Mẹ không thích ăn thịt gà – Câu chuyện nhân văn cảm động

“Mẹ không thích ăn thịt gà”, lời nói dối ấy đầy sự yêu thương đó của người mẹ đã giúp đứa con có thể vững bước trên đường đời.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện “Mẹ không thích ăn thịt gà”

Nhà tôi rất nghèo, vì nghèo nên cái gì mẹ cũng mang đi bán. Từ mấy ngọn rau ngót, rau mồng tơi đến quả chuối, quả hồng, quả bưởi hay con gà, con chó, con mèo,…mẹ đều cho vào cái mẹt con đội ra chợ bán hết. Mẹ bảo phải bán để dành dụm tiền cho các con ăn học.

Nếu không bán thì mẹ lại để mang đi biếu, đi cho. Mỗi khi ra thăm các bác ở thành phố, có cái gì ngon, cái gì đẹp mẹ đều mang đi làm quà biếu hết. Mẹ bảo của biếu, của cho thì phải đàng hoàng kẻo người ta lại cười cho. Thế là còn những cái cái xấu xí, sâu si, đầu thừa, đuôi thẹo thì mẹ để lại cho nhà dùng. Nhiều khi tôi nghĩ có khi cả đời bố mẹ cũng chả ăn được miếng ngon.

Một hôm đi học về, thấy mẹ đang vặt lông gà, tôi chạy ào xuống, ôm cổ mẹ, vừa nhảy tưng tưng, vừa reo lên sung sướng: “Aaaa! Hôm nay nhà mình được ăn thịt gà. Thích quá! Thích quá!”.

Mẹ nuôi hơn chục con gà nhưng trừ dịp Tết nhất, giỗ chạp ra thì chẳng bao giờ thịt, nên cả năm nhà tôi chẳng có mấy miếng thịt gà mà ăn. Cứ nghĩ đến đĩa thịt gà lá chanh là tôi lại thấy đói cồn cào ruột gan, nước miếng chảy qua kẽ răng nuốt không kịp. Tôi nhún vai mẹ giục: “Mẹ thịt gà nhanh lên mẹ, con thèm lắm rồi!”.

Mẹ cười: “Sư bố cô, chỉ được cái nước ăn là giỏi!”.

Me-khong-thich-an-thit-ga-cau-chuyen-nhan-van-cam-dong-2

Hóa ra con gà nhà tôi bị chó vồ. Lúc mẹ phát hiện ra thì nó đã bị ăn mất một góc. Tiếc của, mẹ lôi cổ con chó về, lấy chiếc dép nhựa đánh cho nó mấy cái vào mõm, dí mũi nó sát vào con gà chết dọa sẽ cho ăn riềng nếu còn tái phạm. Tôi thì lại thấy vô cùng sung sướng, trong lòng còn thầm cảm ơn con chó vì nhờ có nó mà tôi mới có cơ hội được ăn thịt gà.

Có thịt gà, bữa cơm nhà tôi vui hơn hẳn. Mọi hôm đến bữa phải gọi mỏi mồm thì chị em tôi mới thèm về ăn cơm, nhưng hôm nay không đứa nào bảo đứa nào tự giác túc trực ở nhà từ lúc mẹ thịt gà cho đến lúc ăn cơm, không bước ra ngoài nửa bước.

Mẹ cứ quay vòng hết gắp cho bố lại gắp cho chị em tôi mà chẳng thấy gắp cho mình. Tôi vừa nhai nhồm nhoàm vừa hỏi: “Ơ, sao mẹ không ăn?”

Mẹ cười bảo: “Mẹ không thích ăn thịt gà”.

Thằng em tôi nhe răng cười, vô tư nói: “Mẹ ơi, mình ăn thừa của chó mà ngon nhỉ mẹ nhỉ!”.

Tôi tức mình quát nó: “Không phải ăn thừa, dốt ạ. Đây là mẹ “cướp” được của nó chứ. Mẹ mà về muộn tí nữa thì con chó đã xơi hết rồi, còn đâu nữa mà ăn!”.

Mẹ lại gắp cho mỗi đứa một miếng nữa vào bát: “Thôi ăn đi, chúng mày cũng lắm chuyện quá cơ!”.

