Trung thu ở xóm trọ nghèo - Câu chuyện nhân văn xúc động

Đêm trung thu trăng đi theo dấu chân trẻ nhỏ khắp mọi miền vẫn không quên ghé thăm những xóm trọ nghèo nằm lọt thỏm giữa thành phố xô bồ.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Xóm trọ mà Gạo đang sống nằm lọt thỏm trong vô số những xóm trọ khác gần khu công nghiệp nằm ở phía bắc thành phố. Bố mẹ Gạo đi làm trái ca, cứ người này về người kia lại đi. Có khi cả tuần bố mẹ chẳng ngồi ăn cơm chung được bữa nào. Khi có việc dặn dò thì thông báo qua Gạo hoặc viết trên tấm bảng treo ở góc nhà. Gạo thích nhìn ngắm những nét chữ nguệch ngoạc, vội vàng trên bảng: “Chiều nay mua 5 cân gạo ở quán bà Thơm cho rẻ”, “Chiều em đi đón con nhớ mang theo tiền đóng học”, “Gạo ở nhà học bài  rồi gập quần áo giúp mẹ nhé!”,… Có đôi khi trên tấm bảng còn xuất hiện thêm một cái mặt cười, một bông hoa giấy.

Gạo với lũ bạn trong xóm trọ nghèo thường quanh quẩn chơi trong trong căn phòng 20m vuông và mảnh sân chung phía trước. Cùng đi học, cùng tha thẩn chơi chung dưới gốc bàng già, rồi cùng chờ hết ca làm bố mẹ trở về nơi xóm trọ. Tụi Gạo cái gì cũng chung nhau, ngay cả ước mơ cũng được chắt chiu nuôi dưỡng cùng nhau như là ước mơ có thể được cùng nhau đón một cái tết trung thu trọn vẹn, đông đủ.

Tụi trẻ con trong những xóm trọ nghèo hồn nhiên gắn kết với nhau. Chúng chạy qua chạy lại các ngõ ngách để cho nhau mượn vở, chia mấy thứ quà quê hoặc chỉ để khoe “mẹ mới mua cho tớ cái xe đạp mới”. Bạn của Gạo cũng đủ mọi hoàn cảnh khác nhau, đến từ những vùng quê xa lắc. Bố mẹ các bạn không phải ai cũng làm công nhân trong khu công nghiệp, có người thu mua đồng nát, có người chạy xe ôm, bán vé số, rửa bát thuê,… Gạo đã quen với những khuôn mặt lam lũ nơi xóm trọ nghèo, tha thiết nhìn họ mỗi ngày bằng đôi mắt hồn nhân của trẻ thơ. Những ngày nghỉ, Gạo thích được ghé nhà các bạn chơi. Nhà Hạnh là chật nhất, trong phòng chất đầy đồ đạc, chỉ chừa đúng một lối đi. Không cẩn thận là đồ đạc xô nhau ngã xuống. Mỗi lần thế, Hạnh vừa xếp đồ lại, vừa cười bảo: “Toàn đồ mẹ tớ xin hoặc mua rẻ của người ta. Chúng vẫn còn dùng được nên bán đi thì tiếc, mà để đây có khi không dùng đến nên bố cứ mắng mẹ hoài vì sợ nhà sắp thành bãi rác”.

“Mẹ tớ cũng thế. Mấy cái túi nilon ngoài chợ cũng mang về giặt phơi khô rồi cất đi để đựng rác, gói ghém đồ đạc khi cần”, Gạo cười nói.

“Mỗi lần bố tớ đau sẽ nhạy cảm với mọi thứ xung quanh. Bố nói trong nhà toàn mùi rác, cậu có thấy thế không?”, Hạnh hồn nhiên hỏi.

“Tớ không ngửi thấy mùi gì hết. Tớ thích nhà cậu lắm. Mà bố tớ bảo nếu chúng ta cười nhiều thì trong nhà luôn có mùi đầm ấm đấy”, Gạo nói.

trung-thu-xom-tro-cau-chuyen-nhan-van-xuc-dong

Gạo nhìn bạn, trong lòng trào lên thứ tình thương khó tả. Nhà Hạnh nghèo, mẹ là lao động chính trong nhà, mưu sinh bằng nghề buôn đồng nát. Lúc nào gặp mẹ Hạnh cũng thấy cô chở mấy bao tải phía sau, giấy vụn, đồ điện, chai lọ lỉnh kỉnh khiến cô xiêu vẹo cả người. Nhìn cô lúc nào cũng đầm đìa mồ hôi Gạo thấy thương như là thương mẹ. Để đỡ đần cho mẹ, sau giờ học Hạnh thường đi bán bóng bay ở các khu vui chơi trong thành phố. Trừ những ngày mưa gió, còn lại Hạnh không bỏ buổi bán nào. Những ngày lễ tết thì càng bán được nhiều, nên suốt mấy năm nay Hạnh không được đón trung thu cùng các bạn trong xóm. Mà chẳng riêng gì Hạnh, còn có rất nhiều bạn khác trong xóm trọ nghèo vì bận mưu sinh, vì miếng cơm manh áo mà chẳng thể hồn nhân ngắm trăng, rước đèn, phá cỗ.

“Năm nay Hạnh có ở nhà đón trung thu cùng xóm trọ không?”

“Chắc là không, hôm đấy tớ còn phải đi bán. Mấy hôm đấy đường phố tấp nập đông vui lắm, chỗ nào cũng thấy các bạn nhỏ xúm xít vui đùa. Năm nào tớ cũng bán hết hàng mang theo, có năm còn không đủ bán”

“Trung thu không được đi chơi cậu có buồn không?”

“Không đâu, tớ đi bán bóng bay, mang đến niềm vui cho nhiều bạn khác nên thích lắm, với cả còn kiếm được tiền phụ mẹ mà. Tớ chỉ mong một năm có đến vài cái trung thu ấy chứ”.

Gạo ngoảnh sang nhìn Hạnh, chỉ muốn ôm bạn một cái. Người bạn quanh năm mặc áo cũ, đi dép cũ, đến chiếc cặp sách cũng là đồ mẹ Hạnh xin lại được ở đâu đó mang về. Ngay cả những bữa cơm canh có khi vài miếng thịt kho, đậu đán cũng là đồ người ta dúi cho mẹ Hạnh. Nhưng Hạnh chưa bao giờ tủi thân hay tỏ ra chạnh lòng trước hoàn cảnh của mình. Thương bạn nên thỉnh thoảng Gạo hay chạy sang nhà Hạnh để dúi vào tay bạn thanh kẹo nhỏ, cuốn truyện hay. Cũng có khi chạy sang để cùng bạn học bài sau giờ đi bán bóng. Lọt thỏm giữa thành phố xa hoa là những dáng người liêu xiêu nhọc nhằn, những mái nhà lô xô bé nhỏ. Ở nơi đó luôn có những nụ cười trẻ thơ vang lên xua đi nỗi nhọc nhằn.

“Mẹ ơi, con ước gì tết trung thu năm nay được phá cỗ cùng tất cả các bạn trong xóm trọ. Nhưng Hạnh nói bạn ấy phải đi bán bóng…”

“Vậy thì chúng ta sẽ rủ bạn đến chung vui và mua hết số bóng bạn có. Thay vì chơi đèn lồng, chúng ta chơi bóng được không?”.

Gạo nghe mẹ nói thì ngẩng người, rồi nhảy cẫng lên vui sướng, hét lớn: “Mẹ siêu quá, sao mẹ nghĩ ra hay vậy?”. Rồi Gạo lao vào ôm mẹ, hít hà thỏa thuê mùi mồ hôi trên áo công nhân của mẹ. Cái ôm của Gạo khiến mẹ hạnh phúc vô cùng.

Cuối cùng, sau bao mong ngóng thì tết trung thu cũng tới. Tụi Gạo háo hức đến mức trong đầu chật ních những câu hỏi về trung thu. Gạo cứ đi ra đi vào, nâng lên đặt xuống hộp bánh nướng hình đàn heo con mà mẹ mới mua về. Gạo mong mãi đến tối để được ăn cùng các bạn. Mẹ còn mua một rổ hồng chín đỏ, mấy quả bưởi ngọt để tối góp vui cùng mọi người. Năm nào cũng vậy, cả xóm trọ tổ chức trung thu bằng cách nhà nào có gì góp nấy. Tối trung thu, ai nấy đều hò nhau ăn cơm thật nhanh để còn trải chiếu ra sân bày cỗ. Trẻ con mặc quần áo đẹp, háo hức cầm mấy cái lồng đèn, mấy cái trống con gõ ầm ĩ khắp xóm. 

Gạo nhấp nhổm nhìn ra cổng liên tục, cứ thấy tiếng cửa sắt kêu kèn kẹt là ào ra đón. Hôm nay Bình nghỉ bán vé số, Xương đánh giày cũng về sớm. Chỉ còn thiếu mỗi Hạnh, bạn tranh thủ đi bán bóng từ chiều mà lâu về quá chừng. Mẹ thấy vậy cười bảo Gạo: “Con đừng có lo! Mẹ đã dặn cả nhà Hạnh tối nay về chung vui với chúng ta rồi. Mình cứ dọn cỗ ra, tí nữa bạn ấy về ngay ấy mà!’.

