Thầy giáo đưa mẹ già đến lớp – Câu chuyện nhân văn cảm động
“Thầy giáo đưa mẹ già đến lớp” là câu chuyện về một người thầy, đưa người mẹ mắc bệnh Alzheimer tới lớp khiến số đông không cầm được nước mắt. Trên đời này, không có thứ gì đánh đổi được sự hy sinh và tình yêu thương lớn lao mà mẹ dành cho con.

Câu chuyện “Thầy giáo đưa mẹ già đến lớp”
Một thầy giáo trẻ đang giảng dạy tại trường tiểu học ở quê nhà. Hàng ngày đến lớp, thầy giáo đều đưa người mẹ già của mình theo. Khi thầy giảng bài cho học sinh thì người mẹ ngồi nghỉ ngơi tại một góc nhỏ trong lớp học. Mặc dù bọn trẻ không có phàn nàn gì về sự xuất hiện của một người lạ trong lớp, nhưng phụ huynh thì lại khác. Họ cảm thấy việc thầy giáo đưa mẹ già đến trường phần nào đó ảnh hưởng đến việc học tập của bọn trẻ.
Đa số phụ huynh cho rằng, thầy giáo nên thuê người để chăm mẹ già tại nhà chứ không nên đưa mẹ cùng đến trường, làm ảnh hưởng đến việc dạy học. Một số phụ huynh còn quả quyết rằng, nếu tiếp tục để thầy giáo đưa mẹ già đến lớp họ sẽ chuyển trường học khác cho con.

Ý kiến của phụ huynh khiến thầy hiệu trưởng đành phải góp ý với thầy giáo Prajak. Ông đề nghị anh nên tìm cách giải quyết triệt để vấn đề này, thậm chí ông còn gợi ý sẽ tìm giúp cho thầy Prajak một người phù hợp để chăm sóc mẹ anh. Tuy nhiên, câu trả lời của thầy giáo trẻ lại khiến thầy hiệu trưởng sững sờ: “Cảm ơn thầy hiệu trưởng, nhưng đây là mẹ em, em không muốn để người ngoài chăm sóc bà!”.
Khi hai người đang trò chuyện, thì mẹ của thầy Prajak đang ngồi chờ bên ngoài đã đi lạc ở đâu mất. Thầy Prajak vô cùng lo lắng, chạy đi tìm mẹ ở khắp nơi. Trước tình huống đó, những em học sinh đang chuẩn bị ra về cùng cha mẹ, không ai bảo ai đều lập tức quay trở lại lớp học. Các em cùng thầy giáo của mình chạy đi tìm bà ở khắp mọi nơi. Sự sốt sắng của những đứa trẻ với một người già khiến cho tất cả phụ huynh đều nghẹn ngào.
Trong buổi họp phụ huynh, thầy hiệu trưởng có nhắc đến vấn đề các phụ huynh phản ánh việc thầy giáo Prajak đưa mẹ đến lớp học, gây ảnh hưởng đến sự tập trung và hiệu quả của các học sinh.

Thầy hiệu trưởng nói: “Mẹ của thầy Prajak bị bệnh Alzheimer, nên thầy phải đưa mẹ đến trường cùng mình. Cũng vì lý do này mà có buổi họp phụ huynh hôm nay. Tôi có gặp và trao đổi qua với thầy Prajak, tuy nhiên thầy ấy đã nói với tôi rằng: Em chỉ có một người mẹ và mẹ cũng chỉ có một mình em. Trước đây cũng có nhiều trường mời thầy Prajak về dạy, nhưng thầy đã từ chối hết. Thầy muốn dạy ở trường gần nhà vì để tiện chăm sóc cho mẹ. Nếu có ai hỏi đến sao không tìm người đến chăm sóc, thì thầy Prajak đều nói rằng: Mẹ là người đã sinh ra mình mà.
Tôi biết rằng, mỗi vị ngồi ở đây đều có lý khi muốn những điều tốt nhất cho con mình. Vậy, nếu ai trong các vị cảm thấy thầy Prajak không nên dạy ở đây nữa, xin hãy ký tên vào bảng danh sách này”.
Sau lời nói của thầy hiệu trưởng, tất cả các vị phụ huynh đều im lặng. Có lẽ, sẽ không ai trong số họ có thể phản đối việc một người con hiếu thảo chăm sóc cho người mẹ già của mình.
Đọc thêm
“Hãy biết cho đi” là câu chuyện giúp bạn nhận ra, nghèo mà biết cho đi là giàu hơn tất cả, giàu mà không muốn cho đi thì thiếu thốn tận cùng. Thước đo cuộc đời không nằm ở thời gian mà ở sự cống hiến. Cứ cho đi rồi cuộc đời sẽ mang đến cho bạn những món quà bất ngờ.
“Cốc nước muối của vị thiền sư” là một câu chuyện ngắn vô cùng ý nghĩa, đọc và suy ngẫm sẽ mang đến lợi ích rất lớn, giúp bạn tránh xa được khổ đau trong đời.
Câu chuyện “Vụ cá cược có một không hai?” là bài dành cho những ai muốn làm giàu dễ dàng, hãy nhớ vỏ quýt dày có móng tay nhọn, bạn nghĩ mình thông minh tài giỏi nhưng thực tế sẽ luôn có những người còn thông minh, tài giỏi hơn bạn.
Tin liên quan
“Tiếng chuông gắn kết ” là một câu chuyện ngắn thú vị nhưng không kém phần sâu sắc, dù có đi xa đến đâu nhà vẫn mãi là nơi để về!
“Chiếc bánh bao có giá một viên sỏi” là câu chuyện ngắn thú vị nhưng cũng đầy tính nhân văn, hãy cứ cho đi rồi bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn thế!
Bạn thấy mình là người bất hạnh nhất trên đời? Bạn thấy mình làm việc gì cũng không may mắn? Bạn thấy mình lạc lõng giữa xã hội tấp nập này? Hãy gặp họ, những con người bình thường với nghị lực sống phi thường. Dù ở hoàn cảnh nào cũng lạc quan, yêu đời.