Khi trẻ mắc lỗi cha mẹ nên phê bình đúng cách để trẻ không bị tự ti

Muốn phê bình khi trẻ mắc lỗi cha mẹ nên chú ý ngôn ngữ và thời điểm nói để trẻ không cảm thấy xấu hổ hay tổn thương lòng tự trọng.

Diệu Nguyễn
13:00 21/08/2022 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

1. Sự nguy hiểm của những lời phê bình không phù hợp

Lòng tự trọng vừa là nguồn động lực vừa là nhu cầu cơ bản của con người. Nếu không có nguồn động lực này, con người sẽ ngừng tiến về phía trước và đánh mất giá trị của bản thân. Nhưng đôi khi một số bậc phụ huynh lại thích phê bình con cái trước mặt mọi người với mục đích muốn trẻ ghi nhớ lâu hơn sai lầm này. Mà không biết rằng, hành động này có thể làm tổn thương sâu sắc đến lòng tự trọng của trẻ.

Khi-tre-mac-loi-cha-me-nen-phe-binh-dung-cach-de-tre-khong-tu-ti-1

Bên cạnh đó, những lời la mắng thiếu suy nghĩ, những lời buộc tội thờ ơ của cha mẹ cũng khiến trẻ nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn. Ngoài ra, khi con cái mắc sai lầm, chúng sẽ rất cần sự hướng dẫn và thấu hiểu từ cha mẹ. Nhưng lúc đó cha mẹ lại la mắng và phê bình, điều này không chỉ đẩy trẻ ngày càng xa mà còn khiến con mất đi sự gắn bó và lòng tin với gia đình.

2. Khi trẻ mắc lỗi cha mẹ hãy dùng những lời phê bình đúng đắn

Tại sao một số trẻ vẫn không chịu nhận lỗi khi bị cha mẹ phê bình dù biết rằng hành vi của mình là không đúng? Thực tế, tình trạng này của trẻ đôi khi là do bố mẹ đã phê bình không đúng cách.

Khi-tre-mac-loi-cha-me-nen-phe-binh-dung-cach-de-tre-khong-tu-ti-2

Thứ nhất, đừng la mắng trẻ khi đang tức giận

Khi trẻ mắc lỗi, nhất là những lỗi nghiêm trọng sẽ khiến cha mẹ vô cùng tức giận. Khi đó, cha mẹ có thể sẽ mất kiểm soát và nói ra những điều không nên nói với trẻ. Điều này có thể gây tác động tiêu cực đến con và ngay cả chính người làm cha mẹ cũng bị ảnh hưởng.

Lúc này, điều tốt nhất mà cha mẹ cần làm là gạt vấn đề sang một bên, cố gắng thả lỏng bản thân rồi chọn cách phê bình, giáo dục phù hợp đối với trẻ sau khi cơn giận đã được nguôi ngoai.

Thứ hai, lưu ý về cách giao tiếp khi trẻ mắc lỗi

Trong những cuộc trò chuyện, cha mẹ trước tiên hãy mô tả về hành vi không đúng của trẻ. Sau đó hãy bày tỏ cảm nhận của mình, tại sao bản thân lại cảm thấy nó không đúng và cuối cùng mới đưa ra yêu cầu đối với trẻ.

Thứ ba, không nhắc đến các lỗi trước đó

Một số cha mẹ khi phê bình con cái, họ thường nói: “Nhìn xem, mẹ đã nói với con mấy lần rồi, nhưng con vẫn không nghe và không chịu thay đổi”.

Loại phê bình này luôn dựa trên nền tảng cũ, điều này nếu lặp đi lặp lại nhiều lần có thể sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của đứa trẻ, nên các con thường không dễ dàng chấp nhận. Cách tiếp cận đúng nên là chỉ sửa hành vi hiện tại của trẻ và tập trung vào tình huống thay vì bám vào những thiếu sót trước đó.

Thứ tư, không la mắng trẻ khi đang ở nơi công cộng

Mỗi một đứa trẻ đều là một cá thể độc lập và có lòng tự trọng, có cá tính riêng. Nếu như cha mẹ phê bình con ở nơi công cộng hoặc nơi đông người sẽ dễ khiến trẻ nảy sinh sự phản kháng. Ngay cả khi đứa trẻ biết rằng mình làm điều đó là sai, nhưng chúng cũng sẽ không thừa nhận lỗi lầm của mình, thậm chí là chống trả bằng cách khóc và cãi lại.

Khi thấy trẻ có hành vi không tốt ở nơi công cộng, cha mẹ có thể dùng những hành động hoặc biểu hiện gợi ý như cau mày, ra hiệu để nhắc nhở trẻ. Sau đó, cha mẹ dẫn trẻ đến nơi vắng người, ân cần chỉ ra lỗi sai, đồng thời khuyến khích trẻ thừa nhận lỗi của mình. Điều này không chỉ giúp trẻ hình thành quan điểm đúng sai mà còn giúp trẻ hình thành lòng tự trọng và sự tự tin.

Xem thêm: Sự tự tin của trẻ không liên quan đến giàu có hay nghèo khổ, mà là do bố mẹ tạo thành

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận