“Sinh con trai hãy đem cho, con gái giữ lại nuôi”: Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm về chữ hiếu

Câu chuyện “Sinh con trai hãy đem cho, con gái giữ lại nuôi” là bài học khiến nhiều người suy nghĩ về chữ hiếu ở đời.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện "“Sinh con trai hãy đem cho, con gái giữ lại nuôi”

Có một người họ Lý vì gia cảnh nghèo khó nên đến tuổi 35 mới lấy được vợ là một người phụ nữ góa chồng cùng làng. Về sau, sinh được một người con trai đặt tên là Sinh.

Sinh học hành rất thông minh, dù mới chỉ tốt nghiệp trung học nhưng cậu đã vượt xa những thanh niên khác trong làng. Vì thế, cậu được cán bộ đại độ đề cử để dạy bậc tiểu học. Sau đó 2 năm thì lại được đề cử để đi học đại học. Người cha cũng vô cùng bất ngờ, xúc động khi mình đã hơn 30 tuổi lại có được quý tử, lại cũng là người đầu tiên trong làng được đi học đại học.

Nhiều người trong làng rất hâm mộ và nể phục ông, nói rằng: “Sinh nó tốt nghiệp đại học xong, có công ăn việc làm ổn định, tương lai lập nghiệp ở thành phố rồi mai đây sẽ đưa ông bà lên thành phố ở, tha hồ mà hưởng phúc. Ở làng này, ông Lý là nhất đấy nhé!”

Hai vợ chồng nghe mọi người nói vậy để lấy lòng mình thì vui mừng không nói nên lời.

Sinh-con-trai-hay-dem-cho-con-gai-giu-lai-nuoi-1

Sau khi Sinh tốt nghiệp đại học thì anh được phân đến công tác tại cục Tài chính của huyện, nửa năm sau anh quen biết với một cô bạn gái tên là Tú Anh. Cô gái này nhà cũng ở nông thôn, tốt nghiệp đại học xong thì được phân về công tác tại cục Công thương của huyện. Quen được một năm thì hai người kết hôn.

Một lần nọ, ông Lý lên thành phố tìm đến nhà con trai. Cô con dâu nhìn thấy cha chồng lần đầu tiên đến nhà liền biết là có chuyện, mới hỏi: “Cha, hôm nay cha đến có việc gì vậy ạ? Cha nói đi, có chuyện gì thì con với chồng con sẽ giải quyết ạ!”

Ông Lý nghe vậy liền nói: “Con đã hỏi thì ta cũng không vòng vo. Gần đây, trong nhà hết tiền lại tới mùa cấy mạ cần phải nhờ người làm giúp, mua phân hoá học cũng phải cần tiền. Nên hôm nay cha lên đây chính là để mượn ít tiền mang về để giải quyết việc khẩn cấp”.

Cô con dâu nghe vậy thì bảo: “Cha chỉ cần nhờ người nói một chút cần bao nhiêu chúng con sẽ gửi tiền mang về, cha cần gì tự mình lên đây. Cha ngồi chơi chờ một lát, số tiền này để con thương lượng với chồng con ạ!”

Tú Anh đợi đến lúc chồng vừa về đến nhà, không đợi chồng chào hỏi cha liền lôi chồng vào phòng nói: “Cha của anh đến nhà nên em không ra ngoài mua đồ ăn được. Trong nhà giờ chỉ có rau, cha của anh cũng không phải khách quý, tiếp đãi thế nào chắc ông ấy cũng không so đo làm gì. Hôm nay ông ấy đến để xin tiền đấy, về để trả tiền phí cấy mạ, anh nói xem bao nhiêu thì được?”

Anh chồng nghe vậy thì hỏi lại: “Em nói cho bao nhiêu?”

Cô vợ liền đáp lời: “50 đồng thiết nghĩ cũng đủ rồi. Anh cho 50 đồng nhé, nếu thiếu thì cha anh cũng sẽ nghĩ ra cách thôi”

Sau đó, Tú Anh ra ngoài xào mấy món rau đơn giản, qua loa để tiếp đãi cha chồng. Sau buổi cơm, Tú Anh móc ra 50 đồng đưa cho cha chồng rồi nói “Đây là 50 đồng trả tiền phí cấy mạ, như vậy đủ rồi nhé”

Ông Lý nghe vậy không nói lời nào, gương mặt rầu rĩ trở về nhà.

Hai ngày sau, mẹ Tú Anh tìm đến nhà. Vừa thấy mẹ đến thăm cô liền ân cần hỏi thăm “Mẹ, có phải hôm nay mẹ lên đây là cần tiền không?”

Mẹ của cô gật đầu một cái. Cô dặn dò mẹ ở nhà coi nhà rồi vội vàng đi mua cá, thịt, trứng gà,… để làm món ăn tiếp đãi mẹ mình.

Khi Sinh tan làm về nhà, vừa thấy anh cô liền nói: “Mẹ em vừa đến, anh nhanh vào chào hỏi mẹ đi. À hôm nay mẹ cũng đến để xin tiền đấy, anh nói cho bao nhiêu là phù hợp?”

Sinh nghe vậy thì bảo: “Em nó cho bao nhiêu?”

Tú Anh nói: “Ít nhất 500 đồng mới được. Vậy đưa mẹ 500 đồng nhé!”

Sau đó, Tú Anh liền cầm 500 đồng đưa mẹ, mẹ cô vô cùng vui sướng trở về nhà.

Không lâu sau đó, Tú Anh mang thai cô liền đem tin vui này báo cho chồng biết, hỏi chồng “Anh muốn con trai hay con gái?”

Sinh đáp :”Sinh con trai hãy đem cho, con gái giữ lại nuôi”:

Tú Anh nghe vậy thì sửng sốt “Con người anh thật kỳ lạ, ai lại muốn em sinh con cái, sinh con gái thì có gì tốt chứ”

Sinh nghe vậy thì không nói lời nào.

Nháy mắt trôi qua, Tú Anh mang thai được 8 tháng thì về nhà mẹ đẻ để dưỡng thai chờ sinh. Lúc gần tới giờ sinh, anh nói với vợ mình “Nếu em sinh con gái thì hãy báo cho anh biết, còn nếu sinh con trai thì không nên báo cứ vậy mà đem cho người khác”

Tú Anh nghe vậy thì hoảng hốt hỏi lại “Anh bị làm sao vậy? Tại sao lại không thích con trai chứ?”

Sinh cũng không trả lời vợ.

Sau khi vợ sinh xong, Sinh đem rất nhiều đồ bổ đến nhà mẹ vợ để vợ tẩm bổ. Sau khi vào nhà, đem hết mọi thứ đặt trên bàn cơm, không đợi uống nước trà mẹ vợ đưa anh liền chạy vào phòng. Bước đến giường vợ, Sinh không nói lời nào liền xốc chăn đắp trên người vợ lên “Em cho anh xem ruốt cuộc là con gái hay là con trai?”

Tú Anh nghe vậy thì cười đáp “Đảm bảo anh sẽ vui”

Sinh ôm lấy con, đặt lên chăn rồi vạch quần áo con tra xem thì thấy không phải con gái, anh liền giận dữ quát lớn “Các người sao lại lừa tôi? Tú Anh, cô quên lời tôi từng nói rằng sinh con trai thì không cần nói cho tôi biết sau?”

Sinh nó xong thì ra khỏi phòng, cầm lấy đồ đạc trên bàn cơm rồi đi và nói: “Đứa con này tôi không muốn, các người thích cho ai thì cho”

Mẹ vợ thấy con rể giận dữ liền giữ chặt tay lại, nói: “Người ta sinh con trai thì đặc biệt vui mừng, còn con vì sao lại muốn cho người khác? Hôm nay con nhất định phải nó rõ vì sao thì mới có thể bước ra khỏi cái nhà này!”

Sinh đứng lại rồi nói: “Cha mẹ con sinh con ra, vất vả nuôi con khôn lớn, cho con học hành lên đại học rồi kết hôn đã tốn bao nhiêu công sức, của cải. Thế nhưng, con từ lúc làm việc đến nay ngày lễ Tết trở về lúc nào cũng chỉ có hai bàn tay trắng, sinh nhật cha mẹ cũng không có được chút quà mọn. Từ khi kết hôn đến nay, cha con bất đắc dĩ lắm mới đến thăm được một lần muốn một ít tiền trả phí cấy mạ, thế mà con gái yêu của mẹ chỉ đưa ông ấy có 50 đồng, 50 này thì làm được cái gì chứ? Cha con cầm 50 đồng, ngậm nước mắt ra đi, đã nói một câu “Sinh con trai thì được gì chứ”? Lúc nghe câu đó xong trong lòng con đau như chảy máu. Vậy mẹ nói đi? Con cần con trai làm gì chứ?”

Mẹ vợ nghe thế vẻ mặt bàng hoàng hiểu ra vấn đề, giọng bà buồn buồn nói: “Sinh à, mẹ không biết con gái mẹ đối đãi với cha mẹ con không hiếu đạo như vậy. Có trách thì trách mẹ không dạy dỗ nó tử tế. Con muốn đi, mẹ cũng không có mặt mũi nào giữ con lại”.

