Vượt nghịch cảnh, nữ sinh khuyết tật tỏa sáng với giấc mơ đại học
Với sự kiên cường, nữ sinh khuyết tật – Lê Thảo Nguyên đã vượt qua mọi khó khăn, thành công theo đuổi ước mơ học ngành Tâm lý học Giáo dục và trở thành tấm gương khuyết tật tiêu biểu được vinh danh trong chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2024.

Lê Thảo Nguyên (SN 2005) từ nhỏ đã mắc căn bệnh hiếm gặp khiến tay chân teo tóp, ảnh hưởng đến việc đi đứng và sinh hoạt hằng ngày. “Trong suốt thời gian em đi học, mẹ và dì là người đưa đón em đến trường. Cả 3 người đôi lúc cũng cảm thấy mệt mỏi, muốn dừng lại vì hành trình này thật sự quá gian nan và có thể kết thúc bất cứ lúc nào do vấn đề sức khỏe. Để em có thể tiếp tục ước mơ, mẹ và dì đã hy sinh rất nhiều, chấp nhận một cuộc sống khó khăn để chăm sóc cho em một cách tốt nhất”, Nguyên trải lòng.
Sau nhiều nỗ lực, vất vả, gian nan Nguyên đã hoàn thành chương trình 12 năm học. Đứng trước cảnh cổng đại học, mở ra tương lai dài phía trước nữ sinh khuyết tật này đã trăn trở rất nhiều. Nguyên thường tự hỏi bản thân: “Mình thích gì? Mình muốn làm gì trong tương lai? Muốn trở thành người thế nào?”. Sau nhiều đêm suy nghĩ, Nguyên quyết định chọn ngành Tâm lý học Giáo dục tại khoa KHXH&NV, trường ĐH Quy Nhơn để theo học. Đây là một lựa chọn phù hợp với điều kiện của Nguyên, ngôi trường không quá xa nhà và cũng là nơi cô muốn bắt đầu thực hiện ước mơ của đời mình.

Thảo Nguyên chia sẻ: “Trong cuộc sống ai cũng có câu chuyện riêng, những góc khuất của riêng mình. Em hy vọng thông qua ngành học này bản thân sẽ dần học được cách yêu thương chính mình, đối diện với những cảm xúc tiêu cực và học cách chữa lành. Đồng thời, em cũng mong với những kiến thức học được em sẽ có thể giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn trong cuộc sống”.
Để tạo điều kiện cho Thảo Nguyên, Ban Giám hiệu trường ĐH Quy Nhơn đã sắp xếp cho Nguyên ở ký túc xá cùng mẹ. Mẹ của Nguyên còn được nhận làm việc tại căng tin của trường, và mọi lớp học của Nguyễn cũng được bố trí ở tầng trệt để thuận tiện di chuyển. Hằng ngày, mẹ sẽ đẩy xe lăn đưa Nguyên đến lớp, rồi đi làm việc của mình.
Với sự kiên trì, nỗ lực vượt qua chính mình, nữ sinh khuyết tật - Lê Thảo Nguyên đã được vinh danh là tấm gương người khuyết tật tiêu biểu tỉnh Bình Định, năm 2024 và nhận học bổng Sinh viên Giỏi, học kỳ I, năm học 2023 - 2024. Đặc biệt, Thảo Nguyên là một trong 38 thanh niên khuyết tật tiêu biểu được tuyên dương trong chương trình "Tỏa sáng nghị lực Việt", năm 2024.
Xem thêm: Vượt nghịch cảnh, nam sinh xương thủy tinh tốt nghiệp loại giỏi trường Bách khoa
Đọc thêm
Không cam chịu số phận, sau 4 năm nỗ lực không ngừng nghĩ, nam sinh xương thủy tinh – Nguyễn Đức Quân (SN 2002, Hải Phòng) bước khỏi cảnh cổng đại học với tấm bằng loại giỏi trên tay.
Không chỉ khẳng định bản thân, cô gái xương kính – Nguyễn Thị Thu Thương còn truyền nghề thủ công mỹ nghệ và truyền cảm hứng cho rất nhiều người khuyết tật.
Trên đôi chân khiếm khuyết, nữ nghệ nhân - Hoàng Thị Khương (58 tuổi) không chỉ vượt khỏi lũy tre làng mà còn truyền cảm hứng cho những người đồng cảnh ngộ.
Tin liên quan
Không những vượt qua nghịch cảnh của bản thân, bà Nguyễn Thị Đông (48 tuổi, Quảng Ngãi) còn ra sức quyên góp, ủng hộ giúp đỡ những người khó khăn trong xã hội.
Ngày 6/9, Quỹ từ thiện Next-G nhận đỡ đầu 5 em học sinh mồ côi cha có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Nội, cam kết hỗ trợ học phí cho các em đến khi tròn 18 tuổi và quyết định đồng hành lâu dài với các em trong hành trình học tập.
Nhiều năm qua, người đàn ông ở Quảng Ngãi này vẫn miệt mài thu gom, tái chế xe đạp cũ như thế để tặng cho học trò khó khăn ở địa phương.
Bài mới

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.