Học cách làm “ông” – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Bị cháu nhắc nhở về những “sai phạm” trong lời ăn tiếng nói và hành động ông mới nhận ra mình cần phải học cách làm “ông” chân chính.

Diệu Nguyễn
08:00 07/09/2024 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Mải sửa cải khóa cửa bị hỏng ông quên cả giờ đón cháu, nếu bà không nhắc thì ông chẳng nhớ đến. Thế là ông vứt vội đồ đạc ra đó, dắt xe máy ra đường phóng đi đón cháu.

Đi được một đoạn ông mới nhớ ra mình quên không đội mũ bảo hiểm, cũng quên cầm mũ cho cháu. Nhưng rồi ông tặc lưỡi: “Đi đường làng thôi mà, với cả có đoạn đường ngắn không cần mũ cũng được”. Nghĩ thế ông lại tiếp tục phóng xe đến trường. Thật may, ông vừa đến cổng thì thằng Bi cũng vừa ra khỏi lớp.

Tuy niên, lần này thấy ông nó cứ nhùng nhằng không chịu ra chỗ xe ông. Ông phải gọi mãi rồi còn hơi cao giọng thằng Bi mới đồng ý để ông đèo về.

Trước khi lên xe, nó hỏi: “Mũ bảo hiểm của ông với cháu đâu ạ?”.

Ông cười xòa, bảo: “Ông quên mất. Mà ông cháu mình đi gần, lo gì. Đấy cháu xe, có nhiều người cũng không đội mũ mà”.

Thằng Bi im lặng ngồi lên xe, chẳng nói chẳng rằng gì đến tận lúc về nhà. Hôm nay bố mẹ cháu đi vắng nên ông có trách nhiệm cho thằng Bi ăn. Thấy cháu cứ ngồi gẩy gẩy mấy hạt cơm, ông mắng: “Cháu Bi hôm nay hư thật đấy! Ông thấy cháu tỏ thái độ từ lúc tan trường tới giờ đấy nhé. Có chuyện gì cháu nói ông nghe xem nào?”.

hoc-cach-lam-ong-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam

Đến lúc này thằng Bi mới òa khóc nức nở, rồi bả: “Ông không tuân thủ luật giao thông, đèo cháu trên đường mà không đội mũ bảo hiểm, đã vậy ông còn bảo nhiều người cũng giống như ông. Vậy là tất cả người lớn đều mắc lỗi. Cháu không thích như vậy đâu! Cô giáo cháu đã dặn rồi, lên xe máy là phải đội mũ bảo hiểm mới là đứa trẻ ngoan”.

Rồi thằng Bi còn tiện thể kể ra thêm một số “tội” của ông như 2 lần vượt đèn đỏ, rồi nhiều lần gọi các cháu là “mày”, nhiều lúc cãi nhau với bà còn đập đồ đạc nữa,…

Ông nghe cháu nói xong thì sững người. Bấy lâu nay ông vẫn nghĩ thằng Bi mới chỉ học lớp 2 thôi, trẻ con đã hiểu gì đâu. Vậy mà hóa ra nó biết quan sát, biết phân biệt hành vi đúng sai rồi. Còn ông thì cứ xuề xòa, không chú ý làm gương cho cháu. Đúng là không phải cứ có cháu rồi là trở thành ông. Nhờ có cháu nhắc nhở ông mới nhận ra mình còn thiếu sót nhiều, đôi lúc cư xử còn thiếu chuẩn mực lắm. Nhiều lúc ông nghĩ mình là “cây cao bóng cả” trong gia đình, làm gì cũng được, sai tí chẳng sau. Nhưng điều đó không phải, từ bây giờ ông phải học cách làm “ông” thực thụ thôi. Phải chú ý lời ăn tiếng nói, hành động và cách cư xử với mọi người để không bị cháu Bi “phê bình khiển trách” nữa.

Tối đó khi các con cháu đã đi ngủ hết, ông khe khẽ tâm sự với bà về chuyện của thằng Bi. Bà nghe xong cười tủm tỉm bảo: “Đây nhé, tôi đã nhắc nhở nhưng ông không tiếp thu, bảo có việc gì đâu làm quá. Giờ thì để cháu nó giám sát học cách làm “ông” cho chuẩn mực chân chính nhé!”.

Xem thêm: Xấu hổ vì so đo với vợ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận