Ngôi mộ vô danh – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Đằng sau ngôi mộ vô danh ở chùa là một câu chuyện đời buồn của người mẹ, cả đời tận tụy vì con đến khi mất lại chỉ lẻ loi một mình, với dòng chữ "không rõ nhân thân".

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

“Alo, anh Hai hả? Anh đang ở đâu vậy?”

“Anh đang ở cơ quan, có gì không Út?”

“Chiều về sớm anh tranh thủ qua nhà đón mẹ về nhé!”

“Ủa, còn 3 ngày nữa mới qua nhà anh mà? Sao đón sớm vậy?”

“Em biết nhưng mai vợ chồng em đi du lịch với cơ quan cả tuần mới về. Anh Hai đón mẹ về sớm giúp, tháng sau em bù lại”

“Được rồi, để anh gọi điện cho chị rồi tính sao”.

Nghe cuộc nói chuyện của con gái, bà Tư buông tiếng thở dài não ruột. Bà đứng lên, lững thững bước ra sân, cầm cái chổi lên quét mà lòng ngổn ngang bao nỗi muộn phiền.

Chồng mất sớm, để lại cho bà Tư 2 đứa con thơ dại. Lúc đó thằng Hai mới chập chững biết đi, con Út vẫn đang nằm nôi. Biết bao nhiêu khổ cực dồn hết lên đôi vai của bà. Bà tần tảo, đội nắng đội mưa nuôi hai con khôn lớn.

Thương con, dù nghèo bà chăng để hai con thiếu thốn cái gì. Lúc đi học, con Út se sua với bạn thỏ thẻ với bà: “Mẹ ơi, con muốn có áo mới”, thằng Hai thì cũng: “Mẹ ơi, con muốn mua xe đạp”. Mỗi lần thế, bà đều mỉm cười xoa đầu con bảo: “Để đó mẹ tính”.

Cứ thế, thằng Hai, con Út trưởng thành chỉ biết ăn và học trong vòng tay mẹ cho đến khi ra trường, đi làm rồi lập gia đình riêng. Cả hai đứa con đều thành danh trong xã hội… bà mừng nhưng vẫn nhớ lắm cái thời hai đứa còn nhỏ, tuy nghèo nhưng rộn rã tiếng cười.

Tiếng chuông gọi cửa làm bà Tư giật mình, bà vội ra mở cửa, con dâu ào ào đi vào, thằng Hai theo sau. Thấy bà, đứa con dâu hỏi to: “Cô Út có nhà không mẹ?”.

Bà vừa đóng cửa vừa trả lời: “Nó ở trên lầu đó. Cơm nước gì chưa mà bây qua đây?”.

Con dâu không trả lời, vội vàng đi vào nhà. Con Út nghe ồn ào dưới sân liền chạy xuống. Gặp mặt, chị dâu liền hỏi: “Cô Út làm chi mà tôi gọi cháy máy không được?”.

“Em xếp quần áo để mai đi du lịch”

“Cô đi rồi mẹ tính sao?

Cô Út hơi khó chịu bảo: “Thì em gọi cho anh Hai nhờ đón mẹ về bên đó vài hôm rồi mà”.

Cô con dâu vội nói: “Không được, mai cuối tuần vợ chồng tôi cũng có việc đi tỉnh phát quà từ thiện, 2 ngày nữa mới về. Cô Út tính sao thì tính”.

Con út nghe xong thì lớn tiếng: “Anh chị làm gì mà khó khăn vậy. Phát quà từ thiện thôi mà, có cần gấp như vậy không? Chị lúc nào cũng nghiêm trọng vấn đề lên. Chờ em về rồi hãy đi”.

Cô con dâu cũng chẳng vừa: “Vậy sao cô không ở nhà đi, để hôm nào đến phiên mẹ qua nhà tôi rồi hẳn đi”.

ngoi-mo-vo-danh-cau-chuye

Bà Tư nghe các con tranh cãi, vội quay mặt lau đi giọt nước mắt trên má. Chờ cho cục đắng nghẹn ở cổ trôi xuống thì quay lại, cười ha hả nói: “Chuyện nhỏ vầy mà tụi bây ầm ĩ chi vậy. Cứ để đó mẹ tự lo”.

Thằng Hai chen ngang: “Mẹ lo bằng cách nào?”

“Lâu quá mẹ không về quê, sẵn dịp tụi bây đều bận thì mẹ về quê chơi với dì Năm bây vài hôm”, bà Tư nói.

