Không trọn vẹn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Nhìn cô nhân viên xã hội với đôi chân không trọn vẹn từng bước nỗ lực đến an ủi người chỉ thiếu một ngón tay như mình… cậu bé đã nhận ra chút thương tích của bản thân hoàn toàn không đáng kể.

Có một bà mẹ gọi điện đến văn phòng phúc lợi xã hội xin giúp đỡ, cô ấy nói rằng con trai mình bị tai nạn mất một ngón tay, vì không có cách nào để nối lại nên thằng bé rất đau lòng, suốt ngày trốn trong phòng, không muốn đến trường nữa.
Nhận được điện thoại, nhân viên xã hội nói: “Cô có thể đưa cậu ấy tới đây để cùng nói chuyện được không?”.
Bà mẹ nói: “Thằng bé cảm thấy mình không còn trọn vẹn nên không muốn gặp ai hết, tôi nghĩ là nó sẽ không sang sàng đến đó đâu”.
Thế là anh nhân viên bảo sẽ sắp xếp một người tới nhà để hỏi thăm cậu bé. Hôm đó, người mẹ lo lắng nên từ sớm đã đến gõ cửa nói với cậu con trai hôm nay sẽ có một cô nhân viên xã hội đến thăm, nói chuyện với con. Vừa dứt lời, bà mẹ liền nghe thấy rất nhiều đồ đạc được ném về phía cánh cửa đang đóng chặt, kèm theo đó là câu nói vô cùng giận dữ: “Mẹ đừng gọi người ta đến, con không muốn gặp ai hết cả”.

Giờ hẹn đến, người mẹ với gương mặt rầu rĩ đi ra mở cửa, nói với cô nhân viên: “Thật sự xin lỗi, lúc này tôi có nói qua với con trai là cô sẽ ghé thăm nhưng nó rất bướng bỉnh, nói thế nào cũng không chịu gặp cô”.
Cô nhân viên xã hội nói với người mẹ bằng giọng hiền từ: “Không sao đâu ạ, tôi hiểu mà. Hay để tôi lên thử xem thế nào nhé? Phòng của cậu ấy ở đâu”.
Bà mẹ chỉ lên trên lầu: “Phòng ngay trên đầu cầu thang”.
Cô nhân viên này là một người khiếm khuyết, hai chân đeo đôi giày sắt rất nặng. Lúc đi lên cầu thang cô phải dùng tay vịn vào lan can rồi nhảy từng bậc thang. Cô nhờ người mẹ cầm giúp cây nạng lên cầu thang chờ sẵn, đến khi cô ấy lên lầu thì có thể chống nạng để đi.
Vì cô nhân viên đi lên lầu với tốc độ rất chậm, lại phát ra âm thanh thùng thùng nặng nề, quái dị giống như con rô bốt nên cậu bé trong phòng cảm thấy rất tò mò. Thế là cậu mở cửa ra xem đó là gì và rồi cảnh tượng hiện ra trước mắt cậu là một người phụ nữ với đôi chân không trọn vẹn đang nỗ lực từng bước đến an ủi một người chỉ thiếu một ngón tay… Cô nhân viên xã hội không nói một lời nào nhưng cậu bé đã tự cảm thấy một chút tương tích của bản thân hoàn toàn không đáng kể.
Đọc thêm
Cậu bé 7 tuổi đã khiến hàng triệu người rơi nước mắt khi để dành suất cơm bán trú của mình cho mẹ, còn bản thân lại đi xin đồ ăn thừa của các bạn để bỏ bụng.
Nghe xong chuyện nhà hàng xóm tôi như bừng tỉnh, so với chị ấy tôi còn hạnh phúc hơn nhiều, thôi thì học cách vun vén, hài lòng với cuộc sống là đủ rồi.
Năm con vào trường mẫu giáo, ba chở con đi học bằng chiếc Cub 50. Ngày nào trước khi bước vào lớp con cũng nói mãi một câu: “Ba ơi, hết giờ ba đến rước con sớm nhứt nghe”. Và ba cũng lặp đi lặp lại không biết chán: “Ừ, ba sẽ đến sớm nhứt”.
Tin liên quan
Sống ở đời, hãy làm người chính trực, thẳng thắn, không hổ thẹn với trời đất, với lòng mình; bình thản vượt qua những thăng trầm cuộc sống.
Cổ nhân đúc kết, nuôi con trai thì dưỡng ba khí, nuôi con gái dưỡng ba dung. Vậy, "ba khí" và "ba dung" mà cổ nhân nhắc đến là gì?
Chu Công không chỉ là một trong những một nhà chính trị tài ba mà còn là người cha mẫu mực. Ông có cách dạy con khiến người đời sau phải học tập.