Bị mẹ chồng hiểu lầm – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Mẹ chồng khen con dâu cả tuần nào cũng mang quà cáp sang biếu, còn con dâu út cả năm chẳng thấy gì liền bị hàng xóm “tạt cho gáo nước lạnh” bừng tỉnh.

Do điều kiện kinh tế khó khăn nên sau khi lấy nhau vợ chồng tôi vẫn ở chung với bố mẹ chồng. Suốt 8 năm làm dâu, mối quan hệ giữa tôi với bố mẹ chồng vẫn rất tốt, không có mâu thuẫn, xích mích gì. Ông bà cũng là người hiền lành, tử tế, xem tôi như con gái trong nhà.
Thế nhưng gần đây thái độ của mẹ chồng đối với tôi rất lạ lùng. Tháng trước bà bị ốm, có người biếu bà nước tăng lực, bà không uống được nên cho con tôi, nhưng cháu không thích, đòi bà lọ yến sào trị giá hơn 30 ngàn. Thấy con khóc lóc đòi bà, tôi bảo đó là đồ người ta mua biếu bà, không không uống được. Nhưng con tôi không chịu, giãy nãy đòi cho bằng được. Bà khó chịu lấy một lọ đưa cho con tôi và bảo lần sau mua cho nó uống chán đi, cứ để nó thèm khát như thể bị bỏ đói lâu ngày vậy.
Từng lời nói của bà phát ra khiến tôi vô cùng choáng váng, không tin được vào tai mình. Thỉnh thoảng bà vẫn hay cho các cháu tiền, có khi 50 ngàn, có khi 100 ngàn không thấy tiếc mà giờ lại tiếc lọ yến 30 ngàn. Phải chăng tính tình của bà đã thay đổi, không còn yêu thương con cháu như ngày trước nữa? Tôi đắn đo suy nghĩ mãi, thấy không yên lòng nên hôm sau đi mua 1 lốc 6 lọ yến trả lại và bà nhận ngay.

Chủ nhật vừa rồi bác hàng xóm sang chơi, lúc đó tôi đang trong phòng ngủ nên vô tình nghe được cuộc nói chuyện của bác với mẹ chồng. Mẹ chồng khoe từ ngày bị ốm, tuần nào con dâu cả cũng mang đồ sang biếu. Lúc là bát canh hầm chim câu, lúc thì cháo gà hầm, hôm thì yến sào. Nhà dâu cả cách đây hơn 10 cây số mà ngày nào cũng chịu khó mang đồ sang cho bà bồi bổ, còn vợ chồng con út thì chỉ biếu vài hộp thuốc bổ rồi thôi, hằng ngày cũng chỉ nấu toàn món linh tinh cho bà ăn, khiến bà không nuốt nổi cơm.
Nghe được những lời đó từ mẹ chồng, tôi đau lòng và thất vọng vô cùng. Đúng lúc đó tiếng bác hàng xóm vang lên, bác nói mẹ chồng tôi ở cùng với vợ chồng con út, được chúng tôi chăm sóc chu đáo, chẳng lo đến cơm ăn áo mặc. Giờ ốm đau, con cả mua cho chút đồ đã thấy con cả tốt hơn, trong khi công lao các con út chăm sóc suốt bao năm qua như vậy thì chê trách. Bác hàng xóm nói mẹ chồng tôi như thế là không được.
Nói xong, bác đứng dậy ra về, còn tôi cảm kích sự hiểu biết và thấu tình đạt lý của bác. Kể từ hôm đó, tôi thấy mẹ chồng nói chuyện với mình mẹ nhàng hơn, nhưng vẫn không bằng giọng điệu nói chuyện với chị dâu cả. Bây giờ tôi chẳng biết phải xử lý thế nào để mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu bình thường trở lại.
Xem thêm: Tôi nghĩ mình đã lấy đúng chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Đọc thêm
Giờ đời sống hiện đại, đủ đầy hơn, món ăn ngon không thiếu nhưng với tôi mấy củ khoai lang, khoai mì vẫn luôn chiếm một vị trí quan trọng, thân thương.
Cụ bà dành dụm tiết kiệm cả đời được 2 tỷ đồng, trong nhà chỉ có 2 mẹ con nhưng bà quyết không để tiền lại cho con gái chỉ vì nhìn thấu được bộ mặt thật của con.
Sau đám tang của cha, nhiều người khuyên tôi nên bỏ bớt đồ đạc của người đã khuất cho nhẹ lòng, để không phải đối mặt với quá nhiều kỷ niệm buồn đau… nhưng tôi không làm được.
Tin liên quan
Cổ nhân đúc kết, bạn càng khoe khoang bên ngoài bao nhiêu thì càng khiến bạn dễ chuốc lấy tai bay vạ gió bấy nhiêu.
Sống ở đời ai chẳng có những lâm vào khó khăn, cùng cực. Thế nhưng xin hãy nhớ rằng "Sa cơ lỡ vận đừng bi lụy, trời sinh ta ắt có chỗ dùng" để vững tâm trở lại.
Lắng nghe lời dạy của cổ nhân về cách lấy vợ và kết bạn sau đây bạn sẽ không còn phải phân vân trong việc nên trao trọn niềm tin của mình cho ai.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.