Nghe vậy mấy đứa con đều đồng ý. Thế rồi con Út lên tiếng: “Vậy mai anh Hai cho tài xế qua chở mẹ ra bến xe nhé!”.

Bà Tư lại bảo: “Thôi, cứ để mẹ tự lo. Mai mẹ nhờ chú Ba xe ôm đầu ngõ chở ra bến xe là được rồi”.

Đêm hôm đó bà Tư suy nghĩ nhiều lắm. Mấy năm nay cứ tháng này ở nhà con Út, tháng sau sang ở nhà thằng Hai. Bà Tư cảm thấy mình làm vướng bận cho con cái, rồi vì mình mà hai anh em suốt ngày cãi nhau về chuyện ăn ở của bà. Làm mẹ, bà không đành lòng nhìn cảnh như vậy

Một tuần sau đó.

“Alo cô Út hả? Cô đi du lịch về chưa”

“Còn 2 hôm nữa em mới về. Có gì không anh Hai?”

“Hôm nay anh tự dưng thấy nóng ruột quá nên gọi cho dì Năm hỏi thăm Mẹ, thì dì bảo mẹ không có về đấy”.

Thế rồi hai anh em cãi nhau ầm ĩ, người này đổ lỗi cho người kia. Cô Út đành phải bỏ cuộc du lịch bay về cùng anh Hai đi tìm mẹ trong vô vọng…

5 năm sau, tại một ngôi chùa ở ngoại ô thành phố, ở phía sau vườn chùa có một ngôi mộ lẻ loi. Trên tấm bia mộ có ghi:

Phần mộ bà Nguyễn Thị Tư

Pháp danh. . .

Mất ngày. . . Tháng. . . Năm

Không rõ nhân thân

Mọi người gần ấy kể lại rằng, cách đây 5 năm một bà cụ từ đâu đến xin ở trong ngôi chùa nhỏ này. Sớm tối bà tụng kinh gõ mõ, dọn dẹp trong ngoài ngôi chùa. Bà hiền lành, phúc hậu nên được mọi người yêu quý, họ hay đem đến cho cụ mớ rau củ và những cây nhà lá vườn. Cứ thế, bà cụ sống nhờ vào lòng yêu thương của dân làng. Mọi người ở đây ai cũng nhìn thấy được cụ bà có một nỗi niềm gì đó mà không tỏ cùng ai. Vì nét mặt cụ luôn toát lên một nỗi buồn cho đến tận lúc bà mãi mãi ra đi...

Xem thêm: Bất hiếu vì lương hưu – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Đọc thêm

Tôi không ngờ rằng việc tiết lộ lương hưu cho các con biết lại vô tình đẩy chúng vào tình thế bất hiếu. Đúng là về già mới thấu tấm lòng của các con đối với mẹ.

Bất hiếu vì lương hưu – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Trước mặt mọi người, em chồng nghẹn ngào nói: "Sao chị đối tốt với em thế? Em đã từng đối xử chẳng ra gì với chị, còn bán cả đất bố mẹ cho. Sao chị không trách mắng em, còn bao bọc mẹ con em?".

Cưu mang em chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Trở về chốn bình yên lần này, theo chân tôi là 2 đứa con nhỏ và 1 trái tim đầy rẫy những tổn thương từ cuộc hôn nhân không hạnh phúc.

Chốn về bình yên – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Đời người ngắn ngủi, sống sao cho trọn vẹn, hạnh phúc viên mãn. Để có được đều đó, hãy "khắc cốt ghi tâm" 4 "không" dưới đây.

Cổ nhân dạy: Nhân sinh cần có 4 không để cuộc đời thuận lợi, viên mãn
0 Bình luận

Nếu người đàn ông có những nét tướng dưới đây, chứng tỏ họ là kiểu trăng hoa, nhiều chuyện, mệnh khổ. Chị em phụ nữ lấy phải trước sau cũng khổ.

Cổ nhân nói: Đây là tướng mặt của người đàn ông trăng hoa, nhiều chuyện, mệnh khổ
0 Bình luận

Cổ nhân nói, người quyền lực nhất thường là người trầm lặng. Vì thế, trong đám đông, người "im lặng" nhất chắc chắn là người lợi hại nhất.

Cổ nhân đúc kết: Trong đám đông, người 'im lặng' nhất là người lợi hại nhất
0 Bình luận


Bài mới

Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 giờ trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 22 giờ trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Đề xuất