Loạt phát minh vĩ đại của Gia Cát Lượng: Từ Bát Trận Đồ đến đèn Khổng Minh đều khiến triệu người khâm phục

Đến tận ngày hôm nay, người dân Trung Hoa vẫn kính trọng Gia Cát Lượng như một vị thần. Ông là một chính trị gia xuất chúng, nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất thời bấy giờ.

Thùy Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Gia Cát Lượng (181-234) có hiệu là Khổng Minh. Ông sinh ra ở tỉnh Sơn Đông ngày nay, sống vào thời kỳ Tam Quốc của lịch sử Trung Hoa. Gia Cát Lượng qua đời ở doanh trại sau khi mắc bệnh nặng, hưởng thọ 54 tuổi.

Dù cả đời tận trung vì sự nghiệp chấn hưng nhà Thục Hán nhưng khi qua đời, nơi an táng thực sự của Khổng Minh vẫn không một ai hay biết. Tuy nhiên theo như di nguyện, Khổng Minh muốn bản thân sau khi chết sẽ được đặt mộ ở núi Định Quân (tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc).

gia-cat-luong-so-huu-bo-oc-thien-tai-voi-nhieu-phat-minh-vi-dai-va-bi-an-1
Gia Cát lượng không chỉ là một chính trị gia xuất chúng mà còn là nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất thời Tam Quốc

Dù đã hàng ngàn năm trôi qua, những truyền thuyết về Gia Cát Lượng vẫn làm say mê hàng triệu người dân Trung Hoa. Họ kính trọng ông như một vị thần, uy danh đỉnh đỉnh nhờ tài năng quân sự xuất chúng. Đặc biệt, sự trung thành và tận tụy của ông với Lưu Bị trở thành bất tử, được lưu truyền trong sử sách, thơ ca, phim ảnh, bài hát và những trò chơi điện tử cho tới tận hôm nay.

Nhà chiến lược quân sự vĩ đại

Gia Cát lượng không chỉ là một chính trị gia xuất chúng mà còn là nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất thời Tam Quốc. Sau khi ba quốc gia hình thành thế chân vạc tại Trung Hoa, Gia Cát Lượng trở thành thừa tướng nước Thục và là quân sư của Lưu Bị. Sử sách cũng ghi, Lưu Bị từng 3 lần đến cầu Gia Cát Lượng trợ giúp phục hưng nhà Hán và mãi đến lần thứ 3 mới nhận được sự đồng ý.

Trong sử sách, Gia Cát Lượng được mô tả với một chiếc quạt lông hạc phe phẩy trên tay và chiếc áo choàng truyền thống của đạo gia. Dù là học giả xuất chúng, Gia Cát Lượng lại sống lặng lẽ nên người đời thường gọi ông là “Ngọa Long tiên sinh”.

gia-cat-luong-so-huu-bo-oc-thien-tai-voi-nhieu-phat-minh-vi-dai-va-bi-an-2
Đèn trời còn được gọi với tên khác là đèn Khổng Minh

Những phát minh đầy bí ẩn

Không chỉ giỏi về quân sự, Gia Cát Lượng còn là một nhạc sĩ, học giả uyên bác với tầm nhìn xa và nhiều phát minh sáng tạo. Theo sử sách, chính Gia Cát Lượng đã phát minh ra cỗ xe vận chuyển có hình dáng giống xe cút kít và cung tên có khả năng bắn tự động liên tục, vừa xa vừa nhanh có tên Nỏ Liên Châu.

Bên cạnh việc sáng tạo ra cái tên màn thầu (có nghĩa là đầu của kẻ man rợ) để gọi cho bánh bao, nhiều người còn tin rằng chính Gia Cát Lượng là người đã phát minh ra đèn trời. Khi bị tướng quân Tư Mã Ý của nước Ngụy bao vây ở Tây Thành, ông đã viết thông điệp cầu cứu lên đèn trời, từ đó các binh lính ở vùng lân cận mới đọc được và đến giải vây cho ông. Chính vì lẽ đó, đèn trời còn được gọi với tên khác là đèn Khổng Minh. 

gia-cat-luong-so-huu-bo-oc-thien-tai-voi-nhieu-phat-minh-vi-dai-va-bi-an-3
Gia Cát Lượng cũng được cho là người đã tạo lên Bát Trận Đồ

Có một lần, Gia Cát Lượng và quân đội nước Thục phải băng qua con sông chảy xiết vô cùng nguy hiểm. Khi đó, Gia Cát Lượng được khuyên phải cúng thần sông bằng 50 đầu người. Tuy nhiên, vì không muốn hi sinh bất kỳ ai nên ông đã giết một vài con ngựa, bò, sau đó đặt nhân thịt vào trong bánh bao có hình dạng giống đầu người và ném xuống sông. Từ đó, bánh bao có tên gọi là màn thầu.

Chưa dừng lại ở đó, Gia Cát Lượng cũng được cho là người đã tạo lên Bát Trận Đồ - một trận đồ đá áp dụng học thuyết Bát Quái trong triết học Trung Hoa cổ đại. Đúng như bản lĩnh của người phát minh, Bát Trận Đồ có khả năng hòa hợp giữa nhiều sức mạnh trong thiên nhiên.

Đặc biệt, Gia Cát lượng còn là người tinh thông Kinh Dịch của Đạo giáo, sáng tạo ra Bát Trận thế - thế trận dựa vào những kiến thức về Kinh Dịch và Bát Quái. Ngày nay, có rất nhiều phát minh của Gia Cát Lượng vẫn còn được lưu truyền và sử dụng như bàn thờ Khổng Minh hay khóa Khổng Minh.

Xem thêm: 10 bài học thâm thúy đúc kết từ bức thư vỏn vẹn 87 chữ của Gia Cát Lượng

Đọc thêm

Cho đến nay, vẫn còn không ít người tin vào Thuyết tiến hóa dù sự thật đã 'ngã ngũ' cách đây hơn nửa thế kỷ.

Người Piltdown: Pha lừa bịp nổi tiếng và kỳ công nhất trong lịch sử khoa học
0 Bình luận

Tương tự như "Xích Bích" khốc liệt bậc nhất lịch sử Trung Hoa, trong lịch sử Việt Nam cũng tồn tại trận hỏa chiến dữ dội không kém ở đầm Thị Nại. 

Nhìn lại hỏa chiến đầm Thị Nại - trận 'Xích Bích' khốc liệt nhất lịch sử Việt Nam
0 Bình luận

Thảm họa Kyshtym là một sự cố ô nhiễm bức xạ xảy ra ngày 29/9/1957, được xác định là thảm hạt nhân ở thang 6 của INES và nghiêm trọng thứ 3 trong lịch sử khiến hơn 10.000 tử vong vì bệnh tật, nhiễm phóng xạ.

Thảm họa hạt nhân tồi tệ thứ 3 trong lịch sử nhân loại: Hơn 10.000 người chết vì bệnh tật, nhiễm phóng xạ
0 Bình luận

Yêu vợ thương con top đầu Vbiz không thể không kể đến diễn viên Mạnh Trường. Khi vợ bị dân mạng kém duyên chê xấu anh lập tức đáp trả một cách lịch sự nhưng cũng cực gắt.

Cách Mạnh Trường đáp trả khi bà xã bị dân mạng kém duyên chê xấu: Lịch sự nhưng cực gắt
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất