Gia Cát Lượng: Chỉ cần bảy câu nói có thể nhìn thấu một người

Là một triết gia có mưu trí sách lược huyền thoại, trong sự nghiệp chính trị nhiều năm, Gia Cát Lượng đã đúc kết được phương pháp nhìn người của riêng mình.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Khi dùng quân chiến đấu hay giải quyết việc quốc gia đại sự, Gia Cát Lượng đều phải chiêu mộ số lượng lớn nhân tài.

Trong "Trí nhân" có ghi chép quan điểm của Gia Cát Lượng về cách nhìn người: "Một là, dùng đúng sai để hỏi nhằm xem xét chí hướng; thứ hai, dùng nhiều câu hỏi để truy vấn khả năng ứng biến; thứ ba, dùng mưu kế của mình để đánh giá kiến thức; thứ tư, đặt ra khó khăn và xem lòng dũng cảm; thứ năm, dùng rượu để xem bản chất; thứ sáu, dùng lợi lộc xem xét sự chính trực; thứ bảy, sự kỳ vọng, theo dõi kết quả của họ khi hoàn thành".

1. Chí hướng: Dùng đúng sai để hỏi nhằm xem xét

Hãy đưa ra vấn đề đúng sai rõ ràng để hỏi đối phương nhằm xem xét chí hướng của đối phương như thế nào, thái độ có đặc điểm gì, cũng là để xem lập trường của người này.

Trước khi đánh giá một người có đáng trọng dụng hay không, đầu tiên phải hiểu được cách nhìn nhận của người đó có tích cực, chính xác hay không.

Lòng trung thành là điều quan trọng nhất, cũng là yếu tố cơ bản nhất, kẻ làm tướng nếu như không phân biệt rõ địch và ta thì hậu quả là vô cùng thảm hại. Theo Gia Cát Lượng, "chí" là yếu tố đứng đầu.

2. Ứng biến: Dùng nhiều câu hỏi để truy vấn khả năng

Đặt ra một vấn đề rồi cũng tranh luận với một người sẽ thấy được khả năng ứng biến của người đó nhanh nhạy đến đâu.

Người có khả năng ứng biến giỏi, nhanh nhạy có thể chuyển bại thành thắng, mở một con đường mới cho bản thân và người đi theo mình. Cho dù gặp phải tình huống tưởng như không có lối thoát, họ vẫn tìm được đường ra.

gia-cat-luong-chi-can-bay-cau-noi-co-the-nhin-nguoi-chinh-xac-1

3. Tri thức: Dùng mưu kế của mình để đánh giá kiến thức

Trong công việc kinh doanh, vấn đề con người là vấn đề quan trọng hàng đầu. Có nhà kinh doanh thành đạt cho rằng, cách dùng người tốt nhất là ủy quyền và kín đáo xem xét.

Nghĩa là, cho nhân viên một số quyền hạn để họ có một khoảng không hoạt động, nhưng sẽ kín đáo giám sát quá trình làm việc của anh ta.

Thứ nhất là xem xét khả năng và hiểu biết của anh ta khi xử lý công việc. Thứ hai là xem xét thái độ làm việc của anh ta. Thứ ba, nếu thấy anh ta lệch khỏi quỹ đạo thì có thể kịp thời ra tay uốn nắn, ngăn chặn tổn thất.

4. Dũng cảm: Đặt ra những tình huống nguy khốn xem dũng khí

Đưa ra những sự tình nguy khốn, khó giải quyết để tìm hiểu dũng khí và khả năng quyết đoán của đối phương. Điều này rất quan trọng đối với những người làm tướng, những người đứng đầu.

Giữa hoạn nạn có thể thấy được chân tình, gặp được khó khăn quẫn bách sẽ biết ai là hào kiệt. Đứng trước áp lực, khốn quẫn, thách thức ở ngay trước mặt, sự tình biến hóa mới có thể nhìn thấy được dũng khí của một người.

5. Bản tính: Dùng rượu để xem tính tình của đối phương

Cùng một người uống rượu có thể thấy được nhân cách của anh ta. Có người sau khi uống rượu lải nhải mãi không thôi. Đối với người này đừng nên tiết lộ bí mật gì, đặc biệt là bí mật quốc gia đại sự, bí mật của công ty…

Có người uống rượu xong lại không thể kiểm soát bản thân, đánh mất lý trí, những người này đều là khó làm nên việc lớn.

gia-cat-luong-chi-can-bay-cau-noi-co-the-nhin-nguoi-chinh-xac-2

6. Chính trực: Dùng lợi lộc công danh để xem liêm chính

Theo chia sẻ của người quản lý ở công ty lớn, khi dùng người hay cần chọn người thân tín, ông sẽ cho người đó nhiều cơ hội làm ở những chức vụ có thể chiếm được những món lợi nhỏ để xem xét sự thanh liêm của họ.

Từ đó, có thể hiểu đúng về bản chất con người họ, trước khi giao cho họ những trọng trách lớn hơn, những chức vụ chủ chốt.

Người thanh liêm thường lại có lòng tự trọng cao, biết nhìn lại bản thân, làm việc hết mình không vị tư, cho nên đây là yếu tố đặc biệt quan trọng.

7. Lòng tin: Giao việc và cho tự hẹn khoảng thời gian sẽ hoàn thành

Muốn đánh giá khả năng giữ chữ tín của một người, hãy dùng cách giao cho họ một công việc và để họ tự đưa ra khoảng thời gian sẽ hoàn thành công việc này. Sau đó, xem thời gian hoàn thành có đúng như đã hứa hay không.

Hoặc, có thể dùng một cuộc hẹn để nhìn ra sự thành tín của một người. Một lần có thể khó đánh giá, nhưng nhiều lần xảy ra thì phải nhìn nhận lại sự thành tín của cá nhân đó.

Người có lòng tin, khi anh ta không thể làm điều gì đó như đã hứa hẹn, anh ta sẽ thành thật xin lỗi, giới thiệu một người có thể làm tốt. 

Cho dù anh ấy đã phá vỡ niềm tin của mình vào thời điểm này, nhưng thay vào đó anh ấy đã cho thấy những phẩm chất của bản thân.

Thành tín là cái gốc của làm người, làm việc, nó có sự tương thông và là thể hiện của "chí".

Các cách nhìn người của Gia Cát Lượng đã được đề ra từ hơn nghìn năm trước nhưng nó vẫn còn nguyên giá trị và có ý nghĩa vô cùng to lớn trong xã hội hiện đại.

Xem thêm: Quỷ Cốc Tử chỉ cách nhìn người cực chuẩn: Soi 5 điểm biết ngay "kẻ bỏ đi"

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Người sống một đời, không phải tất cả mọi thứ đều là đương nhiên, tri ân và cảm ân, mới là trưởng thành. Có 10 ân huệ mà mỗi chúng ta cần phải ghi nhớ mỗi thời mỗi khắc.

Người sống một đời có 10 ân tình, làm người tuyệt đối đừng quên báo đáp
0 Bình luận

Đời này, hiểu được người khác là trí huệ, được người khác hiểu mình là hạnh phúc, còn hiểu được chính mình lại là Thánh nhân. Dưới đây là 9 điều mà mỗi chúng ta đều nên học hỏi.

Hiểu được người khác là trí huệ, hiểu được chính mình là Thánh nhân
0 Bình luận

Đời này, người chân thành, đi mãi đi mãi, càng đi càng vào sâu trong tim. Kẻ giả dối, đi mãi đi mãi, càng đi càng khuất dạng khỏi tầm mắt.

Nước không thử chẳng biết nông sâu, người không giao thiệp sao biết tốt xấu
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Cổ nhân răn dạy: “Không thể nói chuyện biển cả với con ếch ngồi đáy giếng, chẳng thể bàn về băng tuyết với lũ côn trùng mùa hè”, càng ngẫm càng thấm!

Cổ nhân nói: “Không thể nói chuyện biển cả với con ếch ngồi đáy giếng, chẳng thể bàn về băng tuyết với lũ côn trùng mùa hè”. Chỉ một câu nói đơn giản nhưng ẩn sâu là lời cảnh tỉnh sâu sắc về nhận thức, tầm nhìn và giới hạn tư duy của con người.

Thanh Tú
Thanh Tú 20 giờ trước
Cụ Cự “góa con” – Câu chuyện nhân văn xúc động

Nhìn 5 người con của cụ Cự ai cũng giỏi giang, thành đạt, mọi người trong làng ai nấy đều ngưỡng mộ, nghĩ rằng kiểu gì tuổi già của cụ cũng được hưởng phúc.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Triết gia Trang Tử nói: “Bi ai lớn nhất của đời người là chết về tâm tưởng, còn cái chết về thể xác chỉ xếp sau”, càng ngẫm càng thấm!

