Thời "Tam Quốc" của Việt Nam cũng xuất lai 1 bậc cao nhân không thua kém gì Gia Cát Lượng, vị đó là ai?

Vị cao nhân đất Việt được nhắc tới như "Gia Cát Lượng thứ 2" là ai? Để lý giải điều này hãy cùng ngược dòng lịch sử trở về thời nhà Hậu Lê (428 – 1789) - thời kỳ 3 thế lực cát cứ phân tranh thiên hạ: Lê - Mạc - Nguyễn.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ba lời khuyên của bậc cao nhân

Đầu thế kỷ 16, nhà Hậu Lê suy yếu. Sau khi các cuộc khởi nghĩa Trần Tuân, cha con Trần Cảo bị dẹp, quyền hành lọt vào tay các tướng lĩnh. Các tướng chia bè phái đánh lẫn nhau. Cuối cùng, Mạc Đăng Dung giành được thắng lợi, giết hai anh em vua Lê Chiêu Tông và Lê Cung Hoàng, lập ra nhà Mạc (1527).

Năm 1545, Nguyễn Kim - một võ tướng cũ của nhà Lê, lập Lê Duy Ninh lên làm vua ở đất Sầm Châu (Ai Lao), hiệu tức vua Lê Trang Tông. Từ khi Trang Tông lên ngôi, nhiều sĩ phu, tướng lĩnh bắt đầu tập hợp bên Nguyễn Kim để chống nhà Mạc. Nhưng sau nhiều lần tấn công về Đại Việt không thành công, tới năm 1539, Nguyễn Kim chiếm được huyện Lôi Dương ở Thanh Hóa, sang năm sau tiến vào Nghệ An. Nhà Hậu Lê bắt đầu xác lập chỗ đứng trở lại trên lãnh thổ Đại Việt.

Vi-cao-nhan-dat-Viet-tai-khong-thua-kem-gi-Gia-Cat-Luong-la-ai-7
Nguyễn Kim - Đại tướng quân giết ngàn địch nơi sa trường nhưng lại chết yểu vì 1 miếng dưa hấu

Thế nhưng không bao lâu sau, Nguyễn Kim bị hàng tướng Dương Chấp Nhất đầu độc giết chết. Con rể Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm lên thay cầm quyền chỉ huy quân đội. Giống như Tào Tháo của nhà Tào Ngụy, Trịnh Kiểm cũng mượn danh thiên tử để hiệu triệu thiên hạ, uy thế rất lớn. 

Lời khuyên thứ nhất: "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản”

Đến năm 1556, vua Trung Tông mất không con nối dõi. Trịnh Kiểm khi đó cầm binh quyền, muốn thay nhà Lê làm vua nhưng ngại lời dị nghị nên đắn đo suy nghĩ. Đúng vào thời kỳ này đã xuất hiện 1 cao nhân, người này có thể "ngồi trong trướng tính trước chuyện trăm năm", hay sống ẩn dật mà biết được sự biến chuyển của thời thế, sự xoay vần của càn khôn. Nhân vật đó không ai khác chính là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. 

Biết được danh tiếng của Trạng Trình, Trịnh Kiểm bí mật sai người đến cầu kiến mong ngài cho lời khuyên. Khi người của Trịnh Kiểm đến, chỉ kịp thấy chú tiểu quét lá ngoài sân nhà, chưa kịp nói gì đã thấy cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm nói vọng từ trong ra: "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản” (ý nói giữ là bề tôi của các vua Lê thì lợi hơn), chú tiểu nói: “Ông có thể về được rồi đấy".

Vi-cao-nhan-dat-Viet-tai-khong-thua-kem-gi-Gia-Cat-Luong-la-ai-6
Tranh minh họa Trịnh Kiểm

Người đầy tớ của Trịnh Kiểm nghe vậy vừa bất ngờ, vừa hiểu ý, lập tức về tâu lại. Người này tức tốc phi ngựa về báo cho Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm nghe xong ngửa mặt lên trời nói: "Đúng là Thần nhân" rồi gật gù một lúc và sai người đến thôn Bố Vệ rước hậu duệ của ông Lê Trừ (anh Lê Lợi) là anh của Lê Thái Tổ tên là Duy Bang (tục gọi là Chúa Chổm) lên làm vua, tức là vua Lê Anh Tông.

Họ Trịnh mượn tiếng thờ nhà Lê nhưng thực sự là nắm quyền điều hành chính sự còn nhà Lê nhờ họ Trịnh lo đỡ mọi mọi chuyện. Hai bên dựa vào nhau tồn tại tới hơn 200 năm. Bởi thế mới có câu: "Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong”.

Lời khuyên thứ hai: "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân"

Lại nói việc, Nguyễn Kim sau khi bị Dương Chấp Nhất đầu độc thì quyền lực trong triều rơi vào tay Trịnh Kiểm. Con thứ 2 của Kim là Nguyễn Hoàng (tước Hạ Khê hầu) thấy anh cả là Nguyễn Uông, lúc ấy đương làm Tả tướng - Lãng quận công bị Trịnh Kiểm giết, rất lo sợ. 

Trịnh Kiểm thấy Nguyễn Hoàng lập được nhiều chiến công trong cuộc chinh phạt nhà Mạc, còn được phong tước Đoan quận công, công danh đang ngày càng lên cao nên bắt đầu ghen ghét, tính chuyện loại trừ ông.

Nguyễn Hoàng ngầm đoán được ý nên đã bàn mưu với Nguyễn Ư Dĩ, rồi báo bệnh, cốt giữ mình kín đáo để Trịnh Kiểm khỏi nghi ngờ. Nguyễn Hoàng nghe tiếng Nguyễn Bỉnh Khiêm giỏi thuật số, nên cũng ngầm sai người đến để hỏi cách giữ mạng.

Vi-cao-nhan-dat-Viet-tai-khong-thua-kem-gi-Gia-Cat-Luong-la-ai-5

Khi đó, Trạng Trình nhìn núi non bộ trước sân ngâm lớn rằng: "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân", nghĩa là: Một dải núi ngang có thể dung thân muôn đời được.

Người của Nguyễn Hoàng đem câu ấy về nói lại. Nguyễn Hàng nghe xong ngầm hiểu ý, vô cùng khâm phục khả năng "thần cơ diệu toán" nhìn xa trông rộng của Trạng Trình. Nguyễn Hoàng lập tức nhờ chị ruột là bà Ngọc Bảo (vợ Trịnh Kiểm) xin Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ ở Thuận Hoá (là khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên – Huế ngày nay). 

Cũng từ đó, Nguyễn Hoàng lập được nghiệp lớn. Sau này, ông được gọi là Chúa Tiên, hay Nguyễn Thái Tổ, là vị lãnh đạo đầu tiên của vương triều nhà Nguyễn. 

Lời khuyên thứ ba: "Cao Bằng tuy thiển, khả diên số thể”

Lại nói chuyện nhà Mạc, vào tháng 10/1580, Mạc Kính Điển mất, em là Mạc Đôn Nhượng lên thay làm phụ chính. Lực lượng nhà Mạc khi đó đã suy yếu vì thiếu người chỉ huy tầm cỡ. Mạc Mậu Hợp từ nhỏ lên ngôi, khi lớn lên dựa vào các hoàng thân phụ chính, không chú trọng việc chính sự. Uy thế của nhà Mạc cũng vì thế mà suy sút, thường bị thua trận. 

Đầu năm 1592, Trịnh Tùng (con Trịnh Kiểm) thúc quân tổng tiến công ra bắc. Quân Mạc đại bại, chết rất nhiều. Cuối năm 1592, Trịnh Tùng lại tiến đánh Thăng Long.

Vi-cao-nhan-dat-Viet-tai-khong-thua-kem-gi-Gia-Cat-Luong-la-ai-2
Một đoạn thành nhà Mạc

Cha con Mạc Mậu Hợp và Mạc Toàn thua trận, lần lượt bị bắt và hành hình. Bắc triều chấm dứt. Nhà Hậu Lê chiếm được Thăng Long, việc trung hưng nhà Hậu Lê hoàn thành.

Cũng đúng lúc lâm vào đường cùng, nhà Mạc lại nghĩ đến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Họ bèn sai người đến nhờ cụ chỉ đường dẫn lối, tránh họa diệt vong. Khi ấy, Trạng Trình lại khuyên vua Mạc: "Cao Bằng tuy thiển, khả diên số thể” (tức Cao Bằng tuy nhỏ, nhưng có thể giữ được). Nhà Mạc sau đó nghe theo lời ông và giữ được đất Cao Bằng gần 80 năm nữa.

Tài sánh ngang Gia Cát Lượng thời Tam Quốc

Cả 3 lời khuyên của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã giúp Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng và nhà họ Mạc giải mối đe dọa diệt vong. Không những thế, ông còn tạo ra được sự hòa bình cho Đại Việt thời đó. Đây cũng là thời khắc đặt nền móng cho sự khai sáng của triều đại vua chúa cuối cùng của Việt Nam - nhà  Nguyễn.

Nhiều ý kiến cho rằng, đây là một nét bất ngờ mà Nguyễn Bỉnh Khiêm rất giống với Gia Cát Lượng. Sự xuất hiện của Gia Cát Lượng đã tạo nên cục diện "chân vạc" thời Tam Quốc. 

Trước khi ông tới, chỉ là loạn thái giám và Đổng Trác hoành hành, hay sự tranh chấp của Tào Tháo với Viên Thiệu (trận Quan Độ), chứ thiên hạ chưa cố định, phân định ranh giới. Mãi khi ông đến, nhờ lần sang Đông Ngô thuyết khách, quy chính đám hủ Nho cầu hoà, củng cố tinh thần Tôn Quyền và Chu Du,  mượn gió Đông Nam, thuyền cỏ mượn tên… đã dẫn đến chiến thắng cuối cùng trong trận Xích Bích nổi tiếng.