Đúng 8 giờ tối, cả nhà Hạnh về mang theo chùm bóng bay hình các con vật với đủ các màu sắc khiến bọn trẻ thích mê, nhìn ngắm không rời mắt. Gạo ùa ra dắt tay Hạnh vào trong, miệng liên tục hỏi bạn: Có mệt không? Có đói không? Tối nay có bán được nhiều bóng bay không?

Lúc mẹ Gạo bảo muốn mua lại tất cả số bóng bay thì Hạnh mỉm cười, nhỏ nhẹ nói: “Đây là quà cháu mang về tặng các bạn trong xóm trọ. Hôm nay mẹ con cháu bán được nhiều rồi”. Gạo nghe vậy vui lắm, ánh mắt hân hoan nhìn các em nhỏ chạy lăng xăng khắp sân, trên tay đứa nào cũng cầm một quả bóng bay.

Trăng ngày rằm tròn quá, nhưng mẹ nói trăng mười sáu còn tròn hơn. Đêm trung thu trăng đi theo dấu chân trẻ nhỏ khắp mọi miền vẫn không quên ghé thăm những xóm trọ nghèo nằm lọt thỏm giữa thành phố xô bồ. Gạo quay sang nhìn Hạnh, thấy bạn cũng đang ngửa cổ ngắm trăng. Trong đôi mắt đen láy của bạn ánh lên niềm hạnh phúc…

Xem thêm: Khi lũ lụt ghé qua – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Đọc thêm

Từ ngày về làm dâu, Ngân chưa bao giờ cảm nhận được chút tình cảm, quan tâm từ mẹ chồng. Lúc nào bà cũng cau có, trách móc, áp đặt con dâu làm theo ý mình một cách hết sức vô lý.

Mẹ chồng gia trưởng – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Lũ lụt ghé qua tình làng nghĩa xóm cũng trở nên khắn khít hơn.“Lúc khó khăn giúp nhau qua lại thôi, hàng xóm cả mà, để tâm làm gì mấy chuyện ấy”, giọng má tôi nhỏ lại.

Khi lũ lụt ghé qua – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Sau khi công bố di chúc, cụ ông vô cùng ngạc nhiên và hạnh phúc khi thấy phản ứng của 3 người con trai. Công dưỡng dục của ông đã không lãng phí.

Hạnh phúc tuổi già – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Tin liên quan

Sống ở đời ai chẳng có những lâm vào khó khăn, cùng cực. Thế nhưng xin hãy nhớ rằng "Sa cơ lỡ vận đừng bi lụy, trời sinh ta ắt có chỗ dùng" để vững tâm trở lại.

Cổ nhân dặn: 'Khi sa cơ lỡ vận đừng bi lụy, trời sinh ta ắt có chỗ dùng'
0 Bình luận

Lắng nghe lời dạy của cổ nhân về cách lấy vợ và kết bạn sau đây bạn sẽ không còn phải phân vân trong việc nên trao trọn niềm tin của mình cho ai. 

Cổ nhân dặn: Lấy vợ tạm quên chữ sắc, kết bạn tạm quên chữ tài
0 Bình luận

"Cuộc sống tốt nhất là 5 ngày bận rộn và 1 ngày rảnh rỗi" - ý của người xưa là nên sắp xếp làm việc và nghỉ ngơi hợp lý thì mới có những trải nghiệm được sống tươi đẹp.

Cổ nhân nói: 'Cuộc sống tốt nhất là 5 ngày bận rộn và 1 ngày rảnh rỗi'
0 Bình luận


Bài mới

Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 16 giờ trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Mùi áo của má – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mùi áo của má thoang thoảng mùi khói bếp, mùi nắng và cả mùi yêu thương mà cả đời này nó chẳng thể nào gọi thành tên được.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa nói: Phụ nữ có 5 bộ phận càng xấu chồng càng nhiều lộc

Nhiều người cho rằng, phụ nữ đẹp thì số sướng, chồng vinh hoa quý. Nhưng thực tế, không ít người phụ nữ sở hữu những nét tướng "xấu" lại mang đến may mắn, tài lộc cho chồng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
“Bí kíp” của Mẹ chồng– Câu chuyện nhân văn cảm động

“Bí kíp” của mẹ chồng nào có gì ngoài tình yêu, đầu tiên là yêu mình, sau đó đến yêu người. Lo cho mình sao thì lo cho người vậy.

Vì sao cổ nhân nói 'đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay'?

Cổ nhân cho rằng, số phận con người liên quan đến nhiều yếu tố, ví dụ như giờ sinh, tướng đi, bàn tay, bàn chân... Thế mới có câu "đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay".

Đề xuất