Mẹ vợ buông tay anh ra, bước vào trong phòng, đứng trước giường con cái tốc chăn lên và quát: “Mày ôm con mày cút khỏi nhà tao, tao không có đứa con gái như mày”

Tú Anh nghe vậy thì khóc lóc, kéo tay mẹ: “Mẹ, mẹ con sai rồi, sau này con nhất định sẽ hiếu kính với ba mẹ chồng, mẹ cho con ở lại những ngày trong tháng rồi con đi, con xin mẹ”

Sinh nghe hai người nói qua, nói lại biết rằng mục đích của mình đã đạt được bằng buông đồ đạc xuống, bước vào trong nói: “Mẹ đừng nóng giận, Tú Anh đã nhận lỗi mẹ hãy để cô ấy ở lại. Công mẹ chăm sóc con sẽ tính toán rõ ràng, không thiếu một đồng”

Người mẹ trầm giọng nói: “Chỉ cần nó biết điều, giữ lời thì mẹ có thể để nó lại, tiền chăm sóc mẹ không muốn”.

Bài học từ câu chuyện “Sinh con trai hãy đem cho, con gái giữ lại nuôi”

Câu chuyện “Sinh con trai hãy đem cho, con gái giữ lại nuôi” ở trên là bài học khiến nhiều người suy nghĩ về chữ hiếu ở đời.

Cha mẹ cả đời nuôi ta khôn lớn, hy sinh cho ta rất nhiều. Khi chúng ta trưởng thành, có suy nghĩ riêng của mình thì hãy nhớ thật kỹ những năm tháng lớn khôn nhờ công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. Tuy là nói hiếu thuận với cha mẹ không được ghi vào luật pháp, thế nhưng đó là đạo lý làm người cơ bản mà ai cũng phải biết.

Sinh-con-trai-hay-dem-cho-con-gai-giu-lai-nuoi-2

Nói về phận làm con dâu, con rể sự hiếu thuận với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ cũng không kém phần quan trọng. Bởi cha mẹ của chồng, của vợ cũng như chính là cha mẹ của mình, cũng vất vả nuôi con khôn lớn, về già cũng chỉ mong được nương tựa, được con cái yêu thương, chăm sóc. Nhờ cha mẹ chồng mình mời có một người chồng tốt, thành đạt; nhờ cha mẹ vợ mình mới có một người vợ thảo, nết na, chu đáo. Thế nên hãy yêu thương, chăm sóc họ thật nhiều để bày tỏ lòng biết hơn, hiếu thuận của mình.

Gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Yêu thương họ cũng chính là thương vợ, thương chồng, thương con cái của mình. Đừng để đến lúc gia đình lục đục, vợ chồng mất vui như trong câu chuyện “Sinh con trai hãy đem cho, con gái giữ lại nuôi” thì đã muộn màng.

Xem thêm: 3 chìa khóa đời người, dù thiếu 1, hạnh vận sẽ không thông

Đọc thêm

Đời người có 3 chìa khóa, chỉ cần nắm giữ được nó thì ngay cả khi tuyệt vọng nhất bạn cũng có thể vượt qua để trưởng thành.

3 chìa khóa đời người, thiếu dù chỉ 1, hạnh vận sẽ không thông
0 Bình luận

Bài học làm người ở đời tưởng phức tạp nhưng thật ra rất đơn giản, nghĩ là dễ dàng nhưng lại rất khó để thực hiện. Có một vài người quen được nhận nhưng lại quên cảm ơn, “lương tâm” là hai chữ không phải ai cũng hiểu.

'Đạo lý 100 - 1= 0', bài học sâu sắc về nhân tính: Bạn hiểu được bao nhiêu?
0 Bình luận

Lòng lương thiện chỉ thật sự đúng khi nó xuất phát từ tâm chứ không nên là sự khiên cưỡng hay gượng ép, không phải là yêu cầu người khác nên làm gì mà tự nhắc bản thân nên làm gì.

Cậu bé giúp người vô gia cư, về nhà bị bố khiển trách: Lý do thức tỉnh nhiều người về lòng lương thiện
0 Bình luận

Tin liên quan

Bà cụ trong câu chuyện đã có một chuyến đi cuối cùng ý nghĩa bởi sự tử tế của chàng trai. Một chuyến xe khiến người ta đau lòng bởi sự cô độc và buồn bã.

Chuyến đi cuối cùng – Câu chuyện xúc động đầy tính nhân văn
0 Bình luận

Từ câu chuyện tiền và đạo đức ở trên ta có thể thấy rằng, để kinh doanh thành công, vững mạnh và trường tồn thì người doanh nhân không chỉ biết có tiền mà bỏ qua đạo đức.

Tiền và đạo đức – Câu chuyện nhân văn và bài học về cách làm người
0 Bình luận

Phận làm con nếu bất hiếu với cha mẹ là một việc làm đại tội, trời không dung, đất không ta. Qua câu chuyện dưới đây hy vọng nhiều người sẽ rút ra được bài học cho mình.

“Mẹ nghèo mới rõ lòng con thảo”- Câu chuyện là lời cảnh tỉnh cho nhiều người về phận làm con
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 giờ trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 giờ trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Đề xuất