Nếu không muốn con bị méo mó nhân cách, xin cha mẹ đừng làm 4 điều này trước mặt trẻ
Cha mẹ chính là tấm gương để con trẻ noi theo. Cha mẹ làm những hành động xấu sẽ khiến khiến con gặp vấn đề về tâm lý, méo mó nhân cách sau này.

Mỗi hành vi của cha mẹ trước mặt con cái đều ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Những bậc cha mẹ thông thái không bao giờ làm 4 điều dưới đây trước mặt con cái:
1. CÃI NHAU
Dù mâu thuẫn lớn hay nhỏ, dù bất đồng quan điểm gì đi chăng nữa, cha mẹ cũng không nên tranh cãi trước mặt con cái. Cha mẹ to tiếng với người khác trước mặt con cũng là điều không nên. Vì điều này sẽ khiến trẻ dễ bị căng thẳng, rơi vào tình trạng sợ hãi.

Chẳng đứa trẻ nào thích sống trong gia đình mà cha mẹ thường xuyên cãi vã. Mỗi khi gặp chuyện đó, chúng thường thu mình lại, tâm lý trở nên căng thẳng và luôn lo sợ, bất an.
Vậy nên, cha mẹ thông thái không bao giờ cãi nhau trước mặt con trẻ. Dù tức giận đến đâu cũng sẽ giải quyết vấn đề một cách kín đáo. Họ luôn tỏ ra dịu dàng trước mặt con cái, điều này tác động tích cực đến tâm lý trẻ thơ.
2. THỂ HIỆN TÂM TRẠNG SUY SỤP
Cuộc sống này có vô vàn áp lực khác nhau. Cha mẹ ngày ngày phải gánh nỗi lo cơm áo gạo tiền khiến họ cảm thấy ngột thở. Và đó là nguyên nhân khiến nhiều bậc cha mẹ chán nản, suy sụp mỗi khi về nhà.
Thậm chí, có bậc cha mẹ còn thường xuyên ca thán về cuộc sống trong nỗi bữa cơm. Điều này khiến con trẻ cảm thấy bất an, cảm thấy mình là gánh nặng của cha mẹ.
Có nhiều bậc cha mẹ cho rằng, than vãn, bày tỏ thái độ tiêu cực về cuộc sống đầy khó khăn này là cách để con cái nhận thấy áp lực của họ lớn thế nào. Và đây cũng là cách để con biết trước sau này chúng sẽ phải đối mặt với những điều gì. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này, trẻ cần sự vô tư, hồn nhiên chứ không cần áp lực vượt sức chịu đựng.
3. MẮNG MỎ, COI THƯỜNG NGƯỜI KHÁC
Nhiều cha mẹ cảm thấy con mình con nhỏ, không hiểu hết mọi chuyện trên đời nên thản nhiên mắng mỏ, coi thường người khác trước mặt con. Họ cảm thấy việc làm này không ảnh hưởng đến con nhỏ. Nhưng đây là suy nghĩ sai lầm.

Những tiếng nói với âm lượng lớn, sự tức giận thể hiện trên khuôn mặt… của cha mẹ, tất cả đều khiến trẻ cảm thấy sợ hãi.
Điều đáng nói nhất là cách hành xử này của cha mẹ sẽ khiến trẻ dễ bắt chước theo theo, từ đó nhân cách bị méo mó, sức khỏe tinh thần có vấn đề.
4. NÓI TỤC CHỬI THỀ
Một số cha mẹ thường có thói quen hay chửi thề trước mặt con mình. Thực tế đã chứng minh rằng, cách tiếp cận như vậy chắc chắn không tốt cho trẻ, bởi ngôn ngữ và cảm xúc thái quá sẽ khiến tâm lý của trẻ thay đổi theo chiều hướng tiêu cực.
Cha mẹ làm như vậy rất dễ hình thành tính xấu cho trẻ, thậm chí có tác động tiêu cực đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
Xem thêm: Con cái rồi cũng làm cha mẹ: Khi cha mẹ già yếu hãy nhớ 6 điều quan trọng này
Đọc thêm
Trẻ đặt nhiều câu hỏi, luôn thắc mắc về thế giới xung quanh, có nghĩa là các con muốn biết nhiều hơn. Lúc này, cha mẹ hãy cố gắng dành thời gian để chia sẻ nhé!
Mặc dù cũng phải trải qua quá trình lớn lên và trưởng thành mới có thể trở thành mẹ cha nhưng không phải ai cũng có thể làm tròn vai trò một người cha, một người mẹ tốt trong gia đình. Để hạn chế đi vào vết xe đổ của người đi trước, mỗi chúng ta đều có thể tự chuẩn bị cho mình trạng thái làm cha mẹ tốt nhất thông qua những kinh nghiệm từ trong sách vở.
Nổi khổ lớn nhất của cha mẹ tuổi xế chiều chính là chu cấp mọi điều cho con cái nhưng lại quên dạy chúng cách biết ơn. Nhiều bậc cha mẹ yêu thương con cái theo bản năng, trao hết mọi thứ cho con, cả đời ngược xuôi đốc sức dốc lòng hy sinh vì con cái, để rồi cuối cùng nhận lại là sự “dửng dưng”, lạnh nhạt của chúng.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.