Gia Cát Lượng nói: “Phụ nữ xấu mà đức hạnh lớn sẽ như tách lặng lẽ tỏa hương”

Gia Cát Lượng trong “Tam quốc diễn nghĩa” có thể quan sát thiên tượng, tiên đoán vận mệnh quốc gia. Thế nhưng ông lại cưới một người xấu xí làm vợ. Khi biết lý do đằng sau không ít người đã gật gù tán thưởng.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Gia Cát Lượng không chỉ phò tá Lưu Bị thành lập nước Thục, mà trong “Mã tiền khoán” ông còn tiên đoán được những thay đổi của thế sự và các triều đại lịch sử sau đó. Người đời đều gọi ông là người thần cơ diệu toán, có trí tuệ hơn người.

Nhưng theo ghi chép lịch sử vợ ông là Hoàng Nguyệt Anh lớn lên có tướng mạo xấu xí với mái tóc vàng và làn da đen. Vậy Gia Cát Lượng hà cớ gì lại không yêu mỹ nhân mà lại đi cưới một người phụ nữ xấu xí như Hoàng Nguyệt Anh làm vợ?

Thời niên thiếu huyết khí chưa định phải giới sắc dục

Chuyện kể rằng, Gia Cát Lượng hồi còn trẻ thường lên núi tập kinh sách, binh thư chiến pháp. Lúc ở trên núi ông gặp một mỹ nữ xinh đẹp, cô gái thường rủ Gia Cát Lượng đánh cờ, thưởng trà, hàn thuyên nói đủ mọi chuyện trên đời. Sau đó, mỗi lần Gia Cát Lượng lên núi đều đến thăm cô, hai người nói chuyện thường cảm thấy rất vui vẻ. Cô gái có mày nhỏ, mắt to, thân hình mảnh mai kiều diễm tựa tiên nữ hạ phàm, khiến Gia Cát Lượng cảm thấy bị thu hút.

Từ đó về sau, mỗi lần Gia Cát Lượng tới thăm cô không chỉ ân cần tiếp đãi mà còn có thinh tình muốn giữ ông lại cùng dùng cơm. Ăn cơm xong hai người không chỉ cười nói trò chuyện mà còn đánh cờ giải khuây. Nếu so với đạo quán nơi đây quả là một thế giới khác hẳn, Gia Cát Lượng bắt đầu mê muội tự lúc nào mà bản thân cũng chẳng nhận ra được. Dù là bậc đại trí nổi danh Tam Quốc, thế nhưng Gia Cát Lượng cũng từng có một thời lơ là việc học vì mỹ nữ.

Theo lời kể, trong suốt quãng thời gian ấy mọi lời giảng của sư phụ đối với ông đều như gió thoảng mây trôi, đọc sách không hiểu, học bài cũng chẳng nhớ được chữ nào. Tâm trí của Gia Cát Lượng khi đó bị phân tán, thậm chí còn cảm thấy chán nản đối với việc học. Sư phụ giảng bài đến đâu thì quên đến đó, lời giảng từ tai này ra tai khác không thể ghi nhớ, lúc đọc sách thì không hiểu đang nói đến điều gì. Thấy Gia Cát Lượng như vậy, sư phụ bèn gọi ông đến, thở dài một tiếng rồi nói: “Hủy cây thì dễ, trồng cây thì khó. Ta đã tốn quá nhiều công sức vì ngươi rồi”. Nghe xong Gia Cát Lượng cảm thấy vô cùng xấu hổ, nên cầu sư phụ chỉ cách để thoát khỏi tình cảnh này.

Gia-Cat-Luong-Phu-nu-xau-duc-hanh-lon-se-nhu-tach-lang-le-toa-huong-2

Sau đó, đạo sĩ giải thích cho Gia Cát Lượng rằng mỹ nhân đó vốn là một con tiên hạc vì ăn vụng hội bàn đào nên bị Vương Mẫu Nương Nương đày xuống hạ giới. Con tiên hạc này bị đày xuống nhân gian hóa thành mỹ nữ chỉ biết quyến rũ nam nhân, nếu họ không chiều theo ý mình sẽ tìm cách hủy hoại.

