Vượt qua nghịch cảnh và định kiến, cô sinh viên mồ côi vững bước vào đại học
Mất cả cha lẫn mẹ vì bệnh xã hội, cô sinh viên – Phùng Thị Hồng Ngọc cố gắng vượt qua nghịch cảnh và định kiến, chọn học ngành xã hội học để mai sau làm công tác cộng đồng.

Cô sinh viên Phùng Thị Hồng Ngọc (trú tại thôn Vòng Phệ, xã Chu Minh, huyện Ba Vì, Hà Nội) hiện đang là sinh viên năm nhất Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam. Năm 3 tuổi Ngọc mất cha, 7 tuổi mất mẹ, hai chị em dựa vào ông bà lớn lên. Ông bà nội Ngọc nay đã ngót nghét 70, thường xuyên bị ốm đau hành hạ. Hiện em gái Ngọc đã thôi học để đi làm kiếm sống.
Ngày bố mẹ mất Ngọc còn nhỏ nên chưa hiểu rõ lắm về căn bệnh xã hội. Sau này đi học, bị bạn trêu, rồi nghe nhiều người lớn dặn con mình không chơi với Ngọc thì mới ngờ ngợ nhận ra.

Đôi mắt đã mờ đục của bà Nguyễn Thị Thăng – bà nội Ngọc nhòe đi lúc kể về hai cô cháu mồ côi: “Tôi coi như chăm con lần hai. Mỗi đứa một bên nách. Nửa đêm đang ngủ chúng nó tỉnh giấc khóc gọi mẹ, tôi nghe cũng khóc theo. Hai ông bà già làm thuê nuôi cháu. Mỗi khi đến trường, thấy bạn bè cùng lứa ăn bánh kẹo, bim bim hai đứa chảy nước miếng. Chúng nó biết nhà mình nghèo nên không dám đòi bà mua…”.
“Từ ngày bé, thầy cô đã luôn động viên, căn dặn tôi phải học, cố gắng học tốt để sau này tự lo cho tương lai của mình”, Ngọc chia sẻ về động lực giúp cô luôn nỗ lực vượt lên. Suốt những năm tháng đi học, cô sinh viên luôn cố gắng học tốt để săn học bổng, đỡ đần tiền học sinh cho ông bà.
“Nhà tôi và cả hàng xóm nữa, đi làm thuê từ lúc đi học, đi làm rồi lại chẳng muốn học nữa. Người bỏ đi học đi làm nhiều, rồi lại lấy chồng sớm. Tôi không muốn như vậy. Tôi không chấp nhận an phận, không chấp nhận để cái vòng luẩn quẩn, nghèo khó, bỏ học rồi đi làm thuê, rồi lại nghèo quấn lấy mình. Học vẫn là con đường duy nhất, bền vững nhất cho tương lai của tôi”, Ngọc tâm sự.

Bằng quyết tâm và nỗ lực, Ngọc đã đậu vào ngành xã hội học tại Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam. Ngày nhận giấy báo đỗ đại học, hai bà cháu Ngọc ôm nhau khóc nức nở. Nhưng rồi sau niềm vui ấy lại là nỗi lo tiền đâu cho cháu đi học tiếp 4 năm nữa đây? Khi của để dành của hai ông bà chỉ là 2 chiếc máy cày gỉ hoen gỉ hoét và con bò đực nuôi được 4 năm nay.
Thương ông bà vất vả, Ngọc tự tìm hướng đi cho mình, cô nhờ thầy cô, bạn bè tìm được một tổ chức từ thiện giúp đỡ trẻ em mồ côi. Ngọc về Hà Nội ở tại ngôi nhà tình thương cùng gần chục bạn cùng cảnh ngộ. Cô tân sinh viên sáng đi học, chiều đi làm thêm để kiếm tiền trang trải học phí và sinh hoạt.
Cô sinh viên mồ côi chia sẻ: “Tôi chọn học ngành quan hệ công là vì muốn sau này vừa tự nuôi sống được mình, vừa giúp được những hoàn cảnh khó khăn như mình vươn lên trong cuộc sống”.
Xem thêm: Cháu nội Đại tướng Võ Nguyên Giáp được vinh danh "Sinh viên xuất sắc nhất và có ảnh hưởng" 2024
Đọc thêm
Sau nhiều sóng gió bể dâu, chồng cũ bảo chị cho anh lại một cơ hội để gia đình đoàn tụ… chị rưng rưng nước mắt nhưng không trả lời.
Nhìn cô nhân viên xã hội với đôi chân không trọn vẹn từng bước nỗ lực đến an ủi người chỉ thiếu một ngón tay như mình… cậu bé đã nhận ra chút thương tích của bản thân hoàn toàn không đáng kể.
Cậu bé 7 tuổi đã khiến hàng triệu người rơi nước mắt khi để dành suất cơm bán trú của mình cho mẹ, còn bản thân lại đi xin đồ ăn thừa của các bạn để bỏ bụng.
Tin liên quan
Người phụ nữ ngồi xe lăn mang trong mình căn bệnh viêm tủy cột sống và ung ưng vẫn miệt mài làm đẹp cho đời, lan tỏa cảm hứng sống tích cực đến mọi người xung quanh.
Nam sinh bại não bẩm sinh ở xóm nổi ven sông Hồng – Giang Văn Tân, sau nhiều nỗ lực không ngừng nghĩ đã chính thức bước vào giảng đường Đại học RMIT.
Đề bài: Từ truyện ngắn “Bí ẩn của làn nước” (Tác giả Bảo Ninh), hãy trình bày suy nghĩ của con người về cách ứng xử trước tai nạn, mất mát, nghịch cảnh.
Bài mới

Gia tộc Đỗ Thế Sử là một dòng họ có truyền thống kinh doanh lâu đời tại Việt Nam, nổi bật với tinh thần khởi nghiệp, tầm nhìn chiến lược và tư duy kinh tế hiện đại. Không chỉ làm giàu bằng trí tuệ mà còn giữ được cái tâm chính là điều khiến gia tộc này trở nên khác biệt giữa thương trường đầy sóng gió.

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!