Khi lũ lụt ghé qua – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lũ lụt ghé qua tình làng nghĩa xóm cũng trở nên khắn khít hơn.“Lúc khó khăn giúp nhau qua lại thôi, hàng xóm cả mà, để tâm làm gì mấy chuyện ấy”, giọng má tôi nhỏ lại.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ba kêu vọng ở đầu bên kia: “Nhỏ, lấy chiếc ghe trên chái bếp xuống để đi bãi bắt dế”. Em trai tôi nhanh chóng dừng lướt điện thoại để chìu theo ý ba. Mà thực ra trong bụng nói ưng lắm rồi, tôi biết nó chỉ chờ cái giây phút bơi ghe ra giữa dòng đồng, tận hưởng khí trời, nước non mùa lụt mà thôi.

Biển nước mênh mông trải dài xa tít. Ở quê tôi nhà nào cũng bị “ông bà thủy” ghé thăm ít nhiều. Nhà tôi nước dâng lên hơn 1m, mặc dù khi xây nhà ba đã tinh ý đổ nền móng khá cao. Sau nhiều giờ dọn dẹp, kê mọi thứ lên cao, mọi người ai nấy đều phờ phạc vì mệt.

Tùy thuộc vào con nước lên nhanh hay lên chậm mà công tác dọn nhà có khẩn trương hay không. Có những khi lụt chỉ lên báo động 1- 2 thì hầu như nhà nào quê tôi cũng biết nước chỉ ngập những đoạn đường thấp nhất làng, mọi người vẫn có thể đi lại được, không hề hấn gì. Những lúc như thế, các cô chú anh chị trong làng còn hay tụ tập lại xem nước ở đầu dốc nhà tôi, rồi sẵn chào hỏi đôi câu như thể lâu lắm rồi mới gặp. Rồi sẵn câu chuyện, má với các cô ngồi tám rôm rả, còn các chú các anh cũng tranh thủ tán gẫu bên ly rượu gạo trong cái se se lạnh của mưa miền Trung, lúc nhẹ nhàng, lúc dữ dội.

Khi đài báo lũ dâng cao hơn, ai nấy bắt đầu lo lắng trong dạ. Do nằm trong vùng rốn lũ, nên chỉ cần mưa kéo dài là quê tôi ngập lụt ngay. Má tôi là người lo lắng nhất nhà, mỗi độ như vậy nhìn má thương lắm, cứ nằm trằn trọc, trở mình liên tục, thỉnh thoảng lại ngồi dậy cầm đèn pin đi soi nước dâng tới đâu. Cánh đàn ông trong làng mùa lũ lụt thường rủ nhau ra bãi, nơi để họ tha hồ vẫy vùng trong những ngày cùn chân, không di chuyển đi đâu được bởi lụt lội. Nếu hên còn có thể tìm được bữa ngon cho gia đình.

Vài tiếng sau, ghé mắt nhìn xa xa, tôi và má nhận ra chiếc ghe nhà mình đã quay về. Trên ghe còn chở một con bê nhỏ, từ xa đã nghe thấy tiếng ba vang vọng: “Con bê xóm trên bị trôi xuống đây, may còn sống. Vớt về đây, mấy hôm nữa ai xin thì trả lại”. Rồi ba với mấy chú đem từ ghe xuống bao nhiêu là thứ, một nhúm rau tươi, mấy trái đu đủ ươm ươm sắp chín và một bao tời dế. Dế là đặc sản quê tôi, hình như có chỉ sinh sản nhiều vào mùa lũ lụt hay sao ấy, mỗi năm chúng tôi chỉ thưởng thức được một đôi lần như vậy thôi.

khi-lu-lut-ghe-qua-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam

“Anh Bảy ơi, có người xóm ngoài gọi nhờ chở giúp bé Hiền, con gái chị Ba Yên qua trạm xá, hình như nó chuyển dạ sắp sinh”, cậu Ban nói to từ nhà đối diện. Bé Hiền nhà gần ngoại tôi, vài lần không biết vô tình hay cố ý, nước sinh hoạt từ nhà nó chảy lai láng, tràn hết qua nhà ngoại tôi, bốc mùi hôi khó chịu. Mẹ tôi thấy vậy sang nói chuyện thì nó đành hanh chửi lại, rồi để bụng thù dai. Có đợt ông ngoại không được khỏe, con cháu bận việc không về, mẹ không biết đi xe nên nhờ nó: “Con có đi ăn sáng thì mua giúp ông ngoại tô cháo với ít thuốc cảm nghe”. Ấy thế mà nó dửng dưng, mặt lạnh tanh bảo: “Không rảnh!”.

Ba nghe vậy nhanh chóng thay bộ đồ ướt nhẹp rồi bơi nghe đi về hướng nhà bác Ba. Mẹ con tôi ở nhà mà xót xa, cầu trời khẩn Phật cho nước dừng lại. Nhà bà Ba xưa giờ bám ruộng, bám cồn nổi làm ăn. Chồng mất sớm, bác một mình bươn chải, lo lắng cho đứa con gái duy nhất. Nhưng con Hiền không biết thương mẹ, không học hành tử tế, suốt ngày chỉ lo đua đòi với bạn bè rồi không may có bầu, mà nghe đâu thằng kia nghe tin đã cao chạy xa bay…

Lụt xuống dần rồi, mọi người sau khi dọn dẹp nhà cửa xong xuôi thì tụ tập lại từng tốp để dọn đường làng ngõ xóm. Dì Năm xóm ngoài cũng xúm vào phụ, chỗ gần nhà tôi trũng nên bùn đóng thành lớp dày cộm. “Con Hiền mẹ tròn con vuông rồi, lũ lụt lớn quá không chở đi viện, sinh ở trạm y tế, may mà an toàn. Cái con sống không được lòng ai. Chị Ba có mình nó, cũng mong nó có chỗ nương tựa khi về già, thế mà giờ phải cong lưng nuôi cả mẹ cả con. Sáng nay nhà không có gì ăn, sinh đẻ mới dậy mà phải ăn cơm với nước mắm, khổ lắm”, tiếng dì Năm thở dài nói.

Má tôi nghe thấy chạy vào nhà bỏ chục trứng gà với lon sữa ông thọ vào bao đưa cho dì Năm. “Bình thường, con Hiền có vẻ không ưa nhà chị, đi kể đông tây đủ thứ, tôi tưởng chị ghét nó lắm chứ!”, dì Năm cầm đồ trên tay nói với má tôi như vậy.

“Lúc khó khăn giúp nhau qua lại thôi, hàng xóm cả mà, để tâm làm gì mấy chuyện ấy. Nó vậy chứ cũng tội nghiệp lắm, thiếu vắng cha từ bé…”, giọng má tôi nhỏ lại.

Nắng chiếu rọi khắp mọi nẻo đường, bùn non sau cơn lũ lụt cũng đã được dọn sạch sẽ, từng nẻo đường lại sáng sủa, sạch bóng tinh tươm. Má bảo tôi chở đi chợ để mua ít thức ăn ngon ngon, bù lại cho những ngày thiếu thốn, cực nhọc vì lũ lụt. Thấy con Hiền từ xa, má vội mua cái giò heo chặt nhỏ rồi treo lên xe cho nó. Lúc con Hiền từ chợ bước ra, ánh mắt nó khựng lại trong chốc lát khi nhìn về phía má, rồi mắt nó rưng rừng rồi thốt lên: “Con cảm ơn dì!”.

Xem thêm: Bị mẹ chồng hiểu lầm – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Cụ bà dành dụm tiết kiệm cả đời được 2 tỷ đồng, trong nhà chỉ có 2 mẹ con nhưng bà quyết không để tiền lại cho con gái chỉ vì nhìn thấu được bộ mặt thật của con.

Thất vọng vì con gái bất hiếu – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Mẹ chồng khen con dâu cả tuần nào cũng mang quà cáp sang biếu, còn con dâu út cả năm chẳng thấy gì liền bị hàng xóm “tạt cho gáo nước lạnh” bừng tỉnh.

Bị mẹ chồng hiểu lầm – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Sau khi công bố di chúc, cụ ông vô cùng ngạc nhiên và hạnh phúc khi thấy phản ứng của 3 người con trai. Công dưỡng dục của ông đã không lãng phí.

Hạnh phúc tuổi già – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Tin liên quan

Theo chia sẻ của cặp vợ chồng sắp nghỉ hưu sớm này, đây là 4 bài học về tiền bạc họ ước mình đã biết sớm hơn để làm giàu dễ dàng.

4 bài học về tiền bạc tôi ước mình đã biết sớm hơn: Nếu vậy làm giàu đã không khó thế!
0 Bình luận

Cuốn sách "Muôn kiếp nhân sinh" chỉ khoảng 300 trang sách nhưng đã để lại nhiều bài học nhân sinh sâu sắc.

13 bài học sâu sắc từ cuốn sách 'Muôn kiếp nhân sinh'
0 Bình luận

"Nhà giả kim" không chỉ là một cuốn sách mà còn là nguồn cảm hứng cho hàng triệu người trên thế giới. Dưới đây là 10 bài học hay được rút ra từ sách.

10 bài học đáng nhớ từ cuốn sách 'Nhà giả kim'
0 Bình luận


Bài mới

Di chúc của cô chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Trước khi qua đời, cô chồng để lại toàn bộ tài sản cho chúng tôi mà không cho con trai ruột lấy một đồng.Cầm tờ di chúc trên tay, vợ chồng tôi không biết phải xử lý thế nào cho hợp tình hợp nghĩa…

Đăng Dương
Đăng Dương 18 giờ trước
Xem Tây Du Ký 1986 cảnh Ngọc Hoàng chui gầm bài mới ngộ ra một sự thật thâm sâu ở đời

Cảnh "Ngọc Hoàng chui gầm bàn" khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên đình tưởng chỉ là đoạn phim rất bình thường, nhưng suy nghĩ theo chiều sâu sắc nhận ra một sự thật rất thâm sâu. Cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 19 giờ trước
Người xưa nhắc: Cửa mở nhìn thẳng vào 6 thứ này, gia đạo khó bề yên ổn

Gia chủ thường trang trí nhà cửa theo ý thích của mình nhưng việc làm này cần chú ý vì người xưa nhắc: Mở cửa nhìn thẳng vào 6 thứ này, gia đạo khó bề yên ổn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 22 giờ trước
Không nghèo nhân cách – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Dù không được đền bù tiền xe nhưng tôi vẫn thấy vui lạ kỳ vì họ đã không nói dối và càng không có ý định xù mình, dù họ nghèo nhưng nhân cách, lòng tự trọng rất cao.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Phật dạy, ác nghiệp này lớn nhất đời người, bạn biết chưa?

Trong ngàn vạn tội ác ở đời, ác nghiệp này là lớn nhất, báo ứng nặng nề vô cùng. Vì thế, nhất định phải biết để tránh xa nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Bác đánh cá 73 tuổi dũng cảm cứu sống 2 cháu nhỏ bị đuối nước

Lúc đang đánh bắt cá ở bờ sông Bằng thuộc phường Ngọc Xuân, TP Cao Bằng, nghe thấy tiếng tri hô kêu cứu, bác Hà Thanh Toàn (1953) đã không quản ngại nguy hiểm lao xuống dòng nước cứu 2 cháu nhỏ bị đuối nước.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Cuộc chiến thừa kế – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Vụ kiện thừa kế kéo dài 4 năm khiến dư luận bàng hoàng. Mọi người ai cũng lên án những đứa con tham lam, khiến mẹ phải ra tòa khi đã ở tuổi xế chiều.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Trái đắng tuổi xế chiều – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở tuổi xế chiều, tôi sống trong sự lạnh nhạt và oán hận của con gái vì tôi từng ép con bé phải học hành chăm chỉ, giỏi giang trong khi đó lại thoải mái nuông chiều con trai út.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa dặn: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt

Từ những quan sát ở đời sống mà người xưa đúc kết ra nhiều kinh nghiệm quý, trong đó có câu: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'không hứa khi vui, không nói khi giận, không than khi buồn'?

Người xưa cho rằng, muốn sống hạnh phúc thì nên biết 3 không: không hứa khi vui, không nói khi giận và không than khi buồn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Thức ăn thừa – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi sẽ không ngại khi nhận “thức ăn thừa” của hai bác dù đã biết sự thật. Bởi đó là sự tử tế, tình yêu thương mà hàng xóm đã dành cho chàng trai trẻ xa quê như tôi.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao 'đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'?

Người xưa có lời răn dạy: 'Đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'. Vì sao lại thế?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cha dượng của tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Chưa kịp hưởng hạnh phúc bên vợ và con gái đầu lòng, ba tôi được lệnh chuyển sinh hoạt nằm vùng ở nội đô Sài Gòn dưới vỏ bọc một thương gia. Từ đó ba má tôi người Nam kẻ Bắc, những lời nhắn nhủ cũng thưa dần…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa nói: Gương mặt có 3 nét cao là phúc tướng giàu có

Theo người xưa, ai sở hữu gương mặt có đủ 3 nét này sẽ là phúc tướng, cuộc đời giàu sang, phú quý. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đề xuất