Gia Cát Lượng nghe xong cảm thấy sợ hãi vô cùng, lại không biết nên xử trí thế nào. Lão đạo sĩ tiếp tục nói: “Con tiên hạc kia mỗi đêm sẽ hiện nguyên hình để bay lên thiên hà tắm rửa, khi đó chỉ cần lẻn vào phòng lấy y phục của nó đem đốt đi là được”. Nói tới đây, lão đạo sĩ còn đưa cho Gia Cát Lượng một cây gậy đầu rồng và căn dặn: “Khi phát hiện y phục bị đốt, tiên hạc sẽ tức giận mà làm hại con. Khi ấy, con hãy dùng cây quải trượng này đánh nó!”

Đêm hôm đó, Gia Cát Lượng lẻn vào đem y phục của tiên hạc đốt đi, phát hiện chuyện chẳng lành tiên hạc vội bay về phòng định bay tới mổ mắt kẻ đốt y phục của mình. Gia Cát Lượng lúc này nhớ đến lời đạo sĩ nhanh chóng cầm quải trượng đầu rồng đánh con tiên hạc rớt xuống đất. Lúc này Gia Cát Lượng cầm được đuôi của nó, mà tiên hạc vùng vẫy liều mạng thoát ra, lông đuôi liền bị Gia Cát Lượng giật đứt hết. Tiên hạc bị đứt hết lông đuôi, chẳng còn mặt mũi nào lên thiên cung, cũng không thể hóa thành mỹ nữ vì y phục đã bị đốt mất, chỉ có thể trà trộn vào đàn hạc nơi nhân gian mà lẩn trốn.

Sau lần đó, Gia Cát Lượng luôn đem theo lông đuôi tiên hạc bên mình để mọi thời khắc đều nhắc nhở bản thân ghi nhớ bài học này, chuyên tâm học hành khổ luyện thành tài. Nhiều người về sau cho rằng chiếc quạt mà ông luôn mang bên mình vốn được làm từ lông đuôi của con tiên hạc năm ấy.

Lão Tử nói: “Thời niên thiếu, huyết khí chưa định, phải giới sắc dục“. Gia Cát Lượng nghe theo lời Sư Phụ, kịp thời giác ngộ, cưới vợ chọn người vợ xấu, nhưng đức hạnh.

Gia Cát Lượng nói “Lấy vợ lấy đức chẳng lấy sắc”

Hình ảnh Gia Cát Lượng được miêu tả không chỉ là bậc hiền tài, anh minh mà còn có vẻ ngoài vô cùng khôi ngô, tuấn tú, tay cầm quạt lông đội khăn xếp và mặc áo dài trắng bay phấp phới. Thế nhưng, người vừa giỏi vừa tuấn tú như ông lại lấy một người vợ xấu xí, bị liệt vào “Ngũ xú Trung Hoa” khiến nhiều người vô cùng bất ngờ. Hoàng Nguyệt Anh – một trong năm người phụ nữ tài năng nhưng xuất nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Sử sách ghi Hoàng Nguyệt Anh là người huyện Bạch Thủy, nay là Hồng Hồ, tỉnh Hồ Bắc. Bà là con gái của danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn. Tương truyền rằng, Hoàng thị là một người phụ nữ có làn da ngăm đen, tướng mạo thô kệch, thậm chí trên mặt còn xuất hiện rất nhiều nốt ruồi lớn. Khi Hoàng Thừa Ngạn biết Gia Cát Lượng muốn tìm người kết hôn thì nói với ông rằng: “Ta có một đứa con gái da dẻ đen đúa, dung mạo xấu xí nhưng có thể cùng ngươi xứng đôi”.

Gia Cát Lượng nghe xong thì lập tức gật đầu đồng ý, không hề để bụng đến dung mạo của thê tử. Kết quả, cả hai đều có một cuộc sống hạnh phúc sau hôn nhân. Sau khi Gia Cát Lượng xuống núi cùng Lưu Bị tiếp tục nam bắc chinh chiến thì Hoàng Nguyệt Anh ở nhà quán xuyến nhà cửa, nuôi dạy con cái.

Gia-Cat-Luong-Phu-nu-xau-duc-hanh-lon-se-nhu-tach-lang-le-toa-huong

Dù biết Hoàng Nguyệt Anh không xinh đẹp nhưng vì ngưỡng mộ tài năng và sự hiền đức của bà nên Gia Cát Lượng đã tìm mọi cách theo đuổi để được bà đồng ý gả.

Hoàng Nguyệt Anh được cho là đã trở thành hậu phương vững chắc giúp Gia Cát Lượng đạt được những thành công vang dội trong sự nghiệp của mình. Sau khi lấy Gia Cát Lượng, một tay bà đã lo liệu mọi việc trong nhà, sắp xếp ổn thỏa cuộc sống trên dưới, chăm sóc dạy dỗ con cái thành tài để Gia Cát Lượng có thể toàn tâm toàn ý theo đuổi chí lớn mà không phải bận tâm bất cứ điều gì.

Gia-Cat-Luong-Phu-nu-xau-duc-hanh-lon-se-nhu-tach-lang-le-toa-huong-3

Khi chồng ra chiến trường hay thậm chí khi ông đã làm Thừa tướng nhà Thục Hán, Hoàng Nguyệt Anh vẫn giữ nguyên vẹn phẩm chất là một người vợ tần tảo, hiền đức. Bà ở nhà trồng dâu nuôi tằm và có công lớn trong việc tạo dựng nghề trồng dâu nuôi tằm tại địa phương. Tương truyền rằng, Hoàng Nguyệt Anh cũng thông thuộc binh thư, trên thông tinh văn dưới tường địa lý, đa mưu túc trí không kém bao nhiêu so với Gia Cát Lượng. Thậm chí, còn có gia thoại cho rằng bà là người đã chỉ điểm thêm cho Gia Cát Lượng trong việc xem thiên văn, bày trận pháp,…

Không chỉ vậy, có một gia thoại còn khẳng định Hoàng Nguyệt Anh chính là người sáng kiến ra “Mộc ngưu lưu mã” (trâu gỗ ngựa máy, một phiên bản của xe cút kít để vận chuyển lương thực) chứ không phải Gia Cát Lượng.

Việc Hoàng Nguyệt Anh có dung mạo xấu xí cũng có người cho rằng chính Hoàng Thừa Ngạn đã loan tinh như vậy để thử thách Gia Cát Lượng và để tránh sự quấy rầy của người khác, còn thực tế bà là người hết sức xinh đẹp. Bởi những người phụ nữ xuất chúng, tài trí như vậy thường không xấu.

Xem thêm: Ý nghĩa thật sự của cuộc sống là gì?

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Khi nghĩ tới trận đánh vĩ đại nhất cuộc đời Lưu Bị, nhiều người nghĩ ngay tới trận Xích Bích. Thế nhưng, thực tế lại không phải vậy.

Chưa cần vời tới Gia Cát Lượng, Lưu Bị vẫn có trận đánh vĩ đại nhất đời
0 Bình luận

Vị cao nhân đất Việt được nhắc tới như "Gia Cát Lượng thứ 2" là ai? Để lý giải điều này hãy cùng ngược dòng lịch sử trở về thời nhà Hậu Lê (428 – 1789) - thời kỳ 3 thế lực cát cứ phân tranh thiên hạ: Lê - Mạc - Nguyễn.

Thời 'Tam Quốc' của Việt Nam cũng xuất lai 1 bậc cao nhân không thua kém gì Gia Cát Lượng, vị đó là ai?
0 Bình luận

Là một triết gia có mưu trí sách lược huyền thoại, trong sự nghiệp chính trị nhiều năm, Gia Cát Lượng đã đúc kết được phương pháp nhìn người của riêng mình.

Gia Cát Lượng: Chỉ cần bảy câu nói có thể nhìn thấu một người
0 Bình luận

Tin liên quan

Gia Cát Lượng có tài năng trí dũng song toàn nhưng không tránh được những lúc hồ đồ mà sai lầm. Hãy cùng tìm hiểu 3 sai lầm khiến ông hối hận tiếc nuối một đời.

3 sai lầm khiến Gia Cát Lượng hối hận một đời: Lấy nhầm người, tin sai người và theo nhầm người
0 Bình luận

Gia Cát Lượng từng viết "Giới tử thư" để truyền đạt cho con cái các đạo lý sống ở đời. Bức thư vỏn vẹn 87 chữ nhưng chứa đựng rất nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc.

10 bài học thâm thúy đúc kết từ bức thư vỏn vẹn 87 chữ của Gia Cát Lượng
0 Bình luận

Đến tận ngày hôm nay, người dân Trung Hoa vẫn kính trọng Gia Cát Lượng như một vị thần. Ông là một chính trị gia xuất chúng, nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất thời bấy giờ.

Loạt phát minh vĩ đại của Gia Cát Lượng: Từ Bát Trận Đồ đến đèn Khổng Minh đều khiến triệu người khâm phục
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Bài học cổ nhân: 3 kiểu người kẻ trí thường tránh xa, người dại lại muốn làm thân

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng  thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Vào viện dưỡng lão – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau khi được xuất viện tôi và vợ suy tính suốt một thời gian dài rồi quyết định sẽ dọn đến sống tại một viện dưỡng lão trong thành phố để không phải làm phiền đến các con, lại nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 ngày trước
Người xưa răn dạy: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Chị dâu tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Có lẽ ông trời cho 2 con người kém may mắn được gặp nhau và mang đến tiếng cười, sự ấm áp cho nhau, hay nói đúng hơn, chị dâu chính là “Thiên sứ” thắp sáng cho cuộc đời tăm tối của anh trai.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Cổ nhân dạy rằng: 'Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng', ý nghĩa của câu nói này là gì?

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Mẹ ruột mẹ kế dọn về sống chung - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng nghĩ mẹ ruột và mẹ kế là kẻ thù không đội trời chung, nào ngờ giờ lại họ lại đòi dọn về sống chung với nhau. Người ta mẹ chồng nàng dâu còn chưa chắc ở chung được với nhau huống hồ gì là mẹ chồng, mẹ kế. Tôi càng nghĩ càng thấy đau đầu.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Cổ nhân nói: “Vô dụng chỉ là hữu dụng đặt sai chỗ”, càng ngẫm càng thấy thấm!

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy cho hậu thế đạo lý ngàn đời về “hữu dụng” và “vô dụng”, đó là vật vô dụng nếu được đặt đúng chỗ thì cũng thành có ích.

Gửi con về quê – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mới gửi con về quê cho mẹ chồng trông được mấy ngày con dâu đã mặt hầm hầm bế thẳng cháu nội lên thành phố vì cho rằng bà không thương cháu khi chăm cháu theo kiểu "nhà quê".

Hải An
Hải An 29/06
Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, nghe qua tưởng đơn giản, nhưng nếu hiểu trọn ý, ta sẽ thấy đây là lời dặn dò thấm đẫm sự từng trải và tinh tế của cha ông về đạo lý sống, phép cư xử và cách giữ gìn tình người trong đời sống thường ngày.

Hải An
Hải An 28/06
Tình yêu đích thực – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mãi sau này cô mới hiểu, tình yêu không phải chỉ là những gì nói ra ngoài miệng, mà chính sự hy sinh thầm lặng mới là tình yêu đích thực trong đời!

Hải An
Hải An 27/06
Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông”, nghĩa là gì?

Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông” nghe qua thì có vẻ dí dỏm, nhưng đằng sau là sự chiêm nghiệm sâu sắc về đời sống của hai tầng lớp trong xã hội: người giàu và người nghèo.

Hải An
Hải An 26/06
Bát bún ân tình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn ông cụ nằm co quắp trên chiếc giường gỗ, tay chân teo tóp. Tôi nghẹn lại, bát bún ân tình năm nào vẫn còn nóng trong ký ức, còn ông thì đang ngày một héo mòn theo những cơn đau.

Hải An
Hải An 25/06
Cổ nhân răn dạy: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông”, càng ngẫm càng thấm

Cổ nhân thường răn dạy con cháu: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông. Sống trên đời, ám ảnh là liều thuốc độc tai hại nhất.” Một câu nói ngắn, nhưng đủ để trở thành chiếc gương soi chiếu cả một đời người từ cách đối diện với thất bại, khổ đau, đến cách vượt qua những u uẩn trong tâm trí.

Hải An
Hải An 24/06
Nghỉ hưu đi du lịch là sai sao? – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.

Hải An
Hải An 23/06
 Lời xin lỗi muộn màng từ mẹ chồng cũ – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Hai năm sau ly hôn tôi chưa từng nghĩ mình sẽ gặp lại mẹ chồng cũ, lại càng không nghĩ tới bà sẽ chủ động đến nhà bố mẹ đẻ tôi để nói lời xin lỗi.

Hải An
Hải An 22/06
Người xưa răn dạy: Cái ngốc lớn nhất của con người là thích “ngồi lên đầu” người khác!

Người xưa răn dạy “Cái ngốc lớn nhất của con người là thích ‘ngồi lên đầu’ người khác” Đây không chỉ là một lời cảnh tỉnh, mà còn là chiếc gương phản chiếu sự ngộ nhận đầy sai lầm của nhiều người trong cách họ thể hiện bản thân giữa xã hội.

Hải An
Hải An 21/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất