Vượt nghịch cảnh, cô thợ may tí hon truyền cảm hứng đến mọi người
Vượt qua định kiến và tự ti, cô thợ may – Vũ Thị lan (34 tuổi, Nam Định) quyết tâm thay đổi cuộc đời bằng chính công việc mình yêu thích.

Từng tốt nghiệp cao đẳng ngành kế toán, nhưng chị Lan mãi không tìm được việc. Thất nghiệp, cộng thêm nỗi tự ti về ngoại hình khiến chị càng thêm khép kín, thu mình lại với cuộc sống. Mãi cho đến đầu năm nay, thấy ba mẹ ngày càng lớn tuổi mà bản thân lại không đỡ đần được gì nhiều cha gia đình, chị Lan quyết định thay đổi, tìm một hướng đi mới cho bản thân.
Sau khi chị gái sinh con, chị Lan đi tìm mua rập quần áo em bé về để may đồ tặng cháu. Từ đây, chị nhận ra mình yêu thích công việc may vá này. Thế là chị Lan tìm đến lớp học cắt may của anh Nguyễn Duy Long ở Hà Nội xin học nghề.
Ngày chở cô con gái 1.25m đến đăng ký học, ông Vũ Công Thụy (65 tuổi, cha của chị Lan) ngậm ngùi gửi gắm thầy: “Mong thầy giúp cho cháu có cái nghề để kiếm cơm”. Thấy sự quyết tâm của chị Lan, ngoài giảm 70% học phí, anh Long còn hỗ trợ cả chỗ ăn ở cho học trò.
“Lan là một học viên thông minh, tiếp thu rất nhanh và rất chịu khó. Học trên lớp xong, nghỉ ngơi ăn cơm tối một tí là bạn ấy lại lọ mọ vẽ rập, thiết kế mẫu”, anh Long chia sẻ.

Sau khi tốt nghiệp lớp cắt may trang phục nữ cơ bản, cô thợ may 1.25m quyết định về quê khởi nghiệp ở tuổi 34. Trong quá trình mở tiệm may, Lan đã không ngần ngại chia sẻ hình ảnh của bản thân khi làm việc lên mạng xã hội.
“Chỉ là những cảnh quay lại quá trình làm việc của mình quanh bàn may không ngờ lại nhận được nhiều lời động viên, cổ vũ, ủng hộ của mọi người”, chị Lan chia sẻ.
Và cũng từ những video này, có nhiều mẹ bỉm sữa đã nhắn tin đặt Lan may đồ cho con. Nhờ vậy mà công việc của cô thợ may tí hon ngày càng thuận lợi và khởi sắc hơn.
Thấy con gái thay đổi, ba mẹ Lan cũng an tâm hơn. Ông Thuỵ không giấu được niềm vui khi thấy con gái đã có cái nghề trong tay, kiếm được thu nhập từ chính sức lao động của mình: “Là ba mẹ, dù thương con đến mấy cũng biết mình không thể bao bọc cho con cả đời được”.
Giờ đây, cô thợ may tí hon đã không còn ngại ngùng khi nói về khiếm khuyết của bản thân, ngược lại cô còn mong từ câu chuyện của mình, nhiều người sẽ được tiếp thêm niềm tin và nghị lực để theo đuổi ước mơ, thay đổi cuộc đời.
Xem thêm: Vượt nghịch cảnh, chàng trai tí hon bước chân vào cánh cổng đại học
Đọc thêm
Bệnh tan máu bẩm sinh khiến Minh Hiếu phải cắt đi một phần phổi và và cao 1,5m. Bằng nghị lực phi thường, chàng trai tí hon vượt nghịch cảnh trở thành sinh viên ĐH Y Hà Nội.
Mất cả cha lẫn mẹ vì bệnh xã hội, cô sinh viên – Phùng Thị Hồng Ngọc cố gắng vượt qua nghịch cảnh và định kiến, chọn học ngành xã hội học để mai sau làm công tác cộng đồng.
Với tâm niệm “chỉ có học mới có thể đổi đời”, chàng trai tí hon – Nguyễn Công Bách nỗ lực vượt qua hoàn cảnh khó khăn của gia đình và bệnh tật của bản thân, bước chân vào cánh cổng đại học.
Tin liên quan
42 bác sĩ chuyên khoa I trong Dự án “Thí điểm bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn” sẽ về công tác tại 26 huyện khó khăn, biên giới của 10 tỉnh miền núi phía bắc và duyên hải miền Trung.
Đề nghị luận xã hội 200 chữ (trích đề tham khảo kỳ thi THPT 2021 của Bộ Giáo dục và đào tạo) - Sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách.
Nỗ lực vượt lên nghịch cảnh, chị Nguyễn Thị Thanh Thủy (Tổ 12, Ấp 3, xã Mỹ Tân, TP.Cao Lãnh) chủ động đăng ký xin thoát khỏi hộ cận nghèo.