Vượt nghịch cảnh, nam sinh bại não chính thức bước vào giảng đường Đại học RMIT
Nam sinh bại não bẩm sinh ở xóm nổi ven sông Hồng – Giang Văn Tân, sau nhiều nỗ lực không ngừng nghĩ đã chính thức bước vào giảng đường Đại học RMIT.

Tân theo học ngành công nghệ thông tin, là 1 trong 8 tân sinh viên được nhận "Học bổng Chắp cánh ước mơ" của Đại học RMIT Việt Nam năm 2024. Học bổng bao gồm học phí, sinh hoạt phí và phương tiện học tập.
Cậu bé Giang Văn Tân sinh ra ở xóm nổi tại bãi giữa sông Hồng, Hà Nội. Từ nhỏ em đã mắc chứng cứng cơ do căn bệnh bại não bẩm sinh gây ra. Dù vậy, Tân vẫn không ngừng mơ về một tương lai tươi sáng.
Suốt 12 năm qua, bố mẹ là đôi chân đưa đón em đến trường. “12 năm ròng, bất kể nắng mưa, bố mẹ luôn cõng tôi trên vai, đi qua những con đường gập ghềnh, bụi bặm để đến trường. Sự hy sinh của bố mẹ chính là nguồn động lực to lớn để tôi không ngừng tiến về phía trước”, Tân bày tỏ.
Dù đi học muộn hơn so với các bạn cùng trang lứa, nhưng Tân lại học hành tiến bộ rất nhanh. Khi theo học tại Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật và công nghệ Hà Nội, cậu bé xóm phao đã tốt nghiệp với bằng giỏi ba năm THPT, bằng giỏi trung cấp kế toán, cùng giải ba môn Lịch sử cấp thành phố. "Mục tiêu của em là vào đại học nên trong quá trình học em luôn cố gắng để có bảng điểm đẹp nhất", Tân chia sẻ.

Nhưng lúc nhận tin đỗ đại học, cậu lại phân vân. Bởi mấy chục năm nay gia đình Tân vẫn sống ở bãi bồi ven sông, không điện, không nước sạch, cha Tân 2 lần trải qua tai biến, mẹ cũng ốm đau bệnh tật liên miên, kinh tế gia đình không đủ để Tân theo đuổi ước mơ. Sau cùng, nam sinh bại não quyết định đi làm vài năm để kiếm tiền vào đại học.
Thế là Tân đăng ký học và làm về công nghệ thông tin tại Trung tâm Nghị lực sống - doanh nghiệp xã hội hỗ trợ toàn diện cho người khuyết tật. Song song với đó Tân cũng tích cực tham gia các hoạt động trong cộng đồng người khuyết tật, bại não và các hoạt động của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam.

Đầu năm 2024, Giang Văn Tân quyết tâm theo đuổi học bổng Chắp cánh ước mơ của trường Đại học RMIT Việt Nam. Ba ngày sau phỏng vấn, Tân đã nhận được thư đậu học bổng toàn phần của trường gồm một năm học tiếng Anh và ba năm chuyên ngành Công nghệ thông tin, cùng sinh hoạt phí hàng tháng.
"Khó khăn không làm cậu bé ấy chùn bước, mà ngược lại còn khiến em kiên trì hơn. Tân là tấm gương sáng về nghị lực vươn lên trong học tập và cuộc sống", cô Nguyễn Thị Ngọc, giáo viên chủ nhiệm cấp 3 của Tân, xúc động chia sẻ.
Anh Đỗ Duy Vị - đồng giám đốc điều hành của tổ chức Blue Dragon, nơi đã đồng hành cùng Tân từ những năm thơ bé - nhận xét: "Chính động lực mạnh mẽ và trí thông minh đã giúp Tân vượt qua nghèo khó và bệnh tật bẩm sinh để có được thành quả như ngày hôm nay!”.
"Học bổng này là cơ hội để em thay đổi cuộc sống của bản thân và gia đình", – Giang Văn Tân xúc động chia sẻ.
Xem thêm: Nghị lực hơn người của chàng trai khuyết tật chỉ nặng vỏn vẹn 20kg
Đọc thêm
Người phụ nữ ngồi xe lăn mang trong mình căn bệnh viêm tủy cột sống và ung ưng vẫn miệt mài làm đẹp cho đời, lan tỏa cảm hứng sống tích cực đến mọi người xung quanh.
Sau một tai nạn, từ một cô người khỏe mạnh bình thường, cô gái Quảng Ninh Phạm Thiên Trang (SN 1992) đã mất đi một bên chân, mọi ước mơ cũng vì thế mà dang dở.
Với sự kiên cường, nữ sinh khuyết tật – Lê Thảo Nguyên đã vượt qua mọi khó khăn, thành công theo đuổi ước mơ học ngành Tâm lý học Giáo dục và trở thành tấm gương khuyết tật tiêu biểu được vinh danh trong chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2024.
Tin liên quan
Dù bản thân gặp nhiều khó khăn vì là người khuyết tật, nhưng chàng trai Trần Ái Hải Sơn (Bình Phước) vẫn nỗ lực vươn lên.
Từ chỗ tuyệt vọng, tìm mọi cách để giải thoát bản thân sau biến cố tai nạn liệt toàn thân, anh Nguyễn Ngọc Hà nỗ lực vươn lên trở thành ông chủ 2 công ty.
Bà Sáu cảm thấy an ủi tuổi già, ít ra còn có đứa con nghị lực, chăm chỉ làm ăn và hết lòng kề cạnh, chăm sóc quan tâm bà…
Bài mới

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.