Cốc nước muối của vị thiền sư – Câu chuyện đáng suy ngẫm

“Cốc nước muối của vị thiền sư” là một câu chuyện ngắn vô cùng ý nghĩa, đọc và suy ngẫm sẽ mang đến lợi ích rất lớn, giúp bạn tránh xa được khổ đau trong đời.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện “Cốc nước muối của vị thiền sư”

Có một vị thiền sư lớn tuổi sống cùng một người đồ đệ lúc nào cũng than thở về mọi thứ. Một buổi sáng nọ, vị thiền sư sai người đồ đệ của mình đi lấy muối. Khi cậu miễn cưỡng mang muối về, ông lại bảo rằng hãy đổ muối vào cốc nước và uống nó. Sau đó, hãy cho ông biết mùi vị của cốc nước muối ra sao.

Người đồ đệ làm theo và thốt lên: “Mặn chát!”

Vị thiền sư già chỉ cười rồi bảo cậu hãy mang một nắm muối đi theo ông. Đến một hồ nước lớn, ông nói: “Bây giờ con hãy ném nắm muối đó xuống hồ, rồi thử nếm nước trong hồ xem?”

Sau khi thấy đồ đệ làm theo, vị thiền sư lại hỏi mùi vị thế nào. Lần này, cậu đáp: “Thưa thầy, nước mát và ngọt lắm!”

Coc-nuoc-muoi-cua-vi-thien-su-cau-chuyen-dang-suy-ngam-1

Vị thiền sư hỏi: “Con có thấy mặn chút nào không?”

Đồ đệ trả lời: “Dạ không ạ!”

Sau đó, thiền sự tới ngồi bên cạnh người đồ đệ hay than vãn của mình, nắm chặt tay cậu và nói: “Con của ta ơi, sự đau khổ trong cuộc đời cũng giống như chỗ nước muối này, chỉ có một lượng nhất định, không nhiều mà cũng chẳng ít. Và sức chứa của lòng ta sẽ quyết định mức độ đau khổ. Vì thế, khi con cảm thấy đau khổ, hãy mở rộng tấm lòng cho đến khi nó to bằng hồ nước, chứ không phải để nó mãi nhỏ bé tựa như một cốc nước”.

Lời bình câu chuyện “Cốc nước muối của vị thiền sư”

Quả đúng như vậy, sự đau khổ của đời người cũng giống như số muối kia. Sở dĩ chúng ta luôn cảm thấy đau khổ và phiền não là do lòng dạ ta vẫn còn hẹp hòi. Nếu tấm lòng ta có thể rộng lớn như hồ nước, hết thảy mọi đau khổ rồi sẽ nhanh chóng trở nên phai nhạt. Như khi ta đổ số muối đó vào hồ, nước hồ vẫn giữ nguyên vị ngọt ban đầu, chẳng hề có chút thay đổi.

Sự đau khổ trên đời là hữu hạn, nhưng tấm lòng của ta lại có thể rộng lớn vô cùng. Với tấm lòng khoan dung độ lượng, ta có thể dễ dàng biến chuyện lớn thành chuyện nhỏ, biến chuyện nhỏ thành không. Và khi ấy ta sẽ thấy, lòng ta có thể bao dung cho vạn vật, kể cả những khổ đau không như ý.

Coc-nuoc-muoi-cua-vi-thien-su-cau-chuyen-dang-suy-ngam-2

Khoan dung chính là khoan nhượng và chấp nhận mọi thứ của người khác như giá trị quan, lời nói, cũng như các hành xử của họ. Bởi trên thế gian này, mỗi người mỗi vẻ, ai cũng có tính cách của riêng mình. Bất kể họ là ai, họ đều xứng đáng được đối xử một cách khoan dung.

Khoan dung là một đức tính, đồng thời nó cũng là biểu hiện của tấm lòng rộng lượng và một nhân cách vàng. Đó còn là mức độ tu dưỡng, là cảnh giới vô ngã, là sức mạnh đạo đức cao thượng. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ tấm lòng bình thản, rộng lượng, tự tin và trái tim nhân từ, độ lượng, bác ái. Người biết bao dung cho những gì đã qua mới có thể làm nên nghiệp lớn.

Có một câu nói như thế này: “Tấm lòng của bạn rộng đến đâu, thế giới trong mắt bạn sẽ rộng tới đó".  Thay vì để lòng mình mãi nhỏ bé như một cốc nước muối, hãy để nó được mở rộng trở thành một hồ nước mênh mông chứa đựng được tất cả. Đó mới là tâm thái nên có của bậc trí giả ở đời!

Xem thêm: Cổ nhân nói: “Tay nam một đường thành vàng bạc, tay nữ một đường bỏ người nuôi”, nghĩa là gì?

Đọc thêm

Trong lớp học thiền, thiền sư Vô Đức thấy có nhiều học trò với nhiều tính cách khác nhau nên đã quyết định kể câu chuyện "nhàn nhã là địa ngục" để thức tỉnh nhân tâm.

Thiền sư Vô Đức và câu chuyện 'nhàn nhã là địa ngục'
0 Bình luận

Vị thiền sư bằng sự chiêm nghiệm về cuộc đời của mình đã giúp anh niên đang u sầu nhận ra được giá trị của hạnh phúc, làm sao để có được hạnh phúc trong đời.

Bài học về hạnh phúc từ câu chuyện 'anh thanh niên u sầu và vị thiền sư'
0 Bình luận

Chuyện "nước mắt của thiền sư" cho ta thấy rõ tinh thần của Phật giáo. Phật giáo lấy tâm từ bi làm gốc, như thế có thể làm cho vạn vật tìm được chốn trú chân.

Nước mắt của thiền sư - câu chuyện có thật nói về ý nghĩa của việc tu hành
0 Bình luận

Tin liên quan

"Nếu một ngày thầy mất, đừng xây tháp mộ gì cho thầy. Tốn kém tiền của. Tốn đất của dân. Dân mình còn nghèo lắm..." - Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Lời căn dặn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh: 'Nếu một ngày thầy mất, đừng xây tháp mộ gì, tốn tiền của, tốn đất của dân'
0 Bình luận

Hơn 10 năm qua, lão nông An Giang Nguyễn Minh Lương đã bỏ ra cả chục tỷ đồng để làm từ thiện như xây cầu, tặng gạo cho người nghèo,... ở địa phương.

Nguyễn Minh Lương: Lão nông An Giang bỏ tiền tỷ để làm từ thiện suốt hơn 10 năm
0 Bình luận

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã vãng sanh thế nhưng những giá trị Phật học, những triết lý thầy từng giảng vẫn còn nguyên giá trị. Sống Đẹp xin lược thuật lại những câu nói giàu tính triết lý, chiêm nghiệm khiến người đời nhớ mãi của vị chân tu này.

Nhớ về những câu nói muôn đời còn nguyên giá trị của thiền sư Thích Nhất Hạnh
0 Bình luận


Bài mới

Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 14 giờ trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Mùi áo của má – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mùi áo của má thoang thoảng mùi khói bếp, mùi nắng và cả mùi yêu thương mà cả đời này nó chẳng thể nào gọi thành tên được.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa nói: Phụ nữ có 5 bộ phận càng xấu chồng càng nhiều lộc

Nhiều người cho rằng, phụ nữ đẹp thì số sướng, chồng vinh hoa quý. Nhưng thực tế, không ít người phụ nữ sở hữu những nét tướng "xấu" lại mang đến may mắn, tài lộc cho chồng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
“Bí kíp” của Mẹ chồng– Câu chuyện nhân văn cảm động

“Bí kíp” của mẹ chồng nào có gì ngoài tình yêu, đầu tiên là yêu mình, sau đó đến yêu người. Lo cho mình sao thì lo cho người vậy.

Vì sao cổ nhân nói 'đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay'?

Cổ nhân cho rằng, số phận con người liên quan đến nhiều yếu tố, ví dụ như giờ sinh, tướng đi, bàn tay, bàn chân... Thế mới có câu "đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay".

Đề xuất