Triết gia Trang Tử nói: “Bi ai lớn nhất của đời người là chết về tâm tưởng, còn cái chết về thể xác chỉ xếp sau". Đó không chỉ là một nhận định triết lý, mà còn là một hồi chuông tỉnh thức giữa cuộc sống hiện đại đang ngày một rối ren, hối hả và rệu rã từ bên trong.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
'Con lớn mà không trông em cho bố mẹ' - Câu chuyện đáng suy ngẫm

"Con lớn mà không trông em cho bố mẹ", lời mẹ trách sau khi em tôi ra đi mãi mãi ở tuổi 11. Lời nói ấy như nhát dao xoáy vào tim, theo tôi suốt cả cuộc đời...

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Người xưa căn dặn: Muốn biết một người có phúc hay không, chỉ cần nhìn “miệng” là biết.

Người xưa nói "Muốn biết một người có phúc hay không, chỉ cần nhìn “miệng” là biết". Nghe tưởng đơn giản, nhưng càng ngẫm càng thấy thâm sâu.

Thanh Tú
Thanh Tú 18/07
Yên ổn tuổi già – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Nhìn cảnh con dâu xa lánh mẹ chồng, con trai cũng theo vợ không bênh vực mẹ một lời tôi chán nản xót thương cho tuổi già của chính mình… cả một đời vì con kết quả lại nhận về quả đắng.

Hải An
Hải An 17/07
Người xưa nói: “Có tiền buôn Đông, không tiền buôn Thái”, có nghĩa là gì?

Người xưa nói “Có tiền buôn Đông, không tiền buôn Thái.” Thoạt nghe tưởng là chuyện mua bán vùng miền, nhưng càng ngẫm, càng thấy câu này là lời dạy khôn ngoan về tư duy thích nghi, biết mình biết người và nghệ thuật xoay chuyển nghịch cảnh bằng sự linh hoạt và nhạy bén.

Hải An
Hải An 16/07
Bản di chúc 'tình người' - Câu chuyện nhân văn cảm động

Trước khi mất, vị doanh nhân đã để lại một bản di chúc thấm đẫm tình người: "Tiền của tôi hầu hết đến từ sự tranh giành, tâm kế trên thương trường. Chính họ đã khiến tôi hiểu được nguồn vốn lớn nhất của đời người chính là phẩm hạnh..."

Lão Tử nói: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư”, càng ngẫm càng thấm!

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Thanh Tú
Thanh Tú 14/07
Giá trị của người phụ nữ trong gia đình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người phụ nữ càng có giá trị, càng không so đo với người trong cùng một mái nhà. Bởi họ hiểu rằng, gia đình chính là để yêu thương, không phải để hơn thua.

Hải An
Hải An 13/07
Lão tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”, càng ngẫm càng thấm!

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Thanh Tú
Thanh Tú 12/07
Cổ nhân nói “Ngôn nhi đương tri dã, mặc nhi đương diệc tri dã”, càng ngẫm nghĩ, càng thấm thía!

Trong kho tàng triết lý phương Đông, có những câu nói tưởng như ngắn gọn, nhẹ nhàng, nhưng ẩn chứa chiều sâu thâm trầm về nhân sinh. Một trong số đó là câu: “Ngôn nhi đương tri dã, mặc nhi đương diệc tri dã”. Tạm dịch là “Nói đúng lúc là trí, im lặng đúng lúc cũng là trí”.

Hải An
Hải An 11/07
Khóc tấm tức vì thương người nợ tiền – Câu chuyện nhân văn cảm động

Đã bao giờ được trả nợ mà bạn khóc tấm tức vì thương người nợ tiền mình chưa? Mình thì rồi, đó là câu chuyện xảy ra cách đây 2 năm... mỗi lần nhớ lại mình lại càng thấy thương.

Hải An
Hải An 10/07
Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng”, càng ngẫm càng thấm!

Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng” không chỉ là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng, mà còn là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về dấu ấn mà mỗi con người để lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 09/07
Bài học cổ nhân: 3 kiểu người kẻ trí thường tránh xa, người dại lại muốn làm thân

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng  thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Hải An
Hải An 06/07
Vào viện dưỡng lão – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau khi được xuất viện tôi và vợ suy tính suốt một thời gian dài rồi quyết định sẽ dọn đến sống tại một viện dưỡng lão trong thành phố để không phải làm phiền đến các con, lại nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Thanh Tú
Thanh Tú 05/07
PC Right 1 GIF
Đề xuất