Và lúc này, 3 nước Ngụy – Thục – Ngô mới dần hiện hình và sau đó khi Lưu Bị chiếm Tứ Xuyên lên ngôi Hoàng Đế, cục diện này mới chính thức rõ rệt.

Vi-cao-nhan-dat-Viet-tai-khong-thua-kem-gi-Gia-Cat-Luong-la-ai-8
Tài năng của Trạng Trình được ví sánh ngang với Gia Cát Lượng

Không nói là một tay Gia Cát Lượng có thể tạo ra thời Tam Quốc, đó còn là sự đóng góp của rất nhiều các nhân vật nổi tiếng khác. Nhưng ngay từ khi còn trong "lều tranh" gặp Lưu Bị, ông đã nói rõ sau này thiên hạ chia ba. Việc ông xuất sơn có nhiệm vụ chủ yếu là thúc đẩy bánh xe lịch sử đi đúng hướng, hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Nếu “coi” Trịnh Kiểm như Tào Tháo, nhà Hậu Lê như Đông Hán, coi nhà Mạc như Đông Ngô, và chúa Nguyễn Hoàng như Lưu Bị, thì ta thấy một nét tương đồng thấy rõ. Nguyễn Hoàng từ một viên quan của nhà Lê, dần trở thành  “Hoàng đế” là rất giống với Lưu Bị từ anh thôn phu ‘bán dép’ đến vua của một nước. 

Một điểm tương đồng khác của Trạng Trình và Gia Cát Lượng, cả hai đều là người “tu Đạo”. Nếu như Gia Cát Lượng nhờ tu Đạo từ bé, mà đã trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữa hiểu lòng người, ngồi trong lều cỏ biết chuyện thiên hạ, thì cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng nhờ một lòng tu Đạo, chiêm nghiệm Thái Ất Thần Kinh của Bảng Nhãn Lương Đắc Bằng mà cũng có thể biết được tất cả thiên thời tại Việt Nam (sự xoay chuyển của thời thế). Từ đó đưa ra phán đoán chính xác khiến hậu nhân khâm phục.

Vi-cao-nhan-dat-Viet-tai-khong-thua-kem-gi-Gia-Cat-Luong-la-ai-1
Gia Cát Lượng

Và cả hai nhân vật này còn để lại ngàn năm sau những điều cực kỳ phi thường, mà người trong giới tu Đạo nói rằng, chắc hẳn phải có "công năng đặc dị", thông qua tu luyện mà xuất ra được, mới có thể viết nên những dự ngôn tiên tri bách phát bách trúng, chưa sai bao giờ.

Gia Cát Lượng có cuốn tiên tri nổi tiếng “Mã Tiền Khoá”, thì Nguyễn Bỉnh Khiêm có “sấm Trạng Trình”. Cả hai đều có những dự ngôn về sự biến chuyển của lịch sử từ khi họ xuất hiện cho đến tận hôm nay.... Đó chắc chắn phải là “Thần nhân” chứ không phải người bình thường. 

Xem thêm: Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Nhà tiên tri hàng đầu cùng giai thoại khiến nhiều người trầm trồ

Đọc thêm

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là "nhà tiên tri số 1" của Việt Nam. Ông có những lời tiên tri bí ẩn ứng nghiệm sau đó vài trăm năm khiến ai nấy đều kinh ngạc.

Giải mã những lời tiên tri ứng nghiệm sau mấy trăm năm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
0 Bình luận

Chúa Tiên Nguyễn Hoàng - đấng minh quân sáng lập xứ Đàng Trong. Nhờ công của Chúa mà mảnh đất nghèo nàn, lạc hậu đã trở thành xứ phồn vinh bậc nhất châu Á thời đó.

Chúa Tiên Nguyễn Hoàng - đấng minh quân mở cõi Đàng Trong
0 Bình luận

Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài nắm quyền sinh quyền sát trong tay. Chúa phải là phải, trái là trái, vua không dám cãi lời. Ấy vậy mà chúa không thích làm vua. Chúa cho dựng lên nhà vua chỉ đứng trên danh nghĩa.

Nắm quyền sinh quyền sát trong tay nhưng Chúa Trịnh không thích làm vua, vì sao vậy?
0 Bình luận


Bài mới

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng – Một đời tài hoa nhưng duyên tình lận đận

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng không chỉ được biết đến bởi sự nghiệp, tài hoa, công việc kinh doanh rực rỡ mà còn bởi những mối tình trắc trở trong đời. Dẫu vậy, ông vẫn luôn tin yêu cuộc đời, sống viên mãn bên người vợ kém 53 tuổi và chứng minh tình yêu cổ tích trên đời là có thật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

Đề xuất