Người biết nói lời có đức xử sự có tình cả đời hưởng phúc
Người biết nói lời có đức xử sự có tình, nói năng chừng mực vui đùa đúng độ là những người có giáo dưỡng tốt, tâm tính tốt. Những người như vậy không chỉ hưởng phúc lâu dài mà còn đạt thành công lớn.
Lời nói cử chủ của một người sẽ phản ánh được sự giáo dưỡng và tố chất của người đó như thế nào. Dù bề ngoài của họ có được bao bọc ra sao thì thông qua lời nói, cử chỉ những thứ từ sâu thẳm trong tâm họ vẫn sẽ bộc lộ rõ ràng. Friedrich cũng từng nói rằng: “Phán đoán một người nào đó dĩ nhiên không thể xem những tuyên bố của họ mà phải nhìn hành động của họ. Không thể nhìn họ tự xưng như thế nào mà phải xem họ làm những gì và thực tế là người như thế nào”. Người biết nói lời có đức xử sự có tình cả đời hưởng phúc, còn người biết nói năng chừng mực vui đùa đúng độ sẽ đạt thành công lớn. Muốn thành công và sống hạnh phúc lâu dài phải biết đâu là chừng mực của đối nhân xử thế.
Người biết nói năng chừng mực vui đùa đúng độ sẽ đạt thành công lớn
Cổ nhân có câu “Một lời nói tốt ấm ba đông”. Có thể nói, biểu đạt ngôn ngữ cũng là một môn nghệ thuật. Ở đời, ai cũng có lòng tự trọng và sự kiêu ngạo của riêng mình, vì thế đừng mang cá tính của mình để thử thách giới hạn của người khác. Học cách tôn trọng, khiến người khác cảm thấy thoải mái khi giao tiếp mới là tố chất tối cao của một người.
Hãy nhớ rằng, dù quan hệ có tốt cũng không đồng nghĩa với việc bạn nói gì cũng được. “Tức giận” không đồng nghĩa với việc trêu đùa, “tôi không cố ý” chưa bao giờ đồng nghĩa với việc “tôi không sai”, hay “tôi không có ác ý” cũng không đồng nghĩa với việc “không gây ra tổn thương”.
Khi giao tiếp hay phát ngôn hãy chịu khó đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, chịu khó suy nghĩ khi đứng trên lập trường của đối phương. Bởi nhiều khi, lời nói trách móc tưởng chừng rất bình thường nhưng lại là ngòi nổ đánh sập cảm xúc của người khác, một lời bình luận vu vơ cũng có thể gây tổn thương nặng nề. Vì thế, nếu đã không hiểu những gì người khác đã trải qua thì cũng đừng vội buông lời bình luận, phán xét.
Từ xưa đến nay, nói năng có chừng mực được xem là tu dưỡng tối cao và là biểu hiện trưởng thành của một người, thể hiện nguyên tắc và tư duy làm người của họ.
Ở đời ai cũng có chỗ khó của riêng mình, vì thế trong giao tiếp cần phải nắm bắt chừng mực, chú ý hoàn cảnh để có những lời nói chuẩn mực nhất, không gây tổn hại đến đối phương và mối quan hệ giữa cả hai. Người biết được điểm cân bằng này, sẽ làm nên chuyện lớn.
Vui đùa là chuyện bình thường và phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Nhưng mục đích của vui đùa là ở việc điều tiết không khí, nếu một người không nắm được chừng mực sẽ vô tình tổn thương đến người khác.
Marshall Rosenberg cũng từng nói rằng: “Có lẽ, chúng ta không cho rằng cách nói chuyện của mình là bạo lực, nhưng thực tế ngôn ngữ đích thị là thứ gây ra nỗi đau khổ giữa chúng ta và người khác”
Người có nhân phẩm, có du dưỡng, có đạo đức là người biết vui đùa đúng độ. Những người như vậy sẽ không bao giờ lấy khuyết điểm của người khác ra để làm trò đùa cho cuộc nói chuyện, không lấy đời tư ra làm chủ đề. Hài hước thực sự không phải là vui đùa vô tổ chức mà là ở thời điểm thích hợp dùng lời nói thích hợp để khiến bầu không khí thêm vui vẻ và dễ chịu.
Người biết vui đùa trên sự tôn trọng người khác sẽ khiến người xung quanh mát rượi như tắm gió xuân. Và việc vui đùa đúng nghĩa là khi đối phương cảm thấy buồn cười, còn nếu không buồn cười thậm chí là tức giận thì đó là vô lễ, không lịch sự.
Người biết nói lời có đức xử sự có tình cả đời hưởng phúc
Có một câu ca dao như thế này “Ai ơi xử sự lưu tình – Mai này gặp lại còn mình với ta”. Câu ca dao là bài học về cách ứng xử ở đời, muốn giữ mối quan hệ tốt lâu dài nhất định phải biết xử sự có tình người.
Cuộc đời này vốn thăng trầm bấp bênh, nên sẽ có lúc đắc ý cũng không thiếu lúc suy sụp. Thế nên, lúc đắc ý hãy nhớ đối xử tốt với người khác, những lúc suy sụp cũng hãy đối xử tốt với bản thân. Bởi ở đời có rất nhiều việc chúng ta khó lòng dự liệu được. Thế sự thay đổi, thành bại vô thường. Nên dù ở bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào đừng bao giờ nói lời quá đầy, đừng làm việc quá đáng để bản thân phải hối hận sau này.
Hôm nay, bạn quá đáng đáng với người khác, không kiêng mồm nể miệng thì một ngày nào đó “oan gia ngõ hẹp” ắt phải chịu bội phần ngượng ngùng và tổn thương. Nước quá trong sẽ không có cá, người mà gắt quá sẽ không có bạn. Xử dự có tình, giữ cho người khác một đường sống cũng là để lại đường lui cho chính mình.
Người biết nói lời có đức xử sự có tình cả đời hưởng phúc, bởi lời nói là thứ thể hiện trí tuệ, nhân phẩm đồng thời cũng là thứ tạo nên thành tựu tương lai cho mỗi người. Lời nói dễ chịu sẽ như chăn ấm mùa đông, khiến cho đối phương cảm thấy thiện cảm, giữ cho mối quan hệ được hòa hảo, tốt đẹp.
Cố nhân có câu “Dao kia cứa thịt còn lành được, lời ác thương người rất khó phai”, vì thế ở đời muốn giữ phúc lại cho mình, tránh những oán hận gây thù thì trước khi nói phải suy nghĩ kỹ, đừng vì nhanh mồm nhanh miệng mà không màng tới cảm nhận của người khác. Dân gian cũng có câu “Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra”, lời nói đúng mực, nói lời có đức vô cùng quan trọng. Nói nhiều không bằng nói ít, nói ít không bằng nói hay, nói hay không bằng nói có đức độ.
Người có tu dưỡng đạo đức lớn, có thể làm nên đại nghiệp, hưởng phúc phận về sau phàm là những người làm bất cứ việc gì cũng nắm rõ chừng mực. Nhân sinh ngắn ngủi, hy vọng bạn biết đúng mực trên con đường đối nhân xử thế, đừng để những thứ đơn giản như lời nói cản trở thành công của chính mình.
Xem thêm: Trẻ không nỗ lực bao nhiêu già càng khốn đốn bao nhiêu
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận