Đôi vợ chồng khuyết tật lan tỏa yêu thương đến cộng đồng
Giữa nhịp sống hối hả, câu chuyện tình yêu bình dị của đôi vợ chồng khuyết tật, vượt khó khăn, xây dựng gia đình hạnh phúc đã truyền cảm hứng sống tích cực cho rất nhiều người.

Sinh ra với một bên chân phát triển không bình thường, à Nguyễn Thị Huê (P.Văn Quán, Q.Hà Đông, Hà Nội) đã trải qua tuổi thơ đầy khó khăn, cơ cực. Thường xuyên đối mặt với những ánh mắt thiếu thiện cảm, không thể chơi đùa, chạy nhảy như các bạn cùng trang lứa khiến bà Huê khi ấy vô cùng tự ti.
“Hồi nhỏ, chân yếu, khi di chuyển tôi phải dùng tay để chống. Nhiều người đi phía sau thấy vậy thì khoái chí cười rồi bắt chước theo. Khi đó tôi buồn lắm và rất ngại đi ra ngoài”, bà Huê chia sẻ.
Chính sự thiệt thòi lúc nhỏ ấy đã trở thành động lực để bà Huệ thay đổi khi lớn lên. Thay vì khép mình lại, bà Huê đã tự mày mò học nghề và tích cực tham gia các nhóm hỗ trợ người khuyết tật. Nhờ đó bà dần tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, giảm bớt mặc cảm trong lòng. Tại đây, bà Huê cũng gặp được một nửa của đời mình – ông Trần Đăng Bình.

Như được ông trời se duyên, cửa hàng nơi cô thợ may Nguyễn Thị Huê làm việc lại nằm sát cơ quan của ông Bình. Ông cũng là người khuyết tật, bị liệt một bên chân từ khi lên 2 tuổi, tuổi thơ gắn với nhiều mất mát. Nhưng thay vì tự ti, ông Bình lại luôn nỗ lực học tập, lạc quan tin tưởng vào cuộc sống. Chính tinh thần vượt khó, nỗ lực ấy đã khiến cho cuộc sống của ông Bình luôn đầy màu sắc và càng thêm hạnh phúc từ khi gặp bà Huê.
"Nhà tôi ở phố Khâm Thiên, hàng ngày tôi đi làm bằng xe buýt. Xuống xe, đi bộ qua cửa hàng may để vào cơ quan làm, thấy có người cùng cảnh lại xinh xắn nên hay ghé vào nói chuyện, tìm hiểu...", ông Bình vui vẻ nhớ lại.
Bất chấp sự ngăn cản từ gia đình hai bên, ông Bình và bà Huê vẫn quyết tâm về một nhà. Tình yêu đã giúp cho đôi vợ chồng khuyết tật vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, xây dựng tổ ấm hạnh phúc với hai người con ngoan ngoãn, thành đạt.
Song song với việc chăm sóc gia đình nhỏ, bà Huê còn đồng hành hỗ trợ lan tỏa yêu thương đến cộng đồng. Trong vai trò Phó chủ tịch Hội Người khuyết tật Q.Hà Đông, bà Huê tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương, nhất là việc kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ tiền mặt, thuốc men, nhu yếu phẩm cho hội viên người khuyết tật nghèo, bệnh tật. Suốt nhiều năm nay, bà Huê đã trở thành một người truyền cảm hứng và là cầu nối yêu thương cho cộng đồng.
Hiểu được công việc và tấm lòng của vợ, ông Bình luôn đồng hành, hỗ trợ bà Huê trong mọi công việc. “Ông ấy thường giúp tôi vận chuyển đồ đạc và chia sẻ các công việc tại hội với tôi”, bà Huê xúc động chia sẻ.
Câu chuyện của đôi vợ chồng khuyết tật bà Nguyễn Thị Huê và ông Trần Đăng Bình không chỉ là hành trình vượt qua mọi rào cản mà còn là bài học sâu sắc về giá trị của sự kiên cường, niềm tin và tình yêu. Họ là nguồn cảm hứng cho cộng đồng người khuyết tật và tất cả chúng ta - những người có thể đang đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, là minh chứng rõ ràng rằng: khi trái tim biết yêu thương và ý chí đủ lớn, không gì là không thể.
Xem thêm: “Anh hùng từ thiện” xây nhà nội trú giúp học sinh vùng cao có điều kiện bám trường
Đọc thêm
Đều đặn mỗi năm, xưởng bánh mì La Boulangerie Francaise sẽ mở lớp dạy nghề cho khoảng 20 người trẻ có hoàn cảnh khó khăn và hỗ trợ, kết nối việc làm cho họ sau khi tốt nghiệp.
Đề nghị luận xã hội 200 chữ (trích đề tham khảo kỳ thi THPT 2021 của Bộ Giáo dục và đào tạo) - Sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách.
Từ khi gắn biển thông báo hỗ trợ miễn phí người khó khăn, anh xe ôm đã giúp đỡ được rất nhiều người nhưng cũng gặp không ít phiền lòng bởi những lời đồn đại.
Tin liên quan
Với tâm nguyện “vì đàn em thân yêu”, suốt nhiều năm qua cô giáo Vì Thị Hằng đã dành nhiều tâm sức để truyền đạt kiến thức, kỹ năng, ý chí vươn lên cho các em nhỏ vùng cao Sơn La.
Vượt qua định kiến và tự ti, cô thợ may – Vũ Thị lan (34 tuổi, Nam Định) quyết tâm thay đổi cuộc đời bằng chính công việc mình yêu thích.
Ngày bà Quan Vũ Hương khởi nghiệp lần 2 ở tuổi ngũ tuần, không ai ủng hộ. Nhưng bà đã chứng minh tất cả bằng câu nói: Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu!
Bài mới

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.