Người mẹ khùng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Hưng có bà mẹ khùng. Mẹ Hưng khùng nhưng khôn với thương con lắm. Đi đâu thấy nhà ai có gì là bà sẽ vào xin ngay để đem về cho Hưng

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ví như thấy người ta vừa đi lưới về, bà vào nói thằng Hưng nhà bà thích món cá kho lắm nhưng nhà không có tiền nên chẳng mấy khi nó được ăn. Bà nói khiến người ta mủi lòng, cho bà mấy con cá đem về ăn để thằng Hưng biết với người ta.

Nhưng cũng có những khi người ta không cho, ví như lúc nhà có giỗ chạp gì đó, thực phẩm mua đủ cho mấy mâm, có số lượng cả rồi làm sao cho được. Trong khi người ta còn đang áy náy thì bà đã thò tay vào bốc ngay miếng thịt đem giấu trong áo, xong chạy đi mất. Dần dà người ta đề phòng bà, có người còn đuổi mắng ngay mỗi khi nhìn thấy. Lòng thương cũng có giới hạn, thà người ta tự cho, chứ phải cho đâm ra khó chịu lắm. Con cái người ta cũng đói, của đâu mà đem cho người mãi nên dẫu có thương nhưng đành phải sống ác.

Bù lại, thằng Hưng rất ngoan, hiền và học rất giỏi. Tên của nó không bao giờ lọt khỏi danh sách khen thưởng tuyên dương dù phải học bằng những tờ giấy trắng xé từ những quyển vở cũ. Hưng lấy những tờ giấy đôi đóng thành vở học, còn những tờ giấy lẻ thì đem cắt xén cẩn thận, đóng thành quyển sổ tay xinh xắn để ghi chú hoặc làm nháp.

Mẹ Hưng không phải lúc nào cũng khùng, có những khi bà rất tỉnh táo, dọn dẹp nhà cửa, trồng được vài luống rau trước nhà, nuôi thêm đôi gà để lấy trứng. Mỗi lần thấy Giang, bà lại nói: “Mai kia lớn Giang làm con dâu mẹ nhé, thằng Hưng mà bắt nạt con cứ sang mách mẹ!”.

Lúc nhỏ Giang không hiểu lắm nên kệ và chưa khi nào thấy sợ bà. Nhưng lớn lên một chút, Giang bắt đầu hiểu từ “con dâu” mang ý là gì và đâm ra ghét Hưng. Hưng học giỏi ai cũng quý, nhưng làm con dâu một bà mẹ khùng khùng thì vênh vang gì mà ham. Thế là Giang thôi không chơi với Hưng nữa.

Mẹ Hưng ngày một quá đáng hơn trong việc cải thiện bữa ăn cho con trai. Bà ra đồng bắt tôm bắt cá, còn vào cả chuồng người ta lấy trứng. Xe đạp của người ta đi thăm đồng để trên bờ cũng bị bà dắt chạy. Hưng ngượng ngùng đi xin lỗi, nhưng dù Hưng có ra sức ngăn cản thế nào cũng không thể giữ chân được mẹ mình. Khóa cổng thì bà trèo rào, trèo không được thì bà đạp luôn bờ rào để đi cho dễ.

Bực nhất là bất cứ lúc nào bà gặp Giang cũng gọi “con dâu ơi!” và khoa chân múa tay khoe với mọi người “con dâu tôi đấy!”. Cái làng nhỏ xíu, ai cũng biết nhau, Giang thanh minh mãi nhưng không xuể, thế là cô tránh mặt mẹ con Hưng mọi lúc mọi nơi. Lên cấp 3, thay vì đi xuống thị xã học Giang lại xin bố mẹ cho lên nhà cậu trên thành phố ở nờ.

Nghe nói khi Giang đi, ngày nào mẹ Hưng cũng sang nhà gọi cô “con dâu của mẹ ơi” rồi đưa nào là khoai, ổi, hôm thì bó cải cúc là món cô thích. Lạ một điều là nhà ai bà cũng trèo cổng đi vào, duy chỉ có nhà Giang là không.

Có lẽ, cô yêu và lấy chồng có phần vội vàng cũng vì muốn thoát khỏi ác mộng “mẹ chồng điên” thời thiếu nữ. Lúc đưa chồng về thăm nhà, cô không gặp Hưng với mẹ, nghe nói là hôm ấy anh giữ mẹ trong nhà vì sợ mẹ phá nát chuyến thăm nhà của cô.

nguoi-me-khung-cau-chuyen-nhan-van-cam-dong

Giang sinh con gái đầu lòng, mẹ cô lên chăm nuôi thì kể mẹ Hưng bệnh ngày càng nặng. Hưng phải trói chân tay mẹ vào giường vì sợ bà đi lang thang phá nhà người ta. Hoàn cảnh khó khăn là thế nhưng Hưng học hành đàng hoàng, chí thú làm ăn lắm, chưa thấy yêu đương vợ con gì. Mẹ kể: “Cả làng cả xã ai chả biết Hưng có bà mẹ khùng, có đứa con gái nào dám yêu hay lấy nó đâu. Hầu mẹ chồng vốn là chuyện chẳng dễ dàng, còn là bà mẹ chồng khùng điên thì ai dám bước chân vào. Hoặc nếu có cô gái nào dám thì chắc gì thằng Hưng nó đã đồng ý”.

Giang cúi mặt ngắm con, nhớ lại lần cô gặp anh trên phố. Anh nghe ai mách phố ấy có ông thầy lang mát tay nên tìm tới bốc thuốc cho mẹ. Nhận ra nhau, cô thấy anh cao lớn đĩnh đạc hơn hồi xưa nhiều nhưng u tối. Anh hỏi cô sống vui không, có hạnh phúc không, cô gật đầu bảo có, không dám hỏi anh câu tương tự. Bởi cô biết, có hỏi thì câu trả lời cũng khiến cả người nói lẫn người nghe đều xót xa.

Bỗng một ngày, chồng Giang có người khác, anh nói anh thật lòng thương người kia. Cô nghe vậy thì bình tĩnh suy nghĩ vài ngày rồi quyết định chìa ra tờ giấy ly hôn, anh hơi kinh ngạc, cô cười bảo: “Ra tiệm thử tới thử lui chục cái áo mà mang về mặc vẫn thấy không hợp nữa là chồng”.

Những ngày tháng sau đó, nhà chỉ có hai mẹ con núm níu, rồi cô bỗng nhớ đến Hưng thế là tranh thủ ghe sang chỗ ông thầy lang bốc thuốc gửi về để anh khỏi cất công lên thành phố. Mỗi lần anh lên đều tốn cả nửa ngày, thời gian ấy để mẹ một mình ở nhà anh không yên tâm. Trong những gói thuốc gửi về, thi thoảng cô lại gửi kèm cho bà mấy bộ quần áo, mấy món linh tinh. Ngày xưa, bà quý cô nhất còn gì.

Hưng không từ chối những món quà cô gửi kèm, nhưng thường nhắn cô đừng mua nữa kẻo tốn kém. Và những lần nói chuyện gần đây nhất, cuối cuộc trò chuyện anh lại ngập ngừng bảo: “Có chuyện gì, báo anh biết ngay nhé!”.

Tất nhiên là cô “vâng ạ” rất tự nhiên, điều đó làm anh vui ra mặt, nhưng trong lòng cô biết, mình sẽ chẳng làm phiền anh vì những chuyện phiền muộn của bản thân.

Lúc nói chuyện, Hưng bảo mẹ anh hay nhắc đến cô, trong những phút giây tỉnh táo ít ỏi, mẹ thường nhắc về con bé Giang đen nhẻm dễ nuôi. Bà bảo: “Con bé ấy có đôi mắt biết nói, đẹp nhưng những người như vậy thường lận đận lắm”. Giang nghe anh nói thì phá lên cười: “Lận đận gì đâu, em thích bây giờ lắm, ưng ngủ thì ngủ, ưng ăn thì ăn, đi đâu làm gì không bị ai quản, giờ ai bắt em lấy chồng em còn mắng cho đấy!”.

Rồi một ngày nọ, mẹ Hưng mất. Bà không bệnh tật gì, đi trong giấc ngủ. Hẳn là trời thương nên trong khi người ta ốm đau thuốc thang thì bà đến lúc mất vẫn luôn khỏe mạnh. Những ngày cuối đời, nghe nói là bà không hát hò gào thét như bình thường mà hay ôm song cửa sổ thẫn thờ nhìn ra ngoài. Không biết ai nói mà bà biết Giang đã có con, bà có cháu nội rồi. Đến bữa, bà dành miếng cá trắng phau để sang bát bên cạnh nói với Hưng là để phần cháu nội. Trong vườn có quả ổi chín, bà nói để phần cháu nội, hẳn nó cũng thích ổi như mẹ nó.

Chiều ấy bà đòi đi tắm, bữa tối bà đòi Hưng nấu món canh cua rau muống. Hưng lấy làm mừng, nghĩ những thang thuốc mình bốc đã có tác dụng. Anh vui mừng gọi điện cho Giang, hẹn khi nào Giang đưa con gái về cho mẹ nhìn một lần.

Tối ấy, bà ngoan ngoãn lên giường, hát một bài trước khi ngủ thiếp đi. Và giấc ngủ ấy kéo dài muôn đời...

Giang ẵm con gái về, cay cay mắt nghĩ ngày mai Hưng sẽ thế nào, anh sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hay chông chênh. Dù mẹ anh có điên dại nhưng vẫn là chỗ dựa để anh tựa vào. Cùng Hưng lên đồng thăm mộ mẹ anh, nhìn Hưng cõng con gái thoăn thoắt đi trước, Giang cũng mạnh mẽ đạp qua những bụi cỏ may băng băng về phía trước. Lúc chắp tay nhìn những sợi khói ngoằn ngoèo bay lên và tan trong ráng chiều, cô buột miệng: “Mẹ yên tâm ra đi nhé, con sẽ không để Hưng cô độc đâu”.

Xem thêm: Trung thu ở xóm trọ nghèo - Câu chuyện nhân văn xúc động

Đọc thêm

Ở tuổi 70, ông Thịnh đã có một đàn 7 đứa cháu nội, mà lại toàn là cháu trai, quậy phá vang trời. Mỗi lần chúng qua nhà là đầu ông muốn nổ tung vì quá ầm ĩ.

Đau đầu vì cháu nội – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Nhận được tin nhắn của con gái, ông cả đêm trăn trở, nghĩ mãi về con đường về nhà ngày mai. Gần 30 năm trước, khi rời khỏi nơi đó, ông chẳng bao giờ nghĩ sẽ có một ngày qua trở lại.

Đường về nhà chờ ba – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Đêm trung thu trăng đi theo dấu chân trẻ nhỏ khắp mọi miền vẫn không quên ghé thăm những xóm trọ nghèo nằm lọt thỏm giữa thành phố xô bồ.

Trung thu ở xóm trọ nghèo - Câu chuyện nhân văn xúc động
0 Bình luận

Tin liên quan

Sau nhiều năm viết về tài chính, nữ phóng viên Tanza Loudenback đã đúc kết được nhiều bài học đắt giá về tiền bạc mà ai cũng nên biết.

Cây bút tài chính lâu năm đúc kết 4 bài học tiền bạc đắt giá: Rủi ro là cần thiết để xây dựng sự giàu có
0 Bình luận

Tuy cố tỷ phú Charlie Munger đã qua đời, nhưng những bài học đầu tư đắt giá ông để lại vẫn có thể giúp chúng ta làm giàu.

3 bài học đầu tư đắt giá từ cố tỷ phú Charlie Munger: Mua cổ phiếu từ công ty tốt thay vì săn 'giá' hời
0 Bình luận

Thấy nhiều bạn bè khoe nhà ở tuổi 25, nữ nhân viên văn phòng này quyết định cắn răng vay mượn mua nhà và hối hận sau đó.

Hối hận vì vay nợ mua nhà chung cư để rồi vất vả suốt 7 năm: Bài học đau đớn vì bốc đồng
0 Bình luận


Bài mới

Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 13 giờ trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 17 giờ trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đề xuất