“Tờ tiền 500 ngàn của mẹ” – Câu chuyện ấm áp và nhân văn

Tờ tiền 500 ngàn với người khác có thể không nhiều nhưng đó là tiền lương của mẹ khi giặt 100 bộ quần áo trong mùa đông giá rét để cho tôi có một cuộc sống đủ đầy hơn.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện “Tờ tiền 500 ngàn của mẹ”

Tôi là một đứa trẻ không may mắn, sinh ra trong gia đình nghèo khổ, cha của tôi mất từ khi tôi lên 3. Mẹ kiếm sống bằng tiền giặt quần áo thuê cho người khác để nuôi tôi khôn lớn. Từ nhỏ tôi đã luôn ý thức được điều đó, nên tôi đã không ngừng nỗ lực, cố gắng trong cuộc sống để mong cuộc sống của mẹ con tôi có thể tốt hơn.

Năm 18 tuổi, tôi thi đỗ đại học với kết quả vô cùng xuất sắc. Tôi là thủ khoa của trường. Mặc dù học phí ở trường rất đắt đỏ, điều đó khiến đôi vai gầy của mẹ càng thêm nặng gánh, nhưng tôi chưa bao giờ thấy mẹ than phiền bao giờ. Mẹ vẫn chu cấp đủ tiền cho tôi ăn học ở thành phố, điều này khiến tôi vô cùng thắc mắc bởi tôi hiểu hoàn cảnh gia đình mình như thế nào.

To-tien-500-ngan-cua-me-Cau-chuyen-am-ap-va-nhan-van-2

Rồi đến một ngày, tôi bàng hoàng phát hiện ra, số tiền mà tôi có được để đóng học phí là do mẹ tôi bán máu mà có. Khi biết tin đó, tôi ngồi khóc nghẹn một hồi lâu.

Mẹ không hề biết tôi đã phát hiện ra việc này. Để giảm bớt gánh nặng cho mẹ tôi kiếm các công việc làm thêm như vận chuyển, bán báo,…tôi cũng nhiều lần đi bán máu để kiếm thêm tiền mà không cho mẹ biết.

Kỳ nghỉ đông của sinh viên năm hai, tôi về nhà thì thấy mẹ đang giặt quần áo cho mọi người trong mùa đông lạnh giá, tay mẹ lạnh cóng và nứt nẻ. Tôi ôm chầm lấy mẹ, khóc lớn bảo mẹ hãy tìm việc khác mà làm.

Mẹ ôm tôi vỗ vỗ, nói: “Những công việc khác không dễ tìm con à, những quần áo này là của người giàu. Quần áo đắt tiền nên họ sợ giặt máy sẽ hỏng nên mới thuê mẹ giặt, họ cũng trả tiền hậu hĩnh lắm con, đôi khi còn cho mẹ thêm tiền. Mẹ cố gắng chút là được rồi”.

To-tien-500-ngan-cua-me-Cau-chuyen-am-ap-va-nhan-van-3

Sau khi giặt đồ xong đem giao mẹ nhận được tiền, gương mặt vui vẻ nói: “Con trai, hôm nay mẹ giặt quần áo được những 600 trăm ngàn”, mẹ vừa nói vừa lấy tiền trong túi ra khoe tôi. Nhưng khi mẹ lấy tiền ra thì chỉ có tờ 100 ngàn.

Mẹ hoảng hốt: “Mẹ làm mất tờ tiền 500 ngàn rồi”!!!”, không kịp nói thêm lời nào với tôi, mẹ hoảng loạn chạy ra ngoài tìm.

Trời bên ngoài rất tốt, hơn nữa lại có tuyết rơi mẹ vẫn kiên trì tìm dọc theo tuyến đường trở về nhà. Tôi biết rằng, đối với mẹ số tiền đó vô cùng quan trọng. Đó là chi phí sinh hoạt vài tháng cho mẹ và đó cũng là khoảng tiền sinh hoạt phí trong một tháng của tôi.

Mẹ đi ra ngoài, tôi cũng đi theo. Bên ngoài trời tốt lại vô cùng rét, mẹ tôi cầm đèn pin và tìm thật kỹ hai bên đường. Tôi đi phía sau mẹ, nước mắt cứ thế tuôn rơi. Tờ tiền 500 ngàn với người khác có thể không nhiều nhưng đó là tiền lương của mẹ khi giặt 100 bộ quần áo. Tôi phụ mẹ tìm một hồi lâu nhưng vẫn không thấy, có lẽ người nào đó đã nhặt được rồi cũng nên.

Mẹ cứ đi đi lại lại trong gió lạnh, tôi đau khổ nói: “Mẹ đừng tìm nữa, để mai trời sáng rồi tìm”. Nhưng mẹ không dừng lại, chiếc đèn pin vẫn rung lên trong đêm tối.

Tôi bèn rút ra tờ tiền 500 ngàn, tiền mà tôi tiết kiệm được và đặt nó bên lề đường. Rồi tôi nghe thấy giọng ngạc nhiên của mẹ: “Con ơi, tìm thấy tiền rồi”. Tôi nghe vậy chạy lại gần mẹ và phụ họa theo giọng nói ngạc nhiên của mẹ. Hai mẹ con tôi trở về nhà.

Về đến nhà, mẹ nói: “Con ơi, lại đây”, bà đưa tờ tiền 500 đó cho tôi rồi nói “Dạo này nhìn con gầy quá, cầm lấy số tiền này rồi ăn uống đầy đủ vào nhé”. Tôi cầm tờ tiền mà cổ họng nghẹn đắng, tờ tiền đó tôi vẫn giữ mãi trong ví không hề tiêu đến. Đó không phải là tờ tiền bình thường, mà đó là tờ tiền quý giá, là tình yêu thương mà mẹ dành cho tôi.

Vài năm sau tôi tốt nghiệp đại học và có cho mình một công việc tốt. Tôi về quê đưa mẹ lên sống cùng để mẹ đỡ vất vả. Một ngày, tôi kể với mẹ sự việc năm xưa: “Mẹ ơi, tờ tiền 500 ngàn khi đó là do con để đó”.

Mẹ tôi nghe xong chỉ mỉm cười nói: “Mẹ biết”. Tôi vô cùng ngạc nhiên: “Sao mẹ biết?”

Mẹ nói: “Số tiền mẹ nhận được mẹ đều đánh số thứ tự 1,2,3 và tờ mà mẹ tìm thấy đem đó không được đánh số nên mẹ đoán là do con sợ mẹ lo lắng nên đã làm vậy”

“Vậy sao mẹ không nói với con?”, mẹ nhìn tôi trìu mến rồi “Vì mẹ tin rằng nếu con không để tờ tiền để mẹ tìm thấy, mẹ chắc chắn sẽ tiếc nuối, mẹ nhất định sẽ tiếp tục tìm kiếm nên mẹ nghĩ rằng mình nên để cho con trai yên tâm”.

Tôi ôm lấy mẹ, mắt cứ ươn ướt.

Lời bình câu chuyện “Tờ tiền 500 ngàn của mẹ”

Mặc dù nghèo, thế nhưng với tình yêu thương ấm áp dành cho nhau hai mẹ con họ lại chính là những người giàu có nhất. Hai mẹ con họ đã dùng tìm yêu thầm lặng của mình để che chở cho người kia, tình cảm ấy mặc dù không nói thành lời nhưng chỉ cần trái tim cảm nhận là được rồi.

Xem thêm: Cao quý chân chính không đến từ xuất thân mà tự sự giáo dưỡng

Đọc thêm

“Có đức mặc sức mà ăn” là câu chuyện mà chúng ta đều nên đọc một lần trong đời để ngẫm nghĩ kỹ hơn về cốt lõi của sự thành công.

“Có đức mặc sức mà ăn”: Câu chuyện đáng suy ngẫm về sự thành công trong cuộc sống
0 Bình luận

Câu chuyện “Sinh con trai hãy đem cho, con gái giữ lại nuôi” là bài học khiến nhiều người suy nghĩ về chữ hiếu ở đời.

“Sinh con trai hãy đem cho, con gái giữ lại nuôi”: Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm về chữ hiếu
0 Bình luận

Đức Phật Thích Ca là bậc Toàn Giác, vĩ đại và duy nhất trên thế gian này. Để mở ra con đường chân hạnh phúc, không còn khổ đau của sinh tử luân hồi, từ vô lượng kiếp trước, Đức Phật đã tinh tấn tu hành không dừng nghỉ, thậm chí là hy sinh cả máu thịt của mình vì lợi ích chúng sinh.

Đức Phật Thích Ca và những câu chuyện tiền kiếp
0 Bình luận

Tin liên quan

Nếu chỉ sống thôi thì có gì hạnh phúc? Nếu sống nhất định bạn phải sống một cuộc đời ý nghĩa, đó là trách nhiệm và cũng là quyền lợi của chúng ta trong thế giới vô thường này.

“Nếu chỉ sống thôi thì có gì hạnh phúc” – Câu chuyện hay khiến nhiều người ngẫm nghĩ
0 Bình luận

Phận làm con nếu bất hiếu với cha mẹ là một việc làm đại tội, trời không dung, đất không ta. Qua câu chuyện dưới đây hy vọng nhiều người sẽ rút ra được bài học cho mình.

“Mẹ nghèo mới rõ lòng con thảo”- Câu chuyện là lời cảnh tỉnh cho nhiều người về phận làm con
0 Bình luận

Từ câu chuyện tiền và đạo đức ở trên ta có thể thấy rằng, để kinh doanh thành công, vững mạnh và trường tồn thì người doanh nhân không chỉ biết có tiền mà bỏ qua đạo đức.

Tiền và đạo đức – Câu chuyện nhân văn và bài học về cách làm người
0 Bình luận


Bài mới

Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 18 giờ trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 22 giờ trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đề xuất