Ăn xong, vừa buông đũa buông bát xuống, chị em tôi đã chạy ù đi chơi với cái bụng no nê đầy năng lượng, Nhưng vừa chơi được một tẹo tôi đã thấy khát nước nên chạy nhà. Có lẽ vì món thịt gà rang hôm nay hơi mặn. Vừa tới bếp tôi đã phải lùi lại, nép sau cánh cửa. Dưới ánh sáng nhập nhòe của cái bóng điện bị mạng nhện bao phủ, mẹ đang gặp lại những miếng xương gà mà chúng tôi đã ăn. Chẳng biết nó còn dính tí thịt nào không nhưng mẹ gặm có vẻ như chúng rất ngon lành. Lòng tôi thắt lại, tim tôi nhói đau…thế mà mẹ bảo với chúng tôi mẹ không thích ăn thịt gà. Tôi muốn chạy lại ôm mẹ thật chặt nhưng sợ mẹ tủi nên không dám. Tôi khẽ lùi ra ngoài, chạy đến một gốc cây to, ngồi ôm mặt khóc.

Me-khong-thich-an-thit-ga-cau-chuyen-nhan-van-cam-dong-3

Cũng từ ngày ấy tôi dốc lòng quyết tâm học hành chăm chỉ để thoát nghèo. Cứ mỗi lần tôi mệt mỏi, muốn bỏ cuộc, chỉ cần nhớ đến hình ảnh mẹ trong gian bếp ngày nào, nước mặt tôi lại trào ra. Tôi tự nhủ với chính mình rằng: Không được phụ tấm lòng và sự hy sinh của mẹ. Ký ức ấy đã trở thành động lực giúp tôi vượt qua bao chông gai trên đường đời.

Giờ đây, tôi đã học xong đại học, đi làm có tiền, mỗi lần về nhà đều mua rất nhiều đồ ăn ngon cho mẹ. Nhưng lần nào về nhà cũng thấy đồ ăn trong tủ lạnh vẫn còn nguyên. Tôi cằn nhằn thì mẹ cười bảo: “Răng rụng hết rồi, còn đâu nữa mà ăn?”.

Xem thêm: Mối tình tuổi xế chiều – Câu chuyện ý nghĩa sâu sắc

Đọc thêm

“Người chồng nhặt” là câu chuyện ngắn ý nghĩa khiến người ta không khỏi cảm thán về tấm lòng rộng lượng của người đàn bà chèo đò nghèo. Người phụ nữ ấy không chỉ đưa khách sang sông, còn đưa cả những người khốn cùng tới một bến đỗ khác để làm lại cuộc đời....

Người chồng nhặt – Câu chuyện xúc động về những phận đời gần cuối đáy
0 Bình luận

“Những đứa con hiếu thảo” là câu chuyện ngắn sâu sắc, cũng là bài học lớn về chữ hiếu dành cho những đứa con vô tâm trên đời!

Những đứa con hiếu thảo – Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

“Sự cố chấp cứu một mạng người” là câu chuyện ngắn về hành động của vị hòa thượng trẻ cho chúng ta nhận ra một bài học quan trọng trong cuộc sống.

“Sự cố chấp cứu một mạng người” – Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Tin liên quan

“Cuộc hành trình của cái điện thoại” là một câu chuyện ngắn sâu sắc đầy nhân văn về tình người trong cái xã hội xô bồ ngày nay, khiến người đọc cảm thấy ấm lòng.

Cuộc hành trình của cái điện thoại – Câu chuyện ý nghĩa nhân văn
0 Bình luận

Đức Phật dạy người đệ tử, hãy xem tâm trí ta như mặt hồ. Hồ có lúc đục lúc trong, quan trọng là ta có kiên nhẫn đợi hồ tĩnh lại lấy nước trong để uống không?

Câu chuyện Phật giáo 'Hồ nước' và lời răn sâu sắc về sự kiên nhẫn của Đức Phật
0 Bình luận

“Thầy giáo đưa mẹ già đến lớp” là câu chuyện về một người thầy, đưa người mẹ mắc bệnh Alzheimer tới lớp khiến số đông không cầm được nước mắt. Trên đời này, không có thứ gì đánh đổi được sự hy sinh và tình yêu thương lớn lao mà mẹ dành cho con.

Thầy giáo đưa mẹ già đến lớp – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận


Bài mới

Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 34 phút trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 giờ trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đề xuất