lợi mà hy sinh bạn của mình được, vinh quang không phải là tất cả những gì mà cô hướng tới trong cuộc sống của mình.
Adelinde và chú ngựa Parzival của mình đã rời trường đua trong tiếng vỗ tay vang dội của cổ động viên và của cả Ban tổ chức.
Nhiều người nói rằng: “Tuy cô ấy rút ra khỏi cuộc thi nhưng với chúng tôi cô ấy đã giành được huy chương còn quý giá hơn huy chương vàng. Đó là huy chương của lòng nhân ái, của tình bạn giữa người và một chú ngựa. Quả thật, vinh quang không phải là tất cả.”
Xem thêm: Bài học từ người lái xe của tỷ phú - Câu chuyện ngắn đáng suy ngẫm
Đọc thêm
“Vỏ lon bia” là câu chuyện cho chúng ta thấy rằng, kỳ thực ở đời việc nhìn thấy cái sai của người khác và buông lời phán xét rất dễ dàng.
Người cha dấu yêu là câu chuyện có thật, để lại trong tim mỗi người sự nghẹn ngào đến đắng lòng không thể kìm nén được
Chín bỏ làm mười – là câu chuyện ngắn nhưng lại mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tấm lòng của người làm cha mẹ trên thế gian đều mong muốn con mình có được hạnh phúc lâu dài.
Tin liên quan
“Mẹ nghèo qua đời bên mâm cơm bày sẵn 5 cái bát” là câu chuyện khiến nhiều người phải suy ngẫm về đạo hiếu ở đời.
Sau một đêm ngồi xem tivi, cô bé Katherine (5 tuổi) đã đưa ra một quyết định vĩ đại, phải cứu các bạn nhỏ ở châu Phi đang bị loài muỗi tấn công, hành hạ.
“Lòng trung thực của người ăn xin đáng kính” là câu chuyện nhân văn về lòng trung thực ở đời của một ông lão ăn xin đáng kính khiến nhiều người phải suy